Adsplus

Sự kiện bạn quan tâm

Sự kiện bạn quan tâm

100 thương hiệu nổi tiếng thế giới và những bài học quý như ngọc

thương hiệu nổi tiếng

Bạn có biết danh sách top 100 thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới năm 2018 là những thương hiệu nào không? Cùng Adsplus điểm danh những thương hiệu nổi tiếng này và note lại những bài học thương hiệu quý để vươn lên dẫn đầu ngành.

100 thương hiệu nổi tiếng thế giới và những bài học quý như ngọc

Năm 2018 là thời điểm mà công nghệ thông tin bùng nổ mạnh mẽ, thế giới thương hiệu thay đổi liên tục. Con người có sự thay đổi trong cách nhìn nhận và tương tác với mọi thứ xung quanh. Những yêu cầu và kì vọng của khách hàng với thương hiệu đã ở một bậc cao hơn. Các thương hiệu phải rất đau đầu để tìm tòi, suy nghĩ những phương thức marketing hút khách, tạo nên những giá trị tinh thần cho khách hàng và định hình cách khách hàng trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ.

Các thương hiệu bắt buộc có những sự chuyển mình lớn, thay đổi và thích nghi với thế giới. Không những thế, định vị thương hiệu phải ở tầm vĩ mô hơn, tạo ra các xu hướng và trào lưu mới trên thị trường với những ảnh hưởng thực sự lớn lao.

100 thương hiệu nổi tiếng thế giới và những bài học quý như ngọc

Đứng đầu top 100 lần lượt là các thương hiệu nổi bật như: Apple, Google, Amazon, Microsoft, Coca Cola, Samsung, Toyota, Mercedes, Facebook và Mc Donald’s. 2 đại diện Châu Á góp mặt ở 10 cái tên đầu tiên đó là Samsung của Hàn Quốc và Toyota của Nhật Bản. Các thương hiệu Châu Á đang ngày càng nỗ lực để vươn tầm ra thế giới. Mỗi thương hiệu có cách khác nhau để đạt được thành công, nhưng vẫn tất cả đều có những điểm chung để đạt tới thành công. Dưới đây là những bài học quý như ngọc đáng để các thương hiệu khác học hỏi:

1. Tính thiết thực

Việc thương hiệu chăm chăm PR về lợi ích sản phẩm không thể nào đem lại thiện cảm với người tiêu dùng. Thay vào đó, các thương hiệu dẫn đầu thường tập trung vào việc trở nên hữu dụng, tạo ra những sản phẩm, công cụ và các dịch vụ thật sự giải quyết được các vấn đề của khách hàng. Các thương hiệu này làm Marketing để đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho khách hàng. Các thương hiệu lớn hướng tới cộng đồng, những giá trị ý nghĩa và hành động tác động tích cực.

Cụ thể, những thương hiệu tập trung vào xây dựng và phát triển Tính thiết thực để thúc đẩy việc kinh doanh có tỉ lệ tăng trưởng trung bình trong 5 năm là 14.3% so với con số 2.3% của các công ty chỉ tập trung vào kể chuyện để định hình thương hiệu.

Amazon tự tin chuyển mình trên lối đi riêng. 5 năm gần đây nhất, Amazon đã gia tăng giá trị thương hiệu của mình trung bình 36% mỗi năm. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đến từ việc cập nhật thường xuyên và đa dạng hóa chuỗi sản phẩm và dịch vụ. Paypal cũng đạt được sự thành công khi gia tăng giá trị thương hiệu lên đến 56% trong 3 năm qua. Thành công này có được nhờ vào sự tập trung vào hoạt động M&A mua lại các dịch vụ thanh toán điện tử đến các cửa hàng bán lẻ.

Xem thêm:

Cũng tập trung vào tính thiết thực, L’Oréal đã cho thấy những công ty hàng tiêu dùng nhanh truyền thống cũng có thể làm được điều đó một cách xuất sắc. Họ tận dụng công nghệ số để phát triển những dịch vụ nhằm cải tiến mối quan hệ giữa người dùng và thương hiệu. L’Oresal đã mua lại công ty công nghệ ModiFace để cung cấp những hướng dẫn làm đẹp và make up khi khách hàng được tương tác với chuyên gia. Đẩy mạnh phát triển kênh mua sắm online riêng cũng là một trong những các L’Oresal áp dụng công nghệ số hiện đại.

Đột phá doanh số

Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay

Tư vấn ngay

2. Mô hình kinh doanh đăng ký theo gói (Subcription mindset)

Trong năm 2018, các công ty có mô hình kinh doanh đăng ký theo gói (subsciption-based businesses) chiếm 29% tổng giá trị thương hiệu của 100 thương hiệu đứng đầu toàn cầu.  Trở về 9 năm trước, các thương hiệu có mô hình đăng ký này chỉ chiếm 18% tổng giá trị thương hiệu của 100 thương hiệu đứng đầu toàn cầu thôi. Có thể thấy mô hình này mang đến sự tăng trưởng mạnh mẽ với các thương hiệu. Có lẽ mô hình này sẽ trở thành mô hình kinh doanh lý tưởng trong năm 2019 tới đây.

100 thương hiệu nổi tiếng thế giới và những bài học quý như ngọc

Điển hình là Adobe, thương hiệu này đã thay đổi mô hình kinh doanh của mình. Mô hình kinh doanh cũ của Adobe là mô hình bán sản phẩm. Mô hình mới của Adobe là mô hình đăng ký theo gói dựa trên nền tảng đám mây.  Điều này nhằm duy trì mối quan hệ với người dùng của họ. Trở lại năm 2012, công ty này đã thực hiện một quyết định táo bạo khi loại bỏ hình thức lưu trữ các phần mềm của mình trong các ổ đĩa phần mềm, chuyển sang lưu trữ chúng trên nền tảng đám mây và tính phí người dùng hàng tháng.

3. Khách hàng thực sự là vua chúa

Bởi vì định hướng này, các thương hiệu lớn luôn biết cách chiều lòng các vị vua chúa bằng cách nghiên cứu hành vi tiêu dùng, dự đoán nhu cầu tương lai của khách hàng. Điều này thực sự cực kì khó. Thế nhưng, những thương hiệu nổi tiếng luôn biết cách “đồng sáng tạo” với khách hàng trong việc tạo ra giải pháp, đặt nhu cầu của khách hàng song hành cùng các hoạt động kinh doanh, đầu tư vào việc khám phá những nhu cầu trong tương lai. Điều này kết hợp với một nền văn hoá đáp ứng nhằm giúp thương hiệu luôn thay đổi và luôn thích nghi, phù hợp với biến động của thị trường.

Cũng theo dữ liệu từ danh sách Top 100 thương hiệu nổi bật, những thương hiệu có tốc độ tăng trưởng ổn định trong 10 năm qua là những những thương hiệu đạt điểm tối đa cho sự Phù hợp và Khả năng Thích ứng với những thay đổi. Thêm vào đó, top 10 thương hiệu có tốc độ phát triển nhanh nhất trong 5 năm qua cũng là những thương hiệu giữ được sự Phù hợp và có Khả năng đáp ứng tốt.

Hermès là thương hiệu xếp thứ 32 trên thế giới. Thương hiệu này đạt điểm tối đa cho sự phù hợp và khả năng đáp ứng tốt những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Hermès theo đuổi chất lượng sản phẩm hoàn hảo từng những tiểu tiết nhỏ nhất. Giá trị thương hiệu trong vòng 5 năm gần đây của thương hiệu này đều tăng gấp đôi. Hermès giữ vững cốt lõi thương hiệu là các sản phẩm bằng da và phát triển thêm các sản phẩm ở các lĩnh vực khác.

Xem thêm:

4. Những thương hiệu xa xỉ đã làm gì?

Ngành hàng xa xỉ là một phân khúc khá hẹp thế nhưng lĩnh vực có mức độ tăng trưởng xuất sắc trong năm nay với tỉ lệ là 42%. Các thương hiệu xa xỉ đã mang đến sự độc, hiếm, cá tính để tôn lên những sự tự tin, những sự khác biệt của phân khúc khách hàng này. Đặc biệt đó là khả năng dự đón sự thay đổi trong xu hướng văn hóa và thích nghi kịp thời. Họ đã thành công trong việc kết hợp văn hóa đường phố vào các sản phẩm nhưng vẫn tôn lên nét quý phái, sang trọng.

Thương hiệu thời trang nổi tiếng xa xỉ là Gucci. Gucci đã phát triển mạnh, tốc độ phát triển cao hơn 30% so với năm 2017. Gucci đã nỗ lực trong việc đầu từ thế hệ nhân viên trẻ “millenial” của công ty, lắng nghe suy nghĩ mới về việc kinh doanh và những ý tưởng sáng tạo của họ để mang lại những giải pháp cải tiến. Chủ mưu cho phi vụ này chính là Marco Bizzarri- Giám đốc điều hành và Alessandro Michele- Giám đốc sáng tạo của công ty.

Điều đặc biệt là các thương hiệu cao cấp đang cố gắng chen chân vào thị trường đại chúng, phổ thông. Còn một số thương hiệu khác thì đang có xu hướng tạo nên sự cao cấp hơn cho thương hiệu. Điển hình la phi vụ cạnh trranh giữa Samsung và Apple. Samsung đã thay đổi giá và nâng tầm thiết kế điện thoại hoàn mỹ hơn. Samsung W2018 có giá hơn 2000 đô Mỹ, người mua cũng được hỗ trợ miễn phí các công nghệ và có quyền gọi trợ giúp khi ở sân bay, tàu điện ngầm. Samsung đã dành 1 đường dây nóng cho những khách hàng VIP.

100 thương hiệu nổi tiếng thế giới và những bài học quý như ngọc

Xem thêm:

Trên đây là điểm tin 100 thương hiệu nổi tiếp toàn cầu và những bài học đắt giá cho sự chuyển mình đầy mạnh mẽ của họ. Hy vọng rằng các thương hiệu Việt Nam, các thương hiệu Châu Á sẽ dũng cảm hơn để thúc đẩy sự phát triển của mình.

Liên hệ tư vấn quảng cáo Google

Cùng đối tác Cao Cấp Google Ngay Hôm Nay. Tư vấn miễn phí

Đăng ký Ngay

 

Exit mobile version