wdt_admin

2976 Bài viết 0 BÌNH LUẬN
Ông chủ TikTok từ khởi nghiệp thất bại đưa công nghệ đứng hàng đầu thế giới
8,712 Lượt xem

Nhắc đến những ứng dụng được yêu thích nhất hiện nay. Thì người ta không thể không đề cập đến Tiktok. Từ một ứng dụng nội địa của Trung Quốc. TikTok bỗng dưng bùng lên như một cơn bão gây sốt khắp toàn cầu. Và đưa Bytedance trở thành starup công nghệ được định giá cao nhất chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi. Thế nhưng, rất ít ai biết ông chủ của ứng dụng TikTok mới nổi này. Chính là Trương Nhất Minh, lại từng là một chàng trai kỹ thuật lãng mạn thích biển và yêu tuyết, mộng mơ về cuộc sống sinh viên đại học muôn vẻ muôn màu.

Ông chủ Tiktok - Từ khởi nghiệp thất bại đến kỳ lân công nghệ hàng đầu thế giới

Sự lãng mạn của "boy kỹ thuật"

Trương Nhất Minh sinh năm 1983 tại Phúc Kiến. Có mẹ làm y tá và bố từng là nhân viên Ủy ban Khoa học Kỹ thuật thành phố. Trước khi mở xưởng sản xuất đồ điện tử. Lớn lên trong một gia đình có tư tưởng khá tự do. Và được phụ huynh tạo điều kiện để tự phát triển bản thân. Trương Nhất Minh đã sớm hình thành được tính chủ động trong mọi việc. Kể cả việc quyết định tương lai của chính mình.

Anh đã đưa ra bốn tiêu chí về ngôi trường đại học mà mình mong muốn để lựa chọn. Thứ nhất, đây phải là trường tổng hợp và cân bằng về tỷ lệ nam nữ. Để thuận tiện cho việc tìm một người bạn gái. Hai, trường gần biển để được ăn hải sản dễ dàng và thường xuyên. Ba, là trường xa nhà để được sống xa bố mẹ. Và bốn là mùa đông ở đó phải có tuyết rơi. Ngoài ra, Trương Nhất Minh còn tự gọi mình là "Trạng nguyên đạo đức". Suốt thời đi học, anh chưa từng sa đà vào game hay bài bạc. Cuộc sống của anh chỉ gói gọn với việc học, viết code, đọc sách và sửa máy tính.

Công việc sửa máy tính đã giúp Trương Nhất Minh có một người bạn gái của mình, cô gái ấy cũng chính là vợ anh hiện tại. Anh cũng chia sẻ một cách vui vẻ rằng đây chính là thành công lớn mà anh gặt hái được từ công việc làm thêm của mình.

Thất bại đầu tiên

Năm 2001, Trương Nhất Minh thi đỗ vào chuyên ngành Vi điện tử của trường Đại học Nam Khai tại thành phố Thiên Tân. Tuy nhiên, sau một thời gian, do thất bại trong thực nghiệm cũng như cảm thấy không phù hợp. Anh đã chuyển hướng sang học ngành Kỹ thuật phần mềm.

Ngay từ thời điểm này, Trương Nhất Minh đã tự tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Bằng cách giúp bạn bè lắp máy tính, phát triển các phần mềm cho công ty của bố,... Anh say mê nghiên cứu phần mềm máy tính. Và luôn thường trực ở các trang BBS (Bulletin Board System – Hệ thống bảng tin hoặc Hệ thống bảng thông báo là một máy chủ chạy phần mềm cho phép người dùng kết nối với hệ thống bằng chương trình đầu cuối, hay một máy tính đang chạy phần mềm cho phép người dùng để lại tin nhắn và truy cập thông tin quan tâm chung). Anh có kỹ thuật tốt đến mức nổi tiếng khắp các BBS của trường.

Năm 2005, sau khi tốt nghiệp đại học. Trương Nhất Minh cùng một số anh em cũng là sinh viên cùng trường đến Bắc Kinh để khởi nghiệp. Bằng cách nghiên cứu và phát triển các phần mềm văn phòng. Rất tiếc là họ đã thất bại không lâu sau đó.

Con đường lập nghiệp

Sau thất bại của dự án khỏi nghiệp đầu tiên. Tháng 2/2006. Trương Nhất Minh trở thành lập trình viên đầu tiên của Kuxun. Một đơn vị chủ quản của một website về du lịch nổi tiếng trên TripAdvisor. Một năm sau khi gia nhập, anh trở thành Tổng giám kỹ thuật của công ty. Năm 2008, anh từ chức và chuyển sang làm việc cho Microsoft. Để học về cách điều hành công ty. Tuy nhiên, công việc này cũng không giúp anh học thêm điều gì hay đạt được chút thành tựu nào. Do đó, sau nửa năm cố gắng thích ứng với lối làm việc ở Microsoft. Anh nhận lời mời về làm việc cho Fanfou, một website được xem là Twitter phiên bản Trung Quốc.

Thời gian làm việc tại Fanfou

Trong 3 năm làm việc tại Fanfou. Trương Nhất Minh đã chú tâm nghiên cứu rất nhiều website trên thế giới. Để có được nhận định riêng cho mình khi tạo lập website cho riêng mình. Anh cũng chủ động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quản lý với nhiều nhân vật lớn như CEO Meituan. Cuối năm 2011, Trương Nhất Minh rời Fanfou và đầu quân thành CEO của 99fang.com. Một trang web tìm bất động sản lớn nhất Trung Quốc. Ở đây, anh đã được củng cố và trau dồi thêm kiến thức về quản lý và vận hành một công ty.

Cũng vào năm 2011, trong một lần dạo phố tình cờ. Trương Nhất Minh đã nhận ra thói quen tiếp cận thông tin của người dùng đã thay đổi. Các dòng điện thoại thông minh đang dần thay thế máy tính. Đây là thời cơ lập nghiệp mà anh cần phải nắm lấy. Do đó, sau khi tìm được người kế nhiệm. Trương nhất Minh đã chia tay 99fang và khởi nghiệp một lần nữa.

Năm 2012, Bytedance chính thức xuất hiện và đặt trụ sở tại Bắc Kinh. Sản phẩm cốt lõi của công ty là Toutiao, Một nền tảng nội dung được phát triển ở cả Trung Quốc và thế giới. Không chỉ thế, sự bùng nổ của Tiktok trên toàn cầu. Đã góp phần đưa Bytedance trở thành kỳ lân công nghệ đắt giá nhất với định vị khoảng 100 tỷ USD. Chính nhờ vào sự tài năng của ông chủ TikTok này.

Hướng về phía trước

Ngày 26/2/2019, Trương Nhất Minh đã lọt vào Top 100 tỷ phú giàu nhất của tạp chí Hồ Nhuận. Một tạp chí uy tín chuyên theo dõi những biến động về cơ cấu của các doanh nhân Trung Quốc. Anh cho rằng mọi thứ đều không có giới hạn. Vì thế, điều quan trọng là phải luôn tiến về phía trước. Có lẽ đây chính là mấu chốt cho thành công ở hiện tại của ông chủ Tiktok.

Trong tương lai xa hơn, không ai biết rõ ông chủ TikTok Trương Nhất Minh. Sẽ tiến xa tới mức nào. Nhưng chắc chắn hành trình đầy màu sắc của người đàn ông này. Sẽ là câu chuyện được nhiều người mong chờ.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về TikTok và các Tips chạy TikTok Ads hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Google Keyword Planner
8,712 Lượt xem

Chúng ta đều biết rằng quảng cáo Google Ads thường sẽ gắn liền với những từ khóa. Vậy nên với công cụ được tích hợp chung với Google Ads. Giúp người quản lý dễ dàng nghiên cứu và sử dụng bộ từ khóa hơn bằng cách dùng Google Keyword Planner.

Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là công cụ từ khóa miễn phí của Google để giúp bạn chọn những từ khóa mà doanh nghiệp của bạn nên nhắm mục tiêu.

Cách thức hoạt động rất đơn giản: Tìm kiếm các từ và cụm từ liên quan đến doanh nghiệp của bạn trong công cụ lập kế hoạch từ khóa. Sau đó, nó sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các từ khóa đó, chẳng hạn như tần suất mọi người tìm kiếm nó.

Nó cũng sẽ cung cấp cho bạn giá thầu được đề xuất cho số tiền bạn nên đặt giá thầu cho từ khóa cũng như mức độ cạnh tranh của các từ khóa nhất định. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định tốt hơn về chiến dịch Google Ads của mình.

Bước 1: Chuyển đến Công cụ lập kế hoạch từ khóa

Đi tới trang web Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google và nhấp vào Go to Keyword Planner (Đi tới Công cụ lập kế hoạch từ khóa) ở trung tâm.

Bước 2: Setup tài khoản của bạn

Đảm bảo rằng bạn đã đăng nhập vào tài khoản Google của mình. Sau khi bạn thực hiện, hãy nhấp vào Tài khoản Google Ads mới ở giữa trang.

Trên trang tiếp theo, hãy xác nhận thông tin doanh nghiệp của bạn là chính xác bằng cách chọn quốc gia, múi giờ và đơn vị tiền tệ của bạn. Khi tất cả đều ổn, hãy nhấp vào Gửi.

Khi làm như vậy, bạn sẽ được chuyển đến trang chúc mừng. Nhấp vào Explore Your Campaign (Khám phá Chiến dịch của Bạn).

Bước 3: Đi tới Google Keyword Planner

Sau đó, bạn sẽ đến trang tổng quan chiến dịch Google Ads của mình. Nhấp vào Tools & Settings ( Công cụ & Cài đặt) ở menu trên cùng. Sau đó nhấp vào Google Keyword Planner.

Sau đó, bạn sẽ được đưa đến Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google. Để tìm các từ khóa mới để nhắm mục tiêu. Hãy sử dụng công cụ Khám phá từ khóa mới của họ. Công cụ này cho phép bạn tìm kiếm các từ khóa có liên quan và tạo danh sách ý tưởng cho các từ khóa mới mà bạn có thể nhắm mục tiêu.

Hãy xem một ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn đang điều hành một cửa hàng giày chạy bộ. Bạn có thể muốn nhắm mục tiêu các từ khóa xung quanh giày chạy bộ và huấn luyện đua. Từ khóa của bạn có thể trông giống như sau:

Khi bạn nhấp vào Get Results (Nhận kết quả). Nó sẽ cung cấp cho bạn danh sách từ khóa và hiển thị cho bạn thông tin sau về chúng:

  • Người tìm kiếm trung bình hàng tháng
  • Cuộc thi
  • Tỷ lệ hiển thị quảng cáo
  • Giá thầu đầu trang (phạm vi thấp)
  • Giá thầu đầu trang (phạm vi cao)

Nó cũng sẽ hiển thị cho bạn danh sách các ý tưởng từ khóa được đề xuất.

Thế là bạn đó có những bộ từ khóa gợi ý mà bạn cần. Đây chính là cách thức hoạt động và sử dụng Google Keyword Planner.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google Ads và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
3 cách ước tính doanh số bán hàng cho sản phẩm mới mà marketer cần biết
8,712 Lượt xem

Một marketer khi lên kế hoạch dự án mới cần biết cách tính doanh số bán hàng của sản phẩm mới từ một đến ba năm. Điều này được dùng làm thước đo tính hiệu quả tài chính của dự án.

Xuất phát từ thị phần mục tiêu market-based, từ hành vi của khách hàng và từ hệ thống phân phối channel-based là 3 cách tính doanh số bán hàng phổ biến trên thị trường dành cho các marketer.

1. Market-based: Ước tính doanh số dựa vào mục tiêu thị phần kỳ vọng

Thông tin về độ lớn của thị trường được các marketer khai thác triệt để. Các marketer ước tính mục tiêu thị trường khá dễ dàng nhờ vào các nguồn dữ liệu sẵn có. Đồng thời, cách tính này có thể áp dụng cho mọi thị trường. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến chủ quan về con số thị phần dẫn đến việc sai số 1, 2% là điều khó tránh khỏi.

Cách tính:

Đầu tiên, ước tính sản lượng mục tiêu trên toàn thị trường, nhân với tỷ lệ phần trăm (con số thị phần mà sản phẩm này muốn chiếm lấy), từ đó ta có được sản lượng volume mục tiêu.

Market Size (Volume) x Targeted Market Share % =Targeted Volume

Targeted Volume x Price = Gross Sales Value

2. Consumer behavior-based: Ước tính dựa vào hành vi khách hàng

Đây là cách tính dựa vào hành vi tiêu dùng để ước tính sản lượng và doanh số. Cách này rất tốn kém chi phí vì phải nghiên cứu trên một mẫu số hành vi đủ lớn. Phải nghiên cứu thật kỹ về hành vi thực tế của khách hàng nên khá kén chọn thị trường. Cách này chủ yếu được các tập đoàn lớn trong ngành hàng tiêu dùng nhu yếu phẩm áp dụng.

Cách tính:

  • Ước tính số lượng tổng người mua cá nhân (Market Size) và tỉ lệ % thâm nhập (Targeted Penetration %) thương hiệu tiếp cận được. 
  • Tiếp đó, ta nhân hai con số trên sẽ ra được số lượng người mua.

Market Size (buyer) x Targeted Penetration % = Number of buyer 

  • Trong tổng số này, ta chia theo sản lượng họ tiêu dùng để phản ánh khả năng mua hàng. Ứng với mỗi nhóm sẽ là sản lượng mua trung bình cho một chuyến shopping, Sau cùng nhân thêm số lần mua sắm trong một năm là ra được tổng sản lượng.

Number of buyer x Average Volume per trip x Purchase frequency = Targeted Volume 

  • Cuối cùng, ta lấy sản lượng mục tiêu nhân cho giá bán lẻ của 1 đơn vị sản phẩm, để tính tổng doanh thu

Targeted Volume x Average Price = Gross Sales Value 

Consumer behavior-based: Ước tính dựa vào hành vi khách hàng

3. Channel-based: Ước tính dựa vào hệ thống phân phối/điểm bán lẻ

Cách tính doanh số bán hàng này được khảo sát ở các hệ thống bán lẻ, đại lý. Để có được nguồn dữ liệu tin cậy, marketer phải phụ thuộc vào mối quan hệ giữa đội ngũ bán hàng và các chủ đại lý, cửa hàng.

Đặc thù thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên đội ngũ bán hàng rất khó tiếp cận các cửa hàng bán lẻ. Do đó, thị trường bán lẻ dịch vụ không thể áp dụng được cách tính này. Cách này chỉ áp dụng cho hệ thống bán hàng trung gian/ đại lý.

Cách tính:

  • Ta thực hiện khảo sát ở cấp độ các nhà phân phối lớn trong khu vực, vì tổng sản lượng ở đây chiếm tỉ trọng nhiều nhất.
  • Tiếp theo, ta ước chừng tỉ lệ % còn lại cho các cửa hàng cấp nhỏ hơn. Dựa trên doanh số bán hàng ta đánh gia theo tiêu chí cửa hàng lớn - vừa - nhỏ (Market POS). Từ đó, xác định độ phủ mong muốn cho từng nhóm cửa hàng này (Numeric Distribution), ta sẽ biết được số lượng cửa hàng kỳ vọng sẽ phủ hàng.

Market POS x Targeted Numeric Distribution % = Number of POS

  • Nhân số tuần bán hàng trong 1 năm (ví dụ 52 tuần) với ước tính sản lượng bán trung bình theo tuần của từng nhóm cửa hàng này thì ta ra được sản lượng bán kỳ vọng.

Number of POS x Volume per Week x Selling Period in Weeks = Targeted Volume

  • Lấy số sản lượng kỳ vọng nhân với mức giá bán lẻ trung bình ra được doanh thu gộp.

Targeted Volume x Average Price = Gross Sales Value 

Channel-based: Ước tính dựa vào hệ thống phân phối/điểm bán lẻ

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về kinh doanh Online và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Trình quản lý quảng cáo mới của Facebook
8,712 Lượt xem

Trong khoảng thời gian gần đây. Facebook đã không ngừng nâng cấp và thêm những tính năng mới. Bên cạnh đó, Facebook đã nâng cấp trình quản lý quảng cáo mới. Giúp người quản lý có thể truy cập trình quản lý quảng cáo của Facebook nhanh hơn. Dễ dàng quản lý các hoạt động chạy quảng cáo Facebook Ads.

Trình quản lý quảng cáo mới của Facebook

Cách để tìm Trình quản lý quảng cáo

Cách tìm thấy Trình quản lý quảng cáo

Để có thể bắt đầu với Trình quản lý quảng cáo mới của Facebook thì bạn phải là admin của Trang. Khi vừa truy cập vào Facebook thì ngay dòng News Feed sẽ hiện ra thng báo như hình trên. Có thể vào đường link https://www.facebook.com/adsmanager/manage/. Để truy cập vào Trình quản lý quảng cáo - Quản lý quảng cáo - Tài khoản.

Cách xác thực tài khoản

Sau khi nhấn bắt đầu thì sẽ vào bước Xác thực 2 yếu tố. Lúc này sẽ cần nhập mã đăng nhập từ điện thoại để tiếp tục quá trình xác thực.

Sau khi nhập mã xác thực 2 yếu tố cho Trình quản lý kinh doanh. Thì sẽ có bảng hướng dẫn về cách hoạt động. Đây cũng chính là cách để bảo mật tài khoản quản lý quảng cáo của bạn trên Facebook. Sẽ có một đoạn mã trong app Authenticator. Để bạn nhập vào sau khi đã nhập tên đăng nhập và mật khẩu.

Giao diện quản lý chiến dịch

Sau khi đã đăng nhập vào thì sẽ hiện lên giao diện chiến dịch như hình bên dưới. Với giao diện này bạn có thể xem và quản lý tất cả các chiến dịch một cách tổng quan nhất. Qua những báo cáo về kết quả chạy quảng cáo theo từng chiến dịch.

Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo. Để biết thêm về cách thức hoạt động của giao diện Trình quản lý chiến dịch quảng cáo Facebook Ads mới này nhé.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Facebook Ads và các Tips chạy Facebook Ads hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
6 điều cần nhớ khi kinh doanh Online trên sàn thương mại điện tử
8,712 Lượt xem

Các sàn thương mại điện tử là những kênh bán hàng cực kỳ hữu ích cho các người bán hàng. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu qua 6 bí quyết quan trọng khi kinh doanh Online trên các sàn thương mại điện tử để gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả hơn nhé.

6 điều cần nhớ khi kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử

1. Đánh giá của khách hàng là một nguồn thông tin tham khảo hữu ích

Khi lựa chọn mua một món hàng, khách hàng thường tham khảo đánh giá của người mua trước đó. Đa phần những đánh giá đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng mới.

Những lượt đánh giá tốt sẽ là tham khảo đáng tin cậy khi quyết định mua một sản phẩm. Vì vậy, một người bán hàng trên sàn thương mại điện tử nên cố gắng khuyến khích khách hàng đánh giá về sản phẩm của mình, càng chi tiết càng tốt từ bao bì, đóng gói,.. đến dịch vụ giao hàng. Từ đó, trang bán hàng sẽ trông tin cậy hơn trong mắt người tiêu dùng

Đánh giá của khách hàng là một nguồn thông tin tham khảo hữu ích

2. Mọi đánh giá luôn cần được phản hồi.

Một cửa hàng kiểm soát tốt phản hồi từ khách hàng sẽ xây dựng được hình ảnh bán hàng tốt hơn so với đối thủ.

Khi khách hàng phàn nàn về sản phẩm, bạn nên nhận lấy trách nhiệm, ngỏ ý hỗ trợ cho khách ngay lập tức. Khi khách hàng khen sản phẩm, cũng đừng quên một lời cảm ơn. Một dịch vụ sau bán hàng tốt sẽ mang lại cho khách hàng một trải nghiệm đáng nhớ. Đồng thời tăng khả năng quay lại mua hàng trong tương lai.

Đừng nên ăn thua đủ với khách hàng khi họ đánh giá không tốt về sản phẩm. Nhiều cửa hàng để nhân viên phản hồi lời khiếu nại một cách cảm tính. Điều đó để lại một hình ảnh không tốt trên trang bán hàng. Dù đúng hay sai, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng mới khi xem qua đánh giá sản phẩm.

3. Tìm cách tối ưu hóa mọi thuật toán tìm kiếm của khách hàng

Khi tìm kiếm một sản phẩm, các sàn thương mại điện tử sẽ gợi ý cho bạn các sản phẩm theo thuật toán. Một sản phẩm có đánh giá tốt, nội dung tối ưu hay số lượt xem sản phẩm nhiều sẽ nổi bật hơn so với đối thủ cùng phân khúc. Các nhà bán hàng cũng có thể mua các gói quảng cáo hiển thị ưu tiên từ sàn thương mại điện tử. Dẫu vậy, giá các gói quảng cáo không hề rẻ. Đồng thời, khách hàng mới vẫn sẽ ưu tiên các sản phẩm được hiển thị tự nhiên hơn.

Điểm đánh giá của khách hàng sẽ quyết định vị trí hiển thị sản phẩm của bạn trên website thương mại điện tử. Đừng ngần ngại hỏi thăm khách hàng sau khi mua hàng. Những đánh giá tích cực sẽ giúp tăng độ hiển thị sản phẩm khi tìm kiếm. Qua đó, nhà bán hàng sẽ được ưu đãi hơn trong những chương trình ưu đãi từ các sàn.

Tìm cách tối ưu hóa mọi thuật toán tìm kiếm của khách hàng

4. Hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả cần được đầu tư kỹ lưỡng

Đặc thù của mô hình mua hàng online là khách hàng chỉ có thể xem trước sản phẩm qua hình ảnh quảng cáo. Vì vậy, một hình ảnh đẹp sẽ là một điểm cộng lớn. Các hình ảnh cần rõ rét, chụp đầy đủ các góc cạnh và chi tiết. Từ đó khách hàng sẽ có một hình dung rõ ràng về hình dáng sản phẩm. Đồng thời, hình ảnh đẹp sẽ làm nổi bật sản phẩm của bạn hơn các đối thủ cạnh tranh.

Một phần mô tả đầy đủ thông tin, hướng dẫn chi tiết cách mua hàng và sử dụng,... mang đến một trải nghiệm mua hàng tốt hơn cho khách hàng. Tỷ lệ mua hàng qua đó cũng cao hơn. Đồng thời, một nội dung mô tả chuẩn SEO cũng giúp hiển thị sản phẩm tốt hơn trên tìm kiếm Google

5. Giá thành chưa bao giờ là tất cả

Cuộc chiến về giảm giá thành trên sàn thương mại điện tử chưa bao giờ ngừng "hot". Một số đối thủ sẵn sàng "phá giá", chấp nhận chịu lỗ để thu hút người mua. Tuy nhiên chiến thuật đó chỉ áp dụng tức thời và không kéo dài được lâu. Tập trung vào chất lượng sản phẩm, nội dung mô tả, hình ảnh,.. hay dịch vụ giao hàng là những chiến lược lâu dài và khôn ngoan hơn. Đồng thời, một bí quyết kinh doanh online khác là đa dạng hóa kênh bán hàng. Khi đó, người mua sẽ tiếp cận được sản phẩm từ nhiều kênh khác nhau.

Giá thành chưa bao giờ là tất cả

6. Khai thác tính độc đáo của sản phẩm, cộng với nhiều ưu đãi mua hàng hấp dẫn.

Một sản phẩm có những nét độc đáo riêng sẽ nổi bật hơn so với đối thủ khi tìm kiếm. Tận dụng những ưu điểm, USP (Unique Selling Point) để thu hút người mua hàng về với mình. Nếu sản phẩm của bạn đại trà, hãy thử thay đổi bao bì, hay tút tát lại hình ảnh mô tả sao cho thu hút hơn.

Hiện tại hàng tháng các trang thương mại điện tử đều có nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá,... Các nhà bán hàng nên tận dụng các ưu đãi này để tăng lưu lượng truy cập cho sản phẩm. Đồng thời qua đó là một lợi thế cho việc tăng lượt mua hàng và doanh thu.

Lời kết

Trên đây là 6 bí quyết quan trọng cần nắm để kinh doanh online tốt hơn trên sàn thương mại điện tử. Hy vọng bạn sẽ rút ra được một số thông tin hữu ích cho mình qua bài viết này. Qua đó, áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về kinh doanh Online và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Cách tạo tài khoản Facebook Ads, Google Ads và TikTok Ads
8,712 Lượt xem

Với thời đại số hiện nay, việc sử dụng các công cụ chạy quảng cáo Online đã phổ biến hơn bao giờ hết. Những "Ông Trùm" nổi tiếng hiện nay chính là Google Ads, Facebook Ads và TikTok Ads. Trở thành một trong những công cụ không chỉ phổ biến mà còn là điều không thể thiếu. Trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng cho công ty. Chính vì thế, với cách tạo tài khoản quảng cáo Ads sau. Sẽ giúp bạn có thể tiếp cận một cách tổng quan nhất. Về 3 nền tảng chạy quảng cáo lớn này.

Cách tạo tài khoản Facebook Ads, Google Ads và TikTok Ads

1.Tài khoản Google Ads

Google Ads chính là hình thức quảng cáo trên Google. Những loại quảng cái trên Google đang được dùng nhiều nhất chính là Google Ads Search, Google Shopping và Google Display Network. Khi mới bắt đầu chạy quảng cáo Google thì nên bắt đầu với Google Ads Search trước. Để có thể tiến hành cài đặt và setup tài khoản Google Ads. Thì hãy điền form bên dưới để nhận ngay chỉ dẫn.

2.Tài khoản Facebook Ads

Đây là dạng quảng cáo dễ sử dụng hơn Google Ads. Nhưng để có thể duy trì tài khoản quảng cáo không bị mất hay vô hiệu hóa. Thì cần phải qua những công đoạn xác minh tài khoản. Giúp cho tài khoản chạy quảng cáo không bị "bay màu". Để có thể cài đặt và setup tài khoản Facebook Ads. Thì bạn hãy điền ngay form bên dưới để nhật hướng dẫn.

3. Tài khoản TikTok Ads

Sự phát triển mạnh mẽ của TikTok hiện nay đã hầu như bao phủ gần khắp cả thể giới. Việc sử dụng nền tảng tiềm năng này để chạy quảng cáo là vô cùng hiệu quả với số lượng người dùng cao. Việc chạy quảng cáo trên TikTok Ads có thể dễ dàng quản lý qua trang TikTok For Business. Để có thể tạo tài khoản và setup chiến dịch. Thì bạn hãy điền ngay form bên dưới để nhận hướng dẫn.

Hy vọng với những hướng dẫn cài đặt tài khoản đơn giản sau. Sẽ giúp bạn có thể tìm hiểu một cách tổng quan nhất tạo tài khoản quảng cáo. Và về giao diện chạy quảng cáo của Google, Facebook và TikTok.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
8,712 Lượt xem

Ngành Marketing là làm gì?

8,712 Lượt xem

Bạn hẳn là đã được nghe nhiều về thuật ngữ "Marketing" nhưng vẫn luôn thắc mắc nó có ý nghĩa gì? Bạn muốn biết về những việc mà người làm Marketing cần làm? Bạn tò mò về các lĩnh vực trong Marketing? Vậy, hãy để bài viết hôm nay giúp bạn trả lời những câu hỏi về ngành Marketing là làm gì nhé!

ngành marketing là làm gì ?

Marketing là gì?

Marketing được hiểu là tiếp thị, là quá trình kinh doanh nhằm kết nối với khách hàng và làm hài lòng họ. Theo định nghĩa của các nhà quản lý, Marketing còn được xem là "nghệ thuật bán hàng". Mặc dù yếu tố quan trọng nhất của nó không thực sự nằm ở việc bán sản phẩm.

Ngành Marketing là làm gì?

Ngành Marketing trong các trường cao đẳng, đại học hiện nay. Cung cấp cho người học các kiến thức về phân tích hành vi của người tiêu dùng, nghiên cứu xu hướng thị trường và lên các chiến lược quảng bá sả phẩm, mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng.

Cụ thể là:

1. Nghiên cứu thị trường:

Là thu thập các thông tin về thị trường mục tiêu được nhắm đến và phân tích chúng để đưa ra giải pháp cho các vấn đề trong kinh doanh. Nghiên cứu thị trường giúp giảm rủi ro và hỗ trợ đưa ra quyết định đầu tư.

2. Phân khúc thị trường:

Hay còn gọi là Marketing mục tiêu, là đưa các khách hàng tiềm năng vào các nhóm mà khách hàng ở mỗi nhóm có nhu cầu chung của họ và phản hồi giống như tiếp thị. Phân khúc thị trường nhằm giúp các doanh nghiệp, công ty có thể nhắm đến nhiều danh mục trên cùng một nhóm đối tượng.

3. Định vị thương hiệu:

Là các hoạt động nhằm tạo nên một hình ảnh riêng cho sản phẩm và thương hiệu để lại hình ảnh sâu trong tâm trí khách hàng. Định vị thương hiệu nhằm khẳng định sản phẩm cũng như khẳng định sự ảnh hưởng của thương hiệu.

4. Phân tích độ cạnh tranh:

Là các hoạt động đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng của các đối thủ cạnh tranh để xác định được cơ hội và thách thức cũng như có sự chuẩn bị trong các chiến lược về sau.

5. Lên chiến lược tiếp thị và các chính sách ưu đãi:

Bao gồm tất cả các hoạt động trong lĩnh vực marketing nhằm tạo ra lợi nhuận, tăng doanh số bán hàng và có được lợi thế cạnh tranh lâu dài một cách vững chắc.

6. Hoạch định ngân sách marketing:

Ngân sách marketing là chi phí mà bạn có sẵn để chi trả cho các hoạt động marketing. Hoạch định ngân sách kỹ lưỡng từ ban đầu sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý và sử dụng nguồn ngân sách này một cách hiệu quả.

7. Đo lường hiệu quả chiến dịch:

Đo lường hiệu quả sau các chiến dịch nhằm chứng minh cho tính hiệu quả của chúng, đánh giá được đóng góp của việc marketing vào hoạt động tài chính chung.

Các loại hình Marketing phổ biến

  • SEO: quá trình tối ưu hóa các nội dung trên website qua các từ khóa cụ thể. Để bài viết hiển thị trên kết quả của các công cụ tìm kiếm.
  • Blog Marketing: là nơi doanh nghiệp đăng tải các bài viết hoặc nội dung về lĩnh vực mình đang kinh doanh. Nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng khi họ đang tìm kiếm thông tin.
  • Social Media Marketing: các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram,... Được sử dụng như các kênh truyền thông. Nhằm tạo ấn tượng với các đối tượng khách hàng tiềm năng. Cũng như tăng độ phủ sóng cho thương hiệu.
  • Print Marketing: Nhiều đối tượng khách hàng có thói quen sử dụng tạp chí và báo giấy. Bạn có thể liên hệ với các bên này để đăng các content mà nhóm khách hàng mục tiêu đang quan tâm.
  • Search Engine Marketing (SEM): loại hình này còn được gọi là PPC (pay - per - click). Để tăng độ hiển thị cho thương hiệu, bạn phải trả tiền cho các công cụ tìm kiếm. Để đặt link lên các trang web mà công cụ tìm kiếm đó index.
  • Video Marketing: Ngày nay, các video được đầu tư để thiết kế về nội dung và hình ảnh. Để trở nên thật thú vị và ấn tượng. Nhưng vẫn truyền đạt nhiều thông điệp giá trị để thu hút khách hàng mục tiêu.

Những việc ngành Marketing phải làm mỗi ngày là gì ?

1. Đặt ra mục tiêu cụ thể

Nếu không có bất cứ một mục tiêu cụ thể nào thì các dự định thì các hoạt động marketing rất khó đạt được thành công vì bạn không có bất cứ thước đo nào để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch. Đề ra các mục tiêu nằm trong khả năng thực hiện và phù hợp ngân sách là chìa khóa đầu tiên để thành công.

2. Học hỏi các đối thủ cùng ngành

Hãy xác định đối thủ của bạn là ai, họ đang làm gì. Việc phân tích đối thủ và các chiến lược của họ sẽ giúp bạn học được nhiều kinh nghiệm từ những gì mà các đối thủ đang áp dụng. Bạn sẽ rút ra được phương pháp riêng để áp dụng cho mình cũng như tăng lợi thế cạnh tranh.

3. Xác định đúng đối tượng khách hàng

Bạn cần thiết kế các mô hình mẫu marketing và chân dung khách hàng tiềm năng, các tiêu chí từ chân dung sẽ giúp bạn xác định đúng các đối tượng khách hàng bạn cần tiếp cận và cho biết thời gian cũng như cách thức nên bắt đầu tiếp cận họ.

4. Viết content

Marketer chuyên nghiệp có thể tạo ra các content chất lượng mang tính viral rộng rãi. Giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng. Thông qua content marketing, bạn có thể xây dựng được lòng tin cho khách hàng. Khi giúp họ hiểu rõ sự quan trọng trong ngành nghề của bạn.

5. Giáo dục và duy trì quan hệ với khách hàng

Marketing xây dựng quan hệ với khách hàng tiềm năng mỗi ngày thông qua emails automated. Các email được gửi đi bao gồm các bài content có thể nằm trong danh mục quan tâm của khách hàng nhằm xác định rõ ràng sở thích của họ.

6. Lắng nghe ý kiến cộng đồng

Lắng nghe phản hồi của người dùng và giải quyết các vấn đề của họ sẽ giúp bạn duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng. Nó có thể giúp bạn phản ánh thương hiệu của mình theo một cách thiện cảm hơn với người dùng.

7. Phân khúc khách hàng hiệu quả

Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Mà bạn sẽ có những phân đoạn với những nhóm khách hàng nhất định. Hãy yêu cầu khách hàng chỉ ra những vấn đề của họ. Từ đó, bạn có thể xếp họ vào các nhóm khác nhau và tiếp cận với các cách thức khác nhau.

8. Thử nghiệm

Thử nghiệm lần lượt từng phân đoạn trong chiến dịch sẽ giúp bạn xác định được mức độ hiệu quả của từng phân đoạn. Từ đó, bạn có thể quyết định được nên thay đổi kế hoạch. Hoặc cách thực hiện ở giai đoạn nào và giai đoạn nào. Nên tiếp tục giữ nguyên để có hiệu quả tốt nhất.

9. Đo lường và phân tích

Vai trò của người làm marketing là thường xuyên theo dõi sự thay đổi của các dữ liệu. Cụ thể là kết quả của các chiến lược marketing. Hay các tương tác, sự kiện đã và đang diễn ra trên mạng xã hội. Sau khi đo lường các dữ kiện trên, bạn cần phân tích chúng. Hãy đặt câu hỏi "tại sao" càng nhiều càng tốt để tìm ra vấn đề và lên kế hoạch giải quyết nó.

10. Sáng tạo

Hãy luôn sáng tạo, đặc biệt là sáng tạo khi khám phá để tìm ra nhiều điều mới mẻ, tìm cách hiện thực hóa chúng tốt nhất và tạo ra nét riêng cho bản thân.

Lý do doanh nghiệp phải làm Marketing

1. Cung cấp thông tin cho khách hàng

Bạn luôn hiểu rõ về sản phẩm của mình, nhưng khách hàng thì không. Do đó, bạn cần cung cấp cho họ các thông tin tổng quan về sản phẩm. Cũng như các lợi ích kèm theo. Marketing được xem là phương pháp tối ưu nhất để tiếp cận với khách hàng và truyền đạt các giá trị của sản phẩm đến với họ.

2. Cân bằng lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau

Sự phát triển của social media và sử dụng chiến lược email marketing. Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng kết nối với khách hàng hơn. Từ đó, họ tiết kiệm được đáng kể ngân sách. Cũng như nâng cao lợi thế khi cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trên thị trường. Người tiêu dùng hiện nay rất quan tâm đến trải nghiệm. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ có thời gian để chăm sóc khách hàng sát sao hơn trên các nền tảng Marketing khác nhau.

3. Duy trì mối quan hệ với khách hàng

Bằng cách truyền đạt thông tin qua nhiều kênh truyền thông khác nhau. Marketing giúp duy trì độ phủ sóng cho người dùng. Từ đó tăng tỷ lên chuyển đổi thành khách hàng trong tương lai. Đồng thời, giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng ở hiện tại.

4. Giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi

Khách hàng cần được tương tác nhiều hơn để hiểu rõ về sản phẩm. Với ngành Marketing là bạn có thể làm cách nào đó để cung cấp những thông tin gì cần thiết cho khách hàng. Một cách dễ dàng qua các kênh truyền thông mà không cần phải làm việc trực tiếp với họ. Điều đó cũng góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng của người dùng.

5. Giúp tối đa hóa lợi nhuận

Marketing là yếu tố cần thiết để tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh. Sản phẩm chất lượng vẫn cần có chiến lược quảng bá hợp lý để gia tăng doanh số. Nếu không ai biết tới sản phẩm của bạn. Thì sẽ rất khó để tạo ra lợi nhuận cũng như duy trì hoạt động kinh doanh lâu dài. Do đó, sự tồn tại của Marketing là điều kiện tiên quyết.

6. Marketing giúp phát triển doanh nghiệp

Các chiến dịch Marketing không chỉ để duy trì mối liên hệ với các khách hàng hiện tại. Mà còn dùng để tăng độ phủ sóng cho thương hiệu. Cũng như thu hút khách hàng mới, mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.

Lời kết

Phía trên là một số điều bạn cần biết về ngành Marketing là làm gì nói chung và làm Marketing nói riêng. Hy vọng là qua bài viết này, bạn sẽ có được những thông tin cần thiết về Marketing để phục vụ cho công việc của mình nhé!

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Phản hồi của Facebook về chính sách IOS 14 của Google
8,712 Lượt xem

Qua những bài viết trước nói về chính sách của Google trên IOS 14. Thì bài viết tiếp theo đây chính là những phản hồi của Facebook. Về việc lên tiếng bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang sử dụng nền tảng Facebook để phát triển.

Phản hồi của Facebook  về chính sách IOS 14 của Google

Phản hồi của Facebook

Facebook không đồng ý với cách tiếp cận và giải pháp của Apple. Nhưng Facebook không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa ra lời nhắc của Apple. Nếu Facebook không làm như vậy, họ sẽ chặn Facebook khỏi App Store. Điều này chỉ gây hại thêm cho những người và doanh nghiệp dựa vào dịch vụ của Facebook. Nên Facebook không thể chấp nhận rủi ro gây ra thiệt hại cho hàng triệu doanh nghiệp. Những người đang sử dụng nền tảng của Facebook để phát triển.

Facebook đang làm những gì có thể. Để chuẩn bị cho các đối tác của mình và giảm thiểu tác động của chính sách và hướng dẫn thay đổi của Apple. Facebook đã cung cấp hướng dẫn chi tiết hơn cho khách hàng của mình tại đây.

Với cách Apple đang hành xử chống cạnh tranh bằng cách sử dụng quyền kiểm soát của họ đối với App Store. Để mang lại lợi ích cho lợi nhuận của họ trước các nhà phát triển ứng dụng và các doanh nghiệp nhỏ. Facebook sẽ tiếp tục khám phá các cách để giải quyết mối quan tâm này.

Ví dụ:

Facebook cam kết cung cấp thông tin liên quan trong vụ kiện tụng Epic Games. Liên quan đến cách các chính sách của Apple. Đã tác động xấu đến Facebook cũng như những người và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của Facebook. Facebook đồng ý rằng Tòa án phải hiểu ý nghĩa rộng hơn của các chính sách không công bằng mà Apple áp đặt đối với các nhà phát triển iOS, trong số nhiều doanh nghiệp khác là rất quan trọng.

Facebook đang làm những gì có thể để chuẩn bị cho các đối tác của mình và giảm thiểu tác động của chính sách và hướng dẫn thay đổi của Apple. Facebook đã cung cấp hướng dẫn chi tiết hơn cho khách hàng của mình tại đây.

Facebook tin rằng Apple đang hành xử chống cạnh tranh. Bằng cách sử dụng quyền kiểm soát của họ đối với App Store để mang lại lợi nhuận cho lợi nhuận của họ trước các nhà phát triển ứng dụng và các doanh nghiệp nhỏ. Facebook tiếp tục khám phá các cách để giải quyết mối quan tâm này.

Ví dụ:

Phản hồi của Facebook và cam kết cung cấp thông tin liên quan trong vụ kiện Epic Games. Liên quan đến cách các chính sách của Apple đã tác động xấu đến Facebook. Cũng như những người và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của Facebook. Bên cạnh đó cũng đồng ý rằng Tòa án phải hiểu ý nghĩa rộng lớn hơn của các chính sách không công bằng. Mà Apple áp dụng đối với các nhà phát triển iOS, trong số nhiều doanh nghiệp khác.

Facebook sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan trong ngành. Bao gồm cả trong World Wide Web Consortium (W3C), Partnership for Responsible Addressable Media (PRAM) và World Federation of Advertisers (WFA). Để phát triển và triển khai các tiêu chuẩn mới. Nhằm bảo vệ hơn nữa quyền riêng tư của mọi người. Nhưng làm như vậy theo cách giữ nội dung miễn phí cho mọi người. Và cho phép doanh nghiệp phát triển. Facebook đang hy vọng Apple sẽ hợp tác trong những nỗ lực này với ngành. Và để lại các quy định cho chính phủ.

Facebook sát cánh cùng các doanh nghiệp SME

Facebook cam kết sát cánh cùng các doanh nghiệp nhỏ và việc họ sử dụng quảng cáo được cá nhân hóa. Để mang đến cho mọi người nội dung miễn phí. Facebook kêu gọi mọi người hãy cùng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ. Bằng cách tìm hiểu thêm về tác động của chính sách iOS 14 của Apple và lên tiếng.

  1. Để hiểu tác động đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Facebook đã so sánh kết quả tổng hợp của các chiến dịch quảng cáo. Trên Dòng ứng dụng của Facebook đã sử dụng dữ liệu của chính nhà quảng cáo. Để tối ưu hóa cho việc mua hàng trên trang web của nhà quảng cáo. So với kết quả chỉ sử dụng quảng cáo dữ liệu của nền tảng. Phân tích nghiên cứu bao gồm hơn 25.000 chiến dịch quảng cáo toàn cầu. Nơi các nhà quảng cáo đã tối ưu hóa để mua hàng sẽ chạy vào năm 2019.
  2. Trong cuộc gọi thu nhập gần đây nhất của Facebook. Đã nói về việc đối mặt với những cơn sốt nhắm mục tiêu. Và đo lường quan trọng hơn vào năm 2021, bao gồm cả từ iOS 14.

Nguồn: Facebook News

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới về Google. Và các Tips chạy Google Ads hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
54 thuật ngữ thông dụng trong Digital Marketing
8,712 Lượt xem

Cùng với sự phát triển thần tốc của công nghệ và sự lớn mạnh của mạng lưới internet toàn cầu. Công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng nhanh hơn. Vì thế, Digital Marketing đang chính là xu hướng quan trọng hiện nay. Không những thế mà còn trở nên HOT hơn bởi tầm quan trọng mà nó mang lại trong đại dịch Covid. Nó được xem là chiến lược marketing bán hàng hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp trong thời đại số. Vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các thuật ngữ thường dùng trong Digital Marketing nhé!

54 thuật ngữ thông dụng trong Digital Marketing

1. Affiliate Marketing

Affiliate là hình thức tiếp thị liên kết qua đại lý. Một website sẽ liên kết với nhiều site khác (đại lý). Các website đại lý sẽ được ăn phần trăm dựa trên doanh số sản phẩm bán được hoặc số khách hàng được chuyển tiếp tới website gốc.

2. Advertiser

Từ chỉ các nhà quảng cáo hoặc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo trên internet.

3. Ad Network – Advertising Network

Đây là một mạng quảng cáo liên kết nhiều website lại và các nhà quảng cáo có thể đăng quảng cáo trên nhiều website cùng một lúc. Các networks lớn trên thế giới có Google, Admax, Chitika,...còn ở Việt Nam thì có các networks như Ambient, Innity,...

4. Google Ads

Google Ads còn được gọi là Quảng cáo từ khóa. Là hệ thống quảng cáo của Google. Nó cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên các trang kết quả tìm kiếm của Google. Hoặc các trong trong mạng nội dung Google. Đây là thuật ngữ quan trọng trong Digital Marketing mà bạn cần phải nhớ thật kỹ.

5. Adsense – Google Adsense

Đây là một chương trình cho phép các Publisher (nhà xuất bản) tham gia vào Google Adwords. Bạn có thể đăng các quảng cáo của Google lên website của mình và có được thu nhập khi người dùng click hoặc xem quảng cáo.

6. Analytics - Google Analytics

Là một công cụ miễn phí được cài đặt trên website, cho phép người dùng theo dõi các thông số trên website, theo dõi người truy cập trên website.

7. Banner

Banner là ảnh đồ họa tĩnh hoặc động được đặt trên trang web với công dụng tương đương một công cụ quảng cáo.

8. Booking

Nghĩa là đặt mua trước chỗ để quảng cáo trên mạng, cũng có thể là đặt bài đăng PR trên các báo điện tử hoặc mạng xã hội.

9. Content - Content Marketing

Content Marketing còn được hiểu là tiếp thị nội dung. Các nội dung quảng cáo được quảng bá và truyền tải đến khách hàng đạt được mục tiêu đã đề ra.

10. CTR - Click through Rate

Tỷ lệ click trên số lần hiển thị của quảng cáo. Hiện nay, Google Adwords có chỉ số CTR cao nhất còn chỉ số thấp nhất là Banner, chỉ có 0.01%.

11. CPA - Cost Per Action

CPA là tính phí quảng cáo dựa trên số khách hàng thực tế đã điền form đăng ký hoặc mua sản phẩm sau khi xem và tương tác với quảng cáo.

12. CPC - Cost Per Click

Là hình thức tính phí dựa trên mỗi lần click vào quảng cáo. Đây hiện là hình thức tính phí quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất.

13. CPM - Cost Per Mile

CPM là mô hình tính phí dựa trên 1000 lần quảng cáo được hiển thị.

14. CPD - Cost Per Duration

CDP là hình thức tính phí quảng cáo dựa trên thời gian đăng , tuy nhiên hình thức này đã không còn được sử dụng ở các nước phát triển từ lâu mà chỉ còn được sử dụng tại Việt Nam.

15. Contextual Advertising

Là một hình thức hiển thị quảng cáo dựa trên các nội dung của trang web và hành vi tìm kiếm của người dùng.

16. Click Fraud – Fraud Click

Đây là một dạng click gian lận với mục đích mang lại các lợi ích không chính đáng và có thể gây thiệt hại cho các nhà quảng cáo. Hiện nay, Click Fraud đang là một vấn nạn đáng báo động tại Việt Nam.

17. Content Networks

Là một thuật ngữ chỉ các website tham gia mạng quảng cáo Google Adsense để tạo ra thu nhập khi đặt các quảng cáo của Google.

18. Conversion – Conversion Rate

Là chỉ số thể hiện tỷ lệ người thực hiện một hành vi như điền form, mua hàng, liên hệ qua mail hoặc điện thoại sau khi tương tác với quảng cáo. Đây cũng là chỉ số giúp các doanh nghiệp đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.

19. Dimension

Dimension là kích thước tiêu chuẩn của quảng cáo. 336x280px, 300x250px, 728x90px, 160x600px là kích thước quảng cáo hiệu quả theo chuẩn IBA.

20. Doorway Page

Chỉ một trang web đơn lẻ được tạo ra nhằm tối ưu để đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm với một số từ khóa nhất định.

21. Demographics

Đây là thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng, các doanh nghiệp thường sử dụng nó để xác định đúng đối tượng tiềm năng cần tiếp cận trong các chiến dịch quảng cáo của họ.

22. Display Advertising

Là một thuật ngữ chỉ Quảng cáo hiển thị, một loại hình đặt banner quảng cáo trên các báo điện tử hoặc các mạng quảng cáo.

23. Geo Targeting/Geographic

Là một hình thức quảng cáo dựa trên vị trí địa lý, các quảng cáo sẽ được địa phương hóa để xuất hiện dựa trên thuộc tính vị trí của các khách hàng mục tiêu.

24. Forum seeding

Hay còn được gọi là Online Seeding, là truyền thông trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội để quảng bá sản phẩm bằng cách đẩy topic hoặc comment lên top để thu hút sự chú ý của người dùng khác, lôi kéo tạo độ thảo luận cho sản phẩm.

25. Facebook Marketing

Các hoạt động marketing cho thương hiệu hoặc dịch vụ, sản phẩm trên Facebook.

26. Facebook Post

Các bài đăng trên trang cá nhân hoặc Fanpage, Group Facebook.

27. Facebook Ads – Facebook Advertising

Quảng cáo trên Facebook và sử dụng các gói dịch vụ của Facebook Ads.

28. Impression

Đây là từ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo, tuy nhiên, chỉ số này đôi khi không phản ánh chính xác hiệu quả thực tế.

29. KPI – Key Performance Indicator

Là các chỉ số để đánh giá hiệu quả và mức độ thành công của một chiến dịch quảng cáo.

30. Landing Page

Là trang web được tạo ra để thu hút người xem truy cập vào trong các chiến dịch quảng cáo, mục đích chính là chuyển đổi người xem trở thành khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, nó còn có thể là trang đích của chiến dịch SEO hoặc các quảng cáo banner.

31. Meta “Descripetion” Tag – Thẻ Meta “Description”

Các công cụ tìm kiếm cho phép bạn sử dụng khoảng 135 đến 395 ký tự trong thẻ Meta “Description”. Đây sẽ là cái để hiển thị site của bạn cho những người dùng đang sử dụng công cụ tìm kiếm. Để đảm bảo rằng 135 ký tự đầu sẽ được hiển thị chính xác website của bạn.

32. Meta “keywords” Tag – Thẻ Meta “từ khoá”

Nơi chính xác để cập nhật từ khóa. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị thêm một danh sách các từ khóa sai vì đôi khi người tìm kiếm có thể gõ sai một số từ khi tìm kiếm thông tin.

33. Meta Tag – Thẻ Meta

Meta Tag cung cấp các thông tin và từ khóa cụ thể.

34. Newbie

Là từ chỉ những người mới bắt đầu tìm hiểu về một lĩnh vực nào đó, thường dùng cho nhưng người vừa bắt đầu tìm hiểu về IT và internet.

35. Online Marketing 

Đây là loại hình marketing dựa trên các công cụ của internet. Cũng được gọi bằng thuật ngữ đó Digital Marketing Online bao gồm nhiều hình thức như Email Marketing, Social Marketing, SME,...

36. Organic Search Result

Là các kết quả tìm kiếm tự nhiên trên các trang kết quả tìm kiếm của Google.

37. Pageviews

Pageviews là số trang web được mở, chỉ số này tác động trực tiếp đến thu nhập của các Publisher khi hoạt động trên các mạng quảng cáo. Paeviews càng cao, Impression và Click càng cao.

38. Paid Listing

Paid Listing nghĩa là bạn phải trả tiền để được xuất hiện trên một trang web nào đó.

39. PPC (Pay Per Click)

Mang nghĩa tương tự CPC. Mỗi lượt click vào bài quảng cáo là sẽ tốn phí.

40. PPL (Pay Per Lead), PPS (Pay Per Sale)

Mang nghĩa tương tự CPA.

41. Payment Threshold

Đây là mức thu nhập tối thiểu mà bạn phải có để có thể yêu cầu thanh toán từ các mạng Affiliate. Ví dụ để thanh toán cho Chitika là 50 USD.

42. Pop Up Ad

Khi bạn ghé thăm một website, quảng cáo sẽ hiện lên trong một cửa sổ mới, đó là Pop Up. Hình thức này dễ khiến người dùng cảm thấy phiền toái nên hiện nay nó không còn được sử dụng nhiều nữa.

43. Publisher

Publisher còn được gọi là nhà xuất bản, đó có thể là người sở hữu website hoặc chính một website nào đó như Zing, VnExpress,...

44. ROI – Return on Investment

Là chỉ số thể hiện hiệu quả trên ngân sách đầu tư, nó thường đi đôi với CPA để đánh giá xem có được một khách hàng thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phí. Và sau một chiến dịch thì thu lại được gì.

45. Search Engine Marketing

Đây là thuật ngữ thường hay nhắc đến trong hoạt động Dgital Marketing qua các công cụ tìm kiếm như Google Ads, SEO,...

46. SEO (Search Engine Optimization )

Thuật ngữ nói về công cụ tối ưu hóa cho các động cơ tìm kiếm trong Digital Marketing. Giúp làm tăng tính thân thiện của website với các động cơ tìm kiếm. Nhằm tăng thứ hạng website trên các trang kết quả tìm kiếm theo các nhóm từ khóa mục tiêu.

47. SERP ( Search Engine Result Page)

Trang kết quả tìm kiếm sẽ được hiển thị sau khi người dùng thực hiện cách hành vi tìm kiếm.

48. Sitemap – Bản đồ/sơ đồ website

Sitemap là bản đồ website. Giúp hỗ trợ các trình thu thập để công cụ tìm kiếm hiểu và điều hướng trang web tốt hơn. Nó còn được hiểu là một tệp liệt kê các trang với các tệp khác trên website của bạn và mối quan hệ giữa chúng.

49. SSL (Secure Socket Layer – Lớp bảo mật SSL)

Đây chính là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật và truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server với các trình duyệt. Nó hoạt động với mục đích đảm bảo các dữ liệu được truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng. Đặc biệt là dữ liệu cá nhân, đều riêng tư và an toàn.

50. Skycraper

Là kích thước quảng cáo được IBA khuyến khích sử dụng, thường là 160x600px hoặc 120x600px.

51. Unique Visitor

Là chỉ số biểu thị số người truy cập duy nhất và không bị trùng lặp vào 1 website trong 1 khoảng thời gian nhất định. 

52. Usability

Là một thuật ngữ online marketing dùng để thể hiện sự tiện dụng của website đối với người dùng.

53. Visit

Số lượt ghé thăm website.

54. Visitor

Số người ghé thăm website.

Trên đây là 54 thuật ngữ thường được sử dụng trong Digital Marketing và ý nghĩa của chúng. Hy vọng những thuật ngữ này sẽ giúp đỡ được bạn trong lĩnh vực Digital Marketing và thương mại điện tử.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Facebook đang lên tiếng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
8,712 Lượt xem

Chúng ta đã tìm hiểu qua ở bài trước về việc Facebook lên tiếng về chính sách IOS 14 của Apple. Với bài viết về tin tức Facebook sau đây thì chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về sự việc HOT đang được lên tiếng này nhé !

Điều gì đang xảy ra: Cập nhật iOS 14

Vào tháng 6 năm 2020, Apple đã công bố một chính sách mới yêu cầu các ứng dụng phải đưa ra lời nhắc không khuyến khích, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng xây dựng doanh nghiệp của họ.

Facebook lên tiếng cho các doanh nghiệp nhỏ

Tác động: Doanh nhân, Người sáng tạo nội dung và Doanh nghiệp nhỏ

Vậy ai là người thực sự bị ảnh hưởng? Nhà máy pha cà phê lân cận của bạn, bạn của bạn sở hữu doanh nghiệp bán lẻ của riêng họ, anh họ của bạn, người đã bắt đầu dịch vụ tổ chức sự kiện và các nhà phát triển trò chơi xây dựng các ứng dụng bạn sử dụng miễn phí. Hãy chia nhỏ nó ra:

Các ứng dụng miễn phí

Đầu tiên, các ứng dụng miễn phí và các doanh nhân và người sáng tạo xây dựng chúng. Các doanh nhân và người sáng tạo dựa vào quảng cáo để kiếm tiền và do đó, cung cấp nội dung miễn phí cho mọi người - từ tin tức buổi sáng đến trò chơi bạn chơi ở quán cà phê cho đến chương trình hài kịch bạn đã xem vào tối thứ Sáu.

Người dùng sẽ phải đóng phí

Nếu các doanh nhân và người sáng tạo điều hành các doanh nghiệp này không thể dựa vào quảng cáo và hiệu quả để kiếm tiền. Họ sẽ buộc phải chuyển sang các cách khác để duy trì sự nổi: những thứ như tính phí mọi người đăng ký hoặc thanh toán trong ứng dụng. Khi họ làm điều này, bạn sẽ thấy nhiều ứng dụng và trang web từng miễn phí bắt đầu tính phí dịch vụ của mọi người. Hoặc biến mất hoàn toàn. Trả tiền cho nội dung có thể tốt đối với những người khá giả. Nhưng nhiều người không có đủ ngân sách cho những khoản phí này.

Doanh nhân và người sáng tạo

Mặc dù rất khó để xác định tác động đối với người tạo và nhà xuất bản nội dung tại thời điểm này với rất nhiều ẩn số. Nhưng trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi đã thấy các nhà xuất bản bị giảm doanh thu hơn 50%. Khi tính năng cá nhân hóa bị loại bỏ khỏi chiến dịch cài đặt quảng cáo ứng dụng dành cho thiết bị di động. Các nhà xuất bản và nhà phát triển rõ ràng đã lưu ý.

Sự ảnh hưởng

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các nhà phát triển ứng dụng mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhỏ dựa vào quảng cáo được cá nhân hóa để phát triển. Đây là lý do tại sao. Doanh nghiệp nhỏ có ngân sách nhỏ. Để những ngân sách nhỏ này hoạt động. Chúng phải được nhắm mục tiêu vào những khách hàng quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ.

Ví dụ:

Việc tiếp cận những người không có kế hoạch tổ chức đám cưới sẽ chẳng có ích gì đối với một nhà tổ chức đám cưới địa phương.

Tương tự như vậy, trang phục thương mại điện tử nhỏ bán dây xích tùy chỉnh cho chó không có lợi để tiếp cận những người nuôi mèo.

Nói một cách đơn giản, bằng cách hạn chế đáng kể hiệu quả của quảng cáo được cá nhân hóa. Chính sách của Apple sẽ khiến các doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận đối tượng mục tiêu hơn. Điều này sẽ hạn chế sự phát triển và khả năng cạnh tranh của họ với các công ty lớn.

Những nghiên cứu từ Facebook

Điển hình là các nghiên cứu của Facebook như đã lên tiếng cho thấy rằng. Khi chạy quảng cáo trên dòng ứng dụng Facebook để thúc đẩy doanh số bán hàng trên trang web của họ. Thì các nhà quảng cáo doanh nghiệp nhỏ đã giảm trung bình hơn 60% doanh số bán hàng của họ. Cho mỗi đô la họ chi tiêu khi chưa có kinh nghiệm. Không thể sử dụng dữ liệu của riêng họ để tìm kiếm khách hàng trên Facebook. Nên không dự đoán những thay đổi iOS 14 được đề xuất sẽ làm mất hoàn toàn tính cá nhân hóa. Mà là một động thái theo hướng đó về lâu dài.

Ví dụ:

Hiện tại, một cửa hàng sách địa phương có thể chi $50 cho một quảng cáo phù hợp, được cá nhân hóa. Và có thể giành được năm lần bán hàng. Nếu không sử dụng dữ liệu của riêng họ để cá nhân hóa một quảng cáo. Thì doanh nghiệp đó sẽ chi 50 đô la và chỉ có thể giành được hai lần bán hàng.

Sẽ có tác động đến hoạt động kinh doanh quảng cáo đa dạng của Facebook. Nhưng nó sẽ ít hơn nhiều so với những gì sẽ xảy ra với các doanh nghiệp nhỏ. Facebook đã tính điều này vào kỳ vọng đối với doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã chiến thắng ' không phát triển, tiếp tục tuyển dụng. Hoặc thậm chí tồn tại do tác động của mức độ này.

Tình hình hiện nay

Ngay bây giờ các doanh nghiệp nhỏ cần tất cả sự trợ giúp mà họ có thể nhận được. Trong đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp nhỏ đã sử dụng quảng cáo được cá nhân hóa. Để tìm kiếm khách hàng và giúp họ tồn tại. Một nghiên cứu mới của Deloitte cho thấy 44% doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) ở Hoa Kỳ. Bắt đầu sử dụng hoặc tăng cường sử dụng quảng cáo. Nhắm mục tiêu trên mạng xã hội kể từ khi đại dịch bắt đầu. Và các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng quảng cáo nhắm mục tiêu. Có nguy cơ báo cáo cao hơn gấp đôi doanh thu. Apple đang lấy đi một trong những công cụ quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ. Để tồn tại trong đại dịch này.

Facebook đang tìm giải pháp

Facebook tin rằng quảng cáo được cá nhân hóa và quyền riêng tư của người dùng. Có thể cùng tồn tại khi Facebook lên tiếng. Mà không có thiệt hại nào mà iOS 14 sẽ mang lại. Facebook và những người khác trong ngành đang đầu tư sâu vào các giải pháp tăng cường quyền riêng tư. Trong khi vẫn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển trực tuyến. Thật không may, Apple đang thực hiện những thay đổi sâu rộng. Mà không có ý kiến ​​đóng góp từ ngành và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tại sao? Theo như chúng ta thấy, Apple có một động cơ mạnh mẽ khác.

Nếu những thay đổi này diễn ra, các doanh nghiệp đã thành lập với ngân sách tiếp thị lớn sẽ có lợi thế một lần nữa. Để đưa trở lại thời đại của quảng cáo truyền hình. Nhưng doanh nghiệp lớn được hưởng lợi nhiều nhất là Apple.

Thực tế đằng sau chính sách của Apple: Nói nhiều hơn về lợi nhuận hơn là quyền riêng tư
Apple đã công bố chính sách AppTrackingTransparency mới của iOS 14. Dưới biểu ngữ tăng cường quyền riêng tư cho mọi người. Đồng thời thực sự thúc đẩy các doanh nghiệp và nhà phát triển vào một mô hình kinh doanh. Có lợi cho lợi nhuận của Apple theo hai cách:

Thuế của Apple

Nếu người sáng tạo nội dung phải tìm cách kiếm tiền ngoài quảng cáo. Chẳng hạn như tính phí mọi người đăng ký hoặc thanh toán trong ứng dụng. Thì những khoản phí đó sẽ phải chịu thuế Apple dao động từ 15% đến 30%. Và đây là một doanh nghiệp lớn: khi doanh số bán phần cứng của Apple đang chậm lại. Và họ phải chuyển sang kinh doanh dịch vụ của mình. Nền tảng App Store của hãng đã thu về khoảng 50 tỷ USD vào năm 2019. Với những thay đổi này, Apple thậm chí còn có thể thu lợi nhiều hơn từ App Store. Nói tóm lại, những thay đổi trong bản cập nhật của Apple. Đồng nghĩa với việc Apple kiếm được nhiều tiền hơn và ít nội dung miễn phí hơn cho mọi người.

Hoạt động kinh doanh quảng cáo của Apple:

Các chính sách của Apple để lại những lựa chọn rất hạn chế cho các nhà phát triển ứng dụng. Để tìm kiếm khách hàng thông qua quảng cáo hiệu quả và thuận tiện. Các sản phẩm quảng cáo của chính Apple là một trong số đó. Đúng vậy, nền tảng quảng cáo được cá nhân hóa của riêng Apple. Được miễn yêu cầu nhanh chóng mà họ đã áp đặt cho các công ty khác.

Theo mặc định, Apple sử dụng dữ liệu mà họ thu thập. Bao gồm dữ liệu mua hàng trong ứng dụng. Mà Apple thu thập từ trong các ứng dụng do các công ty khác sở hữu. Để cải thiện hiệu quả của các sản phẩm quảng cáo của chính Apple. Và, nếu mọi người không muốn Apple sử dụng dữ liệu của họ cho quảng cáo, họ sẽ phải tìm quyền kiểm soát sâu trong cài đặt iPhone của họ.

Sự thật là, những động thái này là một phần trong chiến lược của Apple nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh phí và dịch vụ của họ. Bên ạnh đó, việc Facebook phải lên tiếng về chính sách của Apple. Do sự tác động không chỉ đến các SMB. Mà ngay cả Facebook chính là người bị tác động lớn nhất nên việc lên tiếng để bảo vệ các SMB cũng chính là bảo vệ Facebook.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Facebook và các Tips chạy Facebook Ads hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
3 loại hình kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay
8,712 Lượt xem

Bạn muốn kinh doanh online? Bạn cần một mô hình kinh doanh hiệu quả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình? Hãy cùng tìm hiểu qua 3 loại hình kinh doanh online mà các doanh nghiệp thường áp dụng nhé!

3 loại hình kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay

1. Bán sản phẩm online

Bạn cần tạo ra một sản phẩm hiện hữu vật lý và bán nó qua các kênh online. Nó có thể bán trên website của bạn. Hay các trang thương mại điện tử hoặc qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo,... hoặc các hệ thống Affiliate.

Ưu điểm:

Đầu tiên, các khách hàng của bạn có thể xem các thông tin sản phẩm. Xem đánh giá của người mua khác về sản phẩm. Và chọn mua trực tiếp trên website mà không cần phải đến cửa hàng. Các khâu còn lại như tư vấn, hỗ trợ, chốt đơn và xử lý đơn hàng đều có thể thực hiện trực tuyến. Vừa tiết kiệm chi phí và thời gian một cách tối đa.

Nhược điểm:

Bạn luôn phải trữ sẵn hàng trong kho để đáp ứng được nhu cầu của khách bất kỳ lúc nào. Luôn có rủi ro không nhỏ vì hàng hóa rất dễ hỏng hóc khi vận chuyển. Hoặc tồn kho quá lâu khó quản lý. Ngoài ra, khách hàng có thể từ chối nhận hàng khiến hàng hóa phải tiếp tục vận chuyển nhiều lần, dễ bị hư hỏng hơn.

2. Bán dịch vụ trực tuyến

Đây là món hàng được xem là lý tưởng để kinh doanh online. Bạn có thể kinh doanh mặt hàng này theo hai cách là sử dụng website như một công cụ bán hàng và sử dụng website như một cửa hàng.

Ưu điểm:

Không tốn kém cho việc thu hút khách hàng như các cách thức truyền thống. Đồng thời, các thông tin về dịch vụ cũng dễ dàng tiếp cận và truyền tải đến khách hàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần xây dựng một website có nội dung phong phú để tăng độ cạnh tranh với các đối thủ.

Nhược điểm:

Nhiều sự cạnh tranh, cấp độ cạnh tranh cao, đặc biệt là đối với các từ khóa cụ thể. Bạn cần có một kế hoạch Marketing hoàn hảo và xây dựng nội dung thật ấn tượng để không bị "lép vế" trước các đối thủ.

3. Bán thông tin

Mô hình kinh doanh này thường được sử dụng bởi các nhà thiết kế hoặc các markerter online,...Những thông tin về khách hàng, sản phẩm, dịch vụ. Sẽ được áp dụng cho các chiến lược đầu phễu của doanh nghiệp. Hầu hết sản phẩm đều được chuyển giao điện tử tự động. Và thực hiện thanh toán cũng qua các cổng thanh toán trực tuyến. Do đó, các giao dịch có thể lên đến con số hàng trăm, hàng ngàn mỗi ngày.

Ưu điểm:

Mô hình kinh doanh này không cần bỏ ra thời gian để bảo trì. Bạn cũng có thể mở rộng khi cần để dễ dàng xử lý nếu số lượng khách hàng quá lớn.

Nhược điểm:

Hiện tại đã xuất hiện rất nhiều kênh cung cấp thông tin miễn phí. Do đó, để khách hàng bỏ tiền ra mua thông tin từ bạn. Bạn phải đảm bảo các thông tin mình cung cấp thật sự có giá trị với doanh nghiệp. Không chỉ thế, bạn cũng cần có biện pháp bảo vệ thông tin do các thông tin kỹ thuật số rất dễ bị sao chép.

Vậy, bạn đã chọn được loại hình kinh doanh Online bạn cần cho việc kinh doanh của mình sau bài viết này chưa? Hãy suy nghĩ và phân tích thật kỹ trước khi áp dụng để có thể rút ra mô hình hợp nhất nhé!

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về kinh doanh Online và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
whatsapp-buoc-nguoi-dung-chia-se-du-lieu-voi-facebook
8,712 Lượt xem

WhatsApp buộc người dùng chia sẻ dữ liệu. Và phải đồng ý chia sẻ thông tin với Facebook nếu họ muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ. Công ty cảnh báo người dùng trong một thông báo trong app. Rằng họ "cần chấp nhận các cập nhật này để tiếp tục sử dụng WhatsApp" - hoặc xóa tài khoản của họ.

WhatsApp buộc người dùng chia sẻ dữ liệu với Facebook

Nhưng Facebook, công ty sở hữu WhatsApp cho biết. Người dùng ở châu Âu và Anh sẽ không thấy những thay đổi về chia sẻ dữ liệu tương tự. Mặc dù họ sẽ cần phải chấp nhận các điều khoản mới. Ngoại lệ này đã được một số người hoan nghênh. Như một chiến thắng cho các cơ quan quản lý quyền riêng tư của EU. Thời hạn ở cả hai khu vực để chấp nhận thay đổi là ngày 8 tháng 2. Thông báo pop-up từ WhatsApp "bạn sẽ cần chấp nhận những cập nhật này để tiếp tục sử dụng WhatsApp".

Một phần của chính sách quyền riêng tư quốc tế đã bị xóa. Trước đây là cho phép mọi người chọn không chia sẻ thông tin cá nhân với Facebook. Trong 30 ngày đầu tiên sau khi các thay đổi có hiệu lực. Thay vào đó, cảnh báo mới nhất hướng người dùng đến trung tâm trợ giúp trực tuyến "nếu bạn muốn xóa tài khoản của mình".

Động thái này đã khiến một số người trực tuyến. Bao gồm cả người sáng lập Tesla và SpaceX, Elon Musk. Kêu gọi người dùng chuyển sang các dịch vụ nhắn tin khác. Tập trung vào quyền riêng tư hơn như Signal và Telegram.

Whatsapp

Châu Âu miễn trừ

Ban đầu có sự nhầm lẫn về mức độ chia sẻ dữ liệu nâng cao. Sẽ ảnh hưởng đến người dùng ở Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh.

Bản tóm tắt "cập nhật quan trọng" về những thay đổi quan trọng làm nổi bật sự tích hợp với Facebook ở bản quốc tế. Nhưng không làm như vậy trên phiên bản châu Âu của cùng một trang.

Sau đó vào thứ Năm. Facebook đã đưa ra một tuyên bố nói rằng sẽ không có thay đổi nào trong "khu vực châu Âu". Bao gồm EU, EEA và Vương quốc Anh hậu Brexit.

"Để tránh mọi nghi ngờ, vẫn có trường hợp WhatsApp không chia sẻ dữ liệu người dùng WhatsApp khu vực châu Âu với Facebook với mục đích Facebook sử dụng dữ liệu này để cải thiện sản phẩm hoặc quảng cáo của mình", một phát ngôn viên cho biết.

Tuy nhiên, phiên bản mới của chính sách quyền riêng tư dành cho người dùng châu Âu nói rõ rằng. Dữ liệu có thể được chia sẻ với các công ty Facebook khác. Để hiển thị quảng cáo và ưu đãi được cá nhân hóa. Đưa ra đề xuất cho nội dung và "trợ giúp" để hoàn thành mua hàng, trong số các lý do khác.

Facebook cho biết họ không sử dụng thông tin WhatsApp cho những mục đích đó ở châu Âu. Vì các cuộc đàm phán với các cơ quan bảo vệ dữ liệu châu Âu.

Một số đã tổ chức sự phát triển như một thành công cho các quy định chặt chẽ hơn. Về quyền riêng tư của châu Âu được áp dụng trong những năm gần đây.

Những gì được thu thập ở nơi khác?

Chi tiết về loại dữ liệu được WhatsApp thu thập và hiện được chia sẻ với Facebook. Cho những người không phải là người châu Âu được chôn trong các tài liệu chính thức. Tạo nên các điều khoản và chính sách bảo mật.

Trong một bài đăng Câu hỏi thường gặp. WhatsApp cho biết họ chia sẻ nhiều loại thông tin người dùng với các công ty Facebook khác. Bao gồm:

  • Số điện thoại, thông tin khác được cung cấp khi đăng ký (chẳng hạn như tên)
  • Thông tin về điện thoại của bạn, bao gồm cả sản xuất, kiểu máy và công ty di động
  • Địa chỉ IP, cho biết vị trí kết nối internet của bạn
  • Bất kỳ khoản thanh toán và giao dịch tài chính nào được thực hiện qua WhatsApp

WhatsApp cũng cho biết họ có thể chia sẻ bất kỳ dữ liệu nào được đề cập trong chính sách bảo mật của mình. Có thể bao gồm danh bạ, cập nhật trạng thái, thời điểm mọi người sử dụng WhatsApp và thời gian sử dụng. Cũng như số nhận dạng duy nhất cho điện thoại của người dùng.

Việc WhatsApp buộc chia sẻ dữ liệu với Facebook là điều khiến người dùng không khỏi bất ngờ. Hiện tại, Facebook đã không trả lời yêu cầu làm rõ lý do tại sao họ thực hiện những thay đổi đột ngột. Nhưng tin chắc rằng đây sẽ là điều để hỗ trợ cho những tính năng mới sắ tới của Facebook.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới về Facebook. Và các Tips chạy Facebook Ads hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Tài liệu TikTok Ads
8,712 Lượt xem

Với "Bộ tài liệu TikTok Ads tổng hợp" này. Sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chạy quảng cáoquản lý quảng cáo trên TikTok. Bên cạnh đó tặng kèm thêm là "Bộ tài liệu về Chính Sách chạy quảng cáo của TikTok". Bộ tài liệu này sẽ đưa ra những điều mà bạn cần lưu ý để tránh chạy vi phạm chính sách của TikTok và tránh bị mất tài khoản chạy Ads.

TỔNG HỢP TÀI LIỆU QUAN TRỌNG VỀ TIKTOK ADS

Bộ tài liệu TikTok Ads tổng hợp

Chính Sách chạy quảng cáo của TikTok

Với sự phát triển của TikTok hiện nay đang ngày một vươn cao và bành trướng nhiều hơn. Chính vì thế nên đây là nơi mà những người đang kinh doanh đầu tư tham gia vào rất nhiều. Để thu về một lượng khách hàng tiềm năng mới giúp tăng trưởng cho công ty. Những hiệu quả mà nó mang lại đang ở mức tăng trưởng cao. Có thể nói đây là miếng mồi ngon để giúp các công ty đạt mức tăng trưởng cao hơn.

Hy vọng, với bộ tài liệu TikTok Ads được biên soạn cùng với công ty TikTok sẽ giúp bạn có thể chạy quảng cáo một cách dễ dàng hơn. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo về tài liệu mẹo xác minh tài khoản, Google Ads, Facebook Ads,...

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất từ TikTok và các Tips chạy TikTok Ads hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Google tạm ngưng hoạt động
8,712 Lượt xem

Các ứng dụng của Google bao gồm YouTube, email và Tài liệu đã bị tạm ngưng hoạt động dịch vụ. Đây là trường hợp hiếm thấy. Và người dùng không thể truy cập nhiều dịch vụ của công ty.

Sự cố mất điện bắt đầu ngay trước buổi trưa theo giờ nước Anh. Kéo dài hơn nửa giờ trước khi các dịch vụ được khôi phục. Người dùng trên khắp thế giới đã báo cáo sự cố với Gmail, Google Drive, Cửa hàng Android Play, Maps và hơn thế nữa.

Google tạm ngưng hoạt động: YouTube, Documents và Gmail bị loại bỏ ngoại tuyến

Công cụ tìm kiếm của Google, tuy nhiên, vẫn không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề ảnh hưởng đến các dịch vụ khác của nó. Google cho biết sự cố xảy ra với hệ thống xác thực của họ. Được sử dụng để đăng nhập và các chức năng tương tự, và kéo dài khoảng 45 phút.

Có thể truy cập bằng "chế độ ẩn danh"

Người dùng vẫn có thể truy cập các trang đích của trang web ở "chế độ ẩn danh". Chế độ này không lưu trữ nhật ký hoạt động duyệt web của người dùng.
Sự cố ngừng hoạt động ngắn ngủi đã có tác động đáng kể. Đến hàng triệu người dùng của công ty. Nhiều người trong số họ dựa vào các dịch vụ của Google cho các ứng dụng công việc cơ bản như email và lịch. Người dùng Google Tài liệu có thể tiếp tục làm việc. Nếu họ đã đồng bộ hóa tài liệu ngoại tuyến. Nhưng không thể sử dụng bất kỳ tính năng trực tuyến nào.

Sự cố ngừng hoạt động cũng ảnh hưởng đến các thiết bị thông minh được kết nối với Google như loa Home. Khiến một số người dùng phàn nàn trên mạng xã hội. Về việc không thể tắt một số đèn trong nhà của họ. Nó cũng có ảnh hưởng đến các ứng dụng khác. Ví dụ như với những người chơi trò chơi điện thoại thông minh Pokémon Go. Báo cáo rằng không thể đăng nhập.

Mặc dù sự cố ngừng hoạt động trên diện rộng. Bảng điều khiển dịch vụ của Google ban đầu không có lỗi. Trước khi chuyển sang trạng thái màu đỏ trên tất cả các dịch vụ.

"Chúng tôi biết sự cố với Gmail đang ảnh hưởng đến phần lớn người dùng. Những người dùng bị ảnh hưởng không thể truy cập vào Gmail", tuyên bố cho biết, với từ "Gmail" được thay thế bằng các dịch vụ khác.

Phân tích bởi phóng viên công nghệ Rory Cellan-Jones

Cuộc khủng hoảng Google có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nó khiến các dịch vụ ngoại tuyến trong chưa đầy một giờ. Nhưng đó là một lời nhắc nhở đáng kinh ngạc. Về mức độ phụ thuộc của hàng triệu người vào các dịch vụ trên đám mây.

Bất kỳ ai cố gắng mở Tài liệu Google hoặc trả lời một thư Gmail khẩn cấp sẽ cảm thấy sợ hãi khi thông báo xuất hiện trở lại: "Vui lòng thử tải lại trang này hoặc quay lại trang này sau vài phút. Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện. "

Google Cloud Platform

Đại dịch đã cho chúng ta thấy các dịch vụ như Google Cloud Platform có thể có giá trị như thế nào. Để giữ lực lượng lao động cộng tác hiệu quả ngay tại nhà. Và các doanh nghiệp mà đã chọn sử dụng Cloud của Google sẽ gặp rắc rối. Bởi sự cố ngày hôm nay - tuy nhiên ngắn gọn. Họ sẽ muốn biết chính xác điều gì đã xảy ra. Và đảm bảo rằng điều đó sẽ không xảy ra nữa.
"Tất cả các dịch vụ hiện đã được khôi phục", Google cho biết trong một tuyên bố.

"Chúng tôi xin lỗi tất cả những người bị ảnh hưởng và chúng tôi sẽ tiến hành xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo vấn đề này không thể tái diễn trong tương lai."

Những lỗi như vậy trong hệ thống của Google rất hiếm. Mặc dù sự cố với một số máy chủ đã gây khó khăn cho người dùng Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2019.

Việc Google tạm ngưng hoạt động do thủ phạm là sự thay đổi cài đặt máy chủ. Được cho là đã được áp dụng cho một số máy trong một khu vực cụ thể. Nhưng lại vô tình được áp dụng cho nhiều máy khác.

Nguồn: BBC News

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google và các Tips chạy Google Ads hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Bạn muốn thiết lập, quản lí và phát triển kế hoạch quảng cáo trực tuyến hiệu quả? Một chiến dịch marketing online hoàn hảo là tất cả những gì bạn cần ngay lúc này!

Hãy để Adsplus.vn đồng hành cùng bạn xây dựng những chiến dịch quảng cáo trực tuyến tối ưu nhất