Quảng cáo cho ngành FMCG bao nhiêu là đủ ?

Các nội dung chính

Chi tiêu quảng cáo liên quan đến hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) dự kiến ​​sẽ tăng vọt sau đại dịch Covid-19 . Trong đó bao gồm cả về giá trị và khối lượng tiêu thụ. Tuy nhiên,sau thời gian đại dịch diễn ra người tiêu dùng đang có xu hướng giảm. Chi tiêu cho ngành FMCG so với năm trước – cùng thời điểm hiện tại. Đã chịu tác động của đại dịch nhưng sức mua của khách hàng vẫn cao hơn những năm trước đó.

quảng cáo fmcg

1.Chi bao nhiêu cho ngân sách quảng cáo FMCG là đủ?

Theo Deloitte, Ngành hàng FMCG sẵn sàng chi khoảng 20% doanh thu cho marketing để theo kịp trong thời đại kỹ thuật số. Vì vậy, thứ đầu tiên chúng ta cần cân nhắc chính là đặc điểm của mỗi ngành hàng. Để biết ngân sách bao nhiêu là đủ, là nhiều cho việc chi tiêu quảng cáo.

Ngành hàng FMCG bao gồm các sản phẩm như mỹ phẩm, thực phẩm, nhiên liệu, quần áo, giày dép… .Đây được xem là một ngành luôn phải thay đổi liên tục những chiến dịch Marketing để làm thỏa mãn nhu cầu khách. Tuy những sản phẩm không có nhiều khác biệt nhưng luôn đi theo tâm lý của khách hàng. Nên các công ty trong ngành này luôn đầu tư cho quảng cáo là chuyện tất yếu.

Xem thêm:

2.Tương lai hậu phục hồi Covid-19

Kinh tế toàn cầu dự báo sẽ trở lại nhờ công cuộc tiêm chủng vaccine Covid-19. Chiến dịch được thực hiện trên toàn cầu và thương mại hóa toàn cầu hồi phục nhanh.

Công suất hoạt động của ngành FMCG so với thị trường toàn ngành sẽ có hướng giảm xuống. Nhưng nhìn chung vẫn tương đối ổn định khi đạt mức tăng trưởng 4,8% vào năm 2021. Để lấy lại vị trí vào 2022 với mức 4,7% và duy trì đến 2023 với mức tăng 4,6%.
Nếu mức tăng trưởng này được duy trì thì chi tiêu cho quảng cáo FMCG. Có thể đạt mức 30,1 tỷ đô la vào năm 2022. Và có thể tăng từ mức 28,1 tỷ đô la trong năm nay.

3.Chi mạnh cho quảng cáo và vững ngôi đầu trong ngành FMCG

Báo cáo thường kỳ Brand Footprint năm thứ 6 do Kantar Worldpanel thực hiện vừa công bố 22-5. Cho biết, top 3 nhà sản xuất được người tiêu dùng lựa chọn dùng nhiều nhất. Mức tăng trưởng vẫn giữ nguyên so với mức đạt được năm trước.

Theo báo cáo, Unilever, Masan Consumer và Vinamilk tiếp tục là một trong những ông lớn sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất. Ở cả thành thị và nông thôn Việt Nam trong suốt 5 năm qua. Masan Consumer và Vinamilk đứng đầu trong ngành thực phẩm. Còn Unilever tiếp tục duy trì trong ngành hàng phi thực phẩm. Các “ông lớn” này đã tạo dựng một vị trí cho các thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng. Thông qua những hoạt động truyền thông, quảng cáo nhắm đến nhiều đối tượng, phân khúc khách hàng khác nhau.

Xem thêm:

4.Sự gia tăng thương mại điện tử không có dấu hiệu giảm bớt

Sự tăng trưởng của sàn thương mại điện tử trở thành trọng điểm trong năm 2020. Điều này không có dấu hiệu thay đổi cho tới thời điểm hiện tại. Nhưng mặc dù các ngành FMCG có cơ sở hạ tầng và khả năng hòa nhập chậm hơn nhiều so với các ngành khác.

Năm nay, mức tăng trưởng của thương mại điện tử trong tổng doanh thu bán lẻ đạt mức tăng kỷ lục với hơn 20%. Vượt qua mức được ghi nhận vào năm ngoái cùng kỳ (16,1%).

Các nước có thị trường lớn như Ấn Độ và Trung Quốc đã “thâu tóm” thị phần tăng trưởng toàn cầu. Với mức chi tiêu cho quảng cáo FMCG tăng hơn 14% – cao hơn rất nhiều so với các thị trường khác.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Quảng cáo. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ