M&A là gì? Và mục đích của một thương vụ M&A

Các nội dung chính

Chiến lược M&A là gì? Bạn có bao giờ nghe đến những thương vụ M&A đình đám ở Việt Nam.

M&A là gì? Và mục đích của một thương vụ M&A

Giai đoạn 2016 – 2018, thị trường Việt Nam đã chứng kiến hàng loạt thương vụ M&A đình đám. Ví dụ như Kido thâu tóm 65% dầu thực vật Tường An, Holcim Việt Nam về tay SCCC. Hay như là VIB thâu tóm ngân hàng ngoại CBA,… Và mới đây nhất là Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á. Vậy M&A là gì?

M&A là gì?

M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp. Qua đó, bên mua sẽ sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Xem thêm:

Với 2 hình thức đó là:

  • Sáp nhập: là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô, thống nhất gộp chung cổ phần. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập. Đồng thời, chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới.
M&A là gì? Và mục đích của một thương vụ M&A
  • Mua lại: là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác, đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Tuy nhiên thương vụ này không làm ra đời một pháp nhân mới.

M&A là gì? Và mục đích của một thương vụ M&A

Vậy vai trò của chiến lược M&A là gì?

Nó giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, tăng hiệu quả kinh doanh, cơ cấu lại số lượng nhân lực hợp lý hơn. Đồng thời, cắt giảm chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,…

Bên cạnh đó, M&A thật sự rất cần thiết và cần được chú trọng tới trong Marketing.

Xem thêm:

Mục đích của M&A

Giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A.

Ngược lại, khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường.

Các hình thức thực hiện M&A phổ biến gồm: góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp; mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần. Ngoài ra còn có: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp và chia; tách doanh nghiệp.

M&A là gì? Và mục đích của một thương vụ M&A

M&A là gì? Và mục đích của một thương vụ M&A

Tuy nhiên, sau quy trình thực hiện M&A, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với 2 vấn đề lớn. Đầu tiên là khách hàng. Sau đó, là vấn đề với thị trường, các vấn đề về phân khúc, thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu,…

Lời kết

Tóm lại bài viết nêu lên M&A là gì và mục đích của marketing trong một thương vụ M&A hi vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về nó. Có thể thấy rằng nếu các thương vụ M&A không quan tâm đến marketing điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp sẽ ngày càng xa rời khách hàng, mà chỉ quan tâm đến góc độ tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư. Nếu quan tâm đúng mức về vai trò của marketing và tập trung vào khách hàng, chiến lược M&A sẽ giúp doanh nghiệp bạn hoạt động hiệu quả hơn.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google và các Tips chạy Google Ads hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your name here
Please enter your comment!

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ