Bật mí lý do các công ty lớn trên thế giới quyết định đổi tên

Các nội dung chính

Liệu bạn có biết lý do đằng sau các quyết định đổi tên của các công ty lớn – các “ông trùm công nghệ” từ trước đến nay. Có thể kể đến như Google, Starbucks, Snapchat hay Total và mới nhất là Facebook.

các công ty lớn đổi tên

Liệu việc đổi tên có thật sự cần thiết cho các “ông trùm” ?

Như bất kỳ doanh nghiệp nào bắt đầu khởi nghiệp thì việc lựa chọn một cái tên không phải chuyện dễ dàng. Để đưa tên công ty vào thị trường, doanh nghiệp cần cân nhắc ở nhiều khía cạnh. Vì điều đó có liên quan rất lớn đến “số phận” sau này của họ. Những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, mang tham vọng vươn tầm thế giới thì việc đặt tên đôi khi còn mang ý nghĩa “sống còn”. Vì ở giữa hàng ngàn cái tên, làm thế nào để công ty mình nổi bật, đó là một vấn đề nan giải. Với những cân nhắc, chẳng hạn như:

  • Tên miền và tên mạng xã hội có sẵn không?
  • Đã có đối thủ nào đang sử dụng tên tương tự?
  • Mọi người có dễ đọc, dễ nhớ tên đó không?
  • Có gây hiểu lầm, ảnh hưởng gì về văn hóa, truyền thống… 

Và càng khó khăn hơn nếu công ty bạn phục vụ cho toàn cầu thì việc đặt tên phải dựa trên nhiều yếu tố khác nữa.

Vừa qua Facebook (công ty mẹ, không phải mạng xã hội) đã đưa tin về việc đổi tên thành Meta và chắc chắn có nhiều lý do cho quyết định này. Nhưng trước tiên, chúng ta sẽ xem xét lịch sử thay đổi tên công ty trong lịch sử gần đây. Cùng khám phá các động lực khác nhau đằng sau quyết định của công ty lớn đổi tên. Dưới đây là các lý do được tổng hợp.

Xem thêm:

1. Áp lực xã hội

Nhận thức xã hội có thể thay đổi liên tục và các công ty phải cố gắng hết sức để dự đoán trước những thay đổi đó. Hoặc, nếu họ không thay đổi kịp thời, họ sẽ phải đối mặt với áp lực. 

Với những đánh giá tiêu cực từ xã hội dành cho một thương hiệu nào đó, đôi khi họ sẽ đưa ra các quyết định đổi tên. Từ đó nỗ lực xây dựng lại hình ảnh tích cực hơn. Việc đổi tên đó có khi gây ra tranh cãi như một hành động trốn chạy tiêu cực. Hoặc được nghĩ tích cực hơn là công ty đó đang lắng nghe và muốn sửa lỗi.

Theo thời gian, các công ty có nhiều đánh giá tiêu cực từ bên ngoài sẽ chịu nhiều áp lực. Đặc biệt là trong thời đại đầu tư ESG (đầu tư dựa trên 3 yếu tố môi trường – xã hội – chính trị). Áp lực xã hội chính là yếu tố đằng sau việc thay đổi tên của Total và Philip Morris. Trong trường hợp trước đây, việc chuyển sang Total Energies nhằm dự báo sự chuyển dịch của công ty vượt ra ngoài lĩnh vực dầu khí để sang năng lượng tái tạo.

các công ty lớn đổi tên

Trong một số trường hợp, lý do các công ty thay đổi tên còn tinh vi hơn những gì chúng ta nghĩ. Chẳng hạn, GMAC không muốn liên quan đến hoạt động cho vay dưới chuẩn vào gói cứu trợ trị giá hàng tỉ USD của chính phủ Hoa Kỳ. Và việc đổi tên là một cách để bắt đầu với một “phương tiện chặn sạch”. Năm 2010, công này dịch vụ tài chính này đã đổi tên thành Ally.

2. Kích hoạt “Cài đặt lại”

Thương hiệu có thể trở nên mất uy tín từ các vụ bê bối, chất lượng xuống dốc hoặc vô vàn các lý do khác. Khi điều đó xảy ra, các công ty lớn đổi tên được coi là một cách để khiến khách hàng tạm quên hoặc dễ bỏ qua những điều tiêu cực cũ về công ty.

Trong bảng xếp hạng mức độ hài lòng của khách hàng thì các nhà cung cấp Internet và truyền hình thường xếp hạng cuối cùng. Do đó không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhà cung cấp đã thay đổi tên của họ trong những năm gần đây.

các công ty lớn đổi tên

3. “Hứa hẹn tạo ra các giá trị tốt hơn”

Khi các công ty mở rộng nhanh chóng hoặc gặt hái thành công với các sản phẩm/dịch vụ mới. Sau một thời gian tăng trưởng và đổi mới liên tục, việc nhìn nhận lại tên công ty sẽ phát sinh các vấn đề. Có thể tên hiện tại còn quá hạn chế hoặc không còn phản ánh chính xác ở nhiều khía cạnh với những gì mà công ty đã làm. 

Nổi bật là Apple và Starbucks đều đã không ngừng đơn giản hóa tên công ty của họ. Năm 2007, Apple đã bỏ chữ “Computers” ra khỏi tên của mình và Starbucks cũng đã lược bớt chữ “Coffee” vào năm 2011. Và việc thay đổi tên đồng nghĩa là tách công ty khỏi lĩnh vực ban đầu. Rõ ràng cả hai công ty đều thành công sau khi đã mở rộng lĩnh vực hoạt động. Việc đổi tên được đánh giá là một quyết đúng đắn.

Nổi bật trong công cuộc thay đổi tên tuổi lớn nhất thời gian gần đây là Google. Tập đoàn Google đã đổi tên thành Alphabet vào năm 2015. Việc thay đổi tên này báo hiệu mong muốn của công ty muốn mở rộng ra ngoài quảng cáo và tìm kiếm trên internet.

apple

Xem thêm:

4. Đổi mới tên khởi nghiệp

Một kịch bản đổi tên cũng rất phổ biến là thay đổi tên ở giai đoạn khởi nghiệp.Chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những cái tên độc lạ ra đời của nhiều dịch vụ kỹ thuật số phổ biến. Chẳng hạn như Google từng được gọi là “Backrub”. Instagram ra đời với cái tên là “Bourbn” và Twitter cũng từng ra mắt với “Twittr”.

google đổi tên

5. Các vấn đề về bản quyền

Như đã đề cập ở trên, nhiều công ty bắt đầu ra đời như những thử nghiệm đầu cơ hoặc những dự án đam mê. Khi đó, việc tạo ra một cái tên khả thi, được kiểm tra tốt không được xem hành động ưu tiên. Và kết quả là, các công ty đó dễ dàng gặp vấn đề với bản quyền.

Từng có trường hợp của Picaboo, tiền thân của Snapchat, buộc công ty phải đổi tên vào năm 2011. Là một công ty sách ảnh nhưng Picaboo không hưởng ứng khi chia sẻ tên với một ứng dụng chủ yếu liên quan đến tình dục vào thời điểm đó.

Cuộc chiến vì cái tên WWF là một kịch bản độc đáo hơn. Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới và Liên đoàn Đấu vật Thế giới đã có một thỏa thuận chung vào năm 1994. Rằng tổ chức này sẽ ngừng sử dụng các tên viết tắt trên toàn thế giới. Ngoại trừ các mục đích sử dụng thoáng qua như “nhà vô địch WWF”. Nhưng cuối cùng, thỏa thuận đã bị bác bỏ và trở thành điểm mấu chốt khi Công ty Đấu vật đăng ký wwf.com. Công ty đã phải đổi tên thành WWE (World Wrestling Entertainment) sau khi thua kiện.

các công ty lớn đổi tên

6. Sửa chữa lại sai lầm

Sai lầm là ở con người và các bài học đổi tên thương hiệu không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả. Khi việc thay đổi tên không đạt được mục đích của nó. Thì lúc này việc của công ty là phải sửa sai.

thương hiệu

Xem thêm:

7. Tại sao Facebook lại quyết định đổi tên như các công ty lớn ngay thời điểm này ?

facebook đổi tên meta

Facebook thực hiện đổi tên với nhiều lý do. Nhưng một trong số đó là thương hiệu đang dính phải những bê bối. Qua đó, Facebook được coi là một công ty công nghệ ít được tin tưởng do các vấn đề về dữ liệu người dùng, thông tin cá nhân. 

Facebook nhận ra rằng các vấn đề về quyền riêng tư đã gây rủi ro đến nguồn doanh thu chính của công ty là từ quảng cáo. Các mô hình hướng tới quảng cáo của công ty dựa trên dữ liệu của khách hàng đang trở thành mục tiêu bị giám sát nhiều hơn qua mỗi năm. 

Với việc đổi tên thương hiệu đã cho thấy tham vọng lớn của Facebook hiện nay. Nền tảng đã cho thấy mong muốn vượt ngoài phạm vi mạng xã hội để tiến vào vũ trụ ảo.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ