Phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu và cách tiếp cận hiệu quả

Các nội dung chính

Với thời đại bùng nổ của mạng xã hội. Trước khi có một chiến dịch marketing thành công cho thương hiệu của bạn. Chân dung khách hàng mục tiêu được coi là một trong những yếu tố bắt buộc “phải có” trước khi bạn cho ra đời một chiến dịch marketing.

Như thế nào được gọi là khách hàng mục tiêu?

Phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu và cách tiếp cận hiệu quả

Như thế nào được gọi là khách hàng mục tiêu?

Khách hàng mục tiêu hay còn gọi là thị trường mục tiêu. Đây là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp bạn nhắm đến. Là một nhóm khách hàng mà doanh nghiệp quyết định hướng tới cho tất cả các hoạt động marketing. Cũng như việc bán sản phẩm hay dịch vụ. Họ phải có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Và phải có khả năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ ấy. Khách hàng mục tiêu bao gồm cả khách hàng tiềm năng và khách hàng thực sự.

Khách hàng mục tiêu – Anh là ai?

Ai là khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn? Mặc dù có nhiều nhóm khách hàng tiềm năng đối với hầu hết các sản phẩm, dịch vụ. Nhưng thường chỉ một nhóm khách hàng hình thành nên phân đoạn thị trường lớn nhất. Hoặc dễ xâm nhập nhất hay mang lại lợi nhuận cao nhất. Nhiệm vụ của người kinh doanh là phải xác định được nhóm này trong thị trường của mình.

Phân loại khách hàng là bước đầu tiên của việc phân tích khách hàng mục tiêu.

Dưới đây, 4 nhóm tiêu chí sẽ giúp bạn thực hiện việc này:

+ Các đặc điểm cá nhân của khách hàng. Như tuổi, đặc điểm thể chất, giới tính, mức thu nhập, sở thích…

+ Vị trí công việc của khách hàng như chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, nhân viên…

+ Phân bố địa lý. Như nơi ở, dân số khu vực khách hàng, tài nguyên thiên nhiên của khu vực khách hàng sinh sống…

+ Hoạt động chung của khách hàng. Như Khách hàng kinh doanh hay sản xuất, là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước…

Khám phá nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu và cách tiếp cận hiệu quả

Bạn có thể lấy những thông tin này từ cơ sở dữ liệu thuộc CRM. Nên hình tượng hóa thành một con người cụ thể với một cái tên và hình ảnh nhất định. Việc đó sẽ đem lại nhiều yếu tố cảm xúc và sự đồng cảm hơn là những thông tin nhân khẩu học khô khan. Điều này dần thu hẹp khoảng cách giữa chân dung khách hàng “trên giấy”. Với những khách hàng thực ngoài đời.

Tầm quan trọng của chân dung khách hàng

1. Khám phá nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Bằng cách đánh giá các mục tiêu, thách thức trong bước tìm kiếm chân dung khách hàng. Chúng ta sẽ biết khách hàng muốn gì và cần gì từ công ty. Thấu hiểu những điều này là yếu tố cốt lõi để “học” được cách bán hàng và những ưu đãi nên áp dụng. Điều đó còn dẫn bạn tới việc khám phá các cơ hội phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Để giải quyết các vấn đề khác mà họ có thể gặp phải.

2. Hiểu các quyết định mua hàng

Biết được xu hướng mua sắm sẽ giúp bạn nhận ra ở đâu và khi nào có thể xuất hiện tốt nhất trước khách hàng. Những việc phải làm để tiếp cận khách hàng sớm trong quá trình mua hàng. Cùng với những thông tin mang tính định hướng. Nó có liên quan tới những gì họ đang tìm kiếm và bán hàng thành công.

Hiểu các quyết định mua hàng

Phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu và cách tiếp cận hiệu quả

3. Insight về hành vi

Bạn sẽ biết những khách hàng điển hình dành thời gian ở đâu cả trên mạng lẫn ngoài đời. Đồng thời, chân dung khách hàng cũng đem đến các insight về cách tương tác với họ. Làm thế nào để tiếp cận những khách hàng mới. Nội dung nên sản xuất và nền tảng thích hợp để quảng cáo.

4. Nội dung có định hướng

Thấu hiểu mong muốn, nhu cầu, mục đích, thử thách của chân dung khách hàng. Nó sẽ cho phép bạn có cái nhìn chính xác hơn về dạng nội dung sẽ hấp dẫn họ. Khi bạn biết đâu là thứ có giá trị đối với khách hàng. Bạn có thể hướng nội dung “nhắm” trúng đích và phát triển nội dung có liên quan, tiết kiệm nguồn lực.

Nội dung có định hướng

Phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu và cách tiếp cận hiệu quả

Chân dung khách hàng mục tiêu góp phần mang lại nhiều khách hàng phù hợp. Tránh lãng phí ngân sách marketing vào những khách hàng tiêu cực. Từ đó giảm bớt chi phí bỏ ra để có được một khách hàng mới. Những khách hàng phải phù hợp sẽ dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi vì họ thích ứng nhanh với thương hiệu của bạn. Nó giúp bạn bỏ ít công sức để “thuyết phục” họ. Từ đó tiết kiệm chi phí marketing, duy trì chất lượng mối quan hệ nhà cung cấp và khách hàng.

Với những người đang lo ngại về việc tổn thất doanh thu? Hãy nhớ rằng những khách hàng không phù hợp để hợp tác cùng doanh nghiệp của bạn sẽ khiến bạn tốn kém nhiều hơn về thời gian, tiền bạc, sự hài lòng của nhân viên, uy tín,… hơn những gì họ đem lại. Đã đến lúc làm việc với những người thực sự mang lại lợi ích, được hưởng lợi nhiều nhất từ các sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your name here
Please enter your comment!

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ