ngành giáo dục

8,712 Lượt xem
Đối với các trường đại học lớn trên thế giới, sức mạnh của thương hiệu đã trở thành vấn đề sống còn cho sự tồn tại và phát triển. Vậy còn các thương hiệu trường đại học ở Việt Nam thì sao?  

Thương hiệu đại học - Đừng chờ “Hữu xạ tự nhiên hương”

Hầu hết các trường đại học ở Việt Nam hiện nay đều chú trọng tới nhiệm vụ chính là Giáo dục - Đào tạo nhằm trang bị kiến thức cho sinh viên, mà không quan tâm nhiều tới yếu tố thương hiệu. Tuy nhiên, quan điểm này đang dần bị lung lay trong xu thế cạnh tranh giữa các trường đại học hiện nay, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang tới những thay đổi to lớn.  

Truyền thông đại học ở Việt Nam: Sự thắng thế của các trường quốc tế

Nếu như trước đây, cánh cửa đại học bị coi là cánh cửa hẹp với rất nhiều sĩ tử thì hiện nay, với số lượng tăng lên của các trường dân lập, trường quốc tế, các khoa hợp tác quốc tế của các trường đại học tốp đầu…sĩ tử có nhiều lựa chọn hơn. Đó cũng là thách thức với các trường công vẫn còn giữ quan điểm “hữu xạ tự nhiên hương”. Với bằng cấp quốc tế, chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, môi trường học tập cùng các giảng viên nước ngoài, thời gian học được rút ngắn, học phí vừa phải, cơ hội được học tập tại nước ngoài…những trường quốc tế ngay lập tức chinh phục các bậc phụ huynh.  

Nâng tầm chất lượng giáo dục

Yếu tố hàng đầu tạo nên một chiến lược truyền thông thành công vẫn nằm ở chất lượng giáo dục của chính tổ chức đó. Phụ huynh và học sinh sẽ quan tâm đến những thông tin về chất lượng giảng dạy, tỉ lệ giáo sư/tiến sĩ/giảng viên giỏi của nhà trường, các cơ hội hợp tác giáo dục, chất lượng sinh viên đầu ra, thống kê về số lượng sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp, bằng cấp của nhà trường được công nhận thế nào.   

Xây dựng bộ phận truyền thông chuyên biệt

Hiện nay, rất nhiều trường đại học ở Việt Nam đã bắt đầu xây dựng bộ phận truyền thông riêng biệt. Điều này giúp nhà trường dễ vạch ra các chiến lược tiếp thị hình ảnh hấp dẫn, có đầu tư, đồng thời tăng tương tác với các đối tượng khách hàng tiềm năng.  

Công cụ digital marketing

Thời đại 4.0 đòi hỏi mỗi trường cần thúc đẩy việc tiếp thị hình ảnh của mình trên mạng xã hội, cũng như sử dụng các công cụ digital marketing. Gửi đi những email giới thiệu về nhà trường và các hoạt động tuyển sinh, sử dụng quảng cáo, tối ưu hóa tìm kiếm…là những cách mà các trường đại học hiện nay đang sử dụng.

Những thông tin review tốt

Không gì tuyệt vời hơn bằng việc để người khác nói tốt về trường đại học của bạn. Người khác ở đây chính là những sinh viên đang theo học, các sinh viên trường khác, những phụ huynh tham gia các buổi giới thiệu tuyển sinh… Điều này đòi hỏi các trường đẩy mạnh hoạt động nội bộ, cũng như tích cực tương tác với những người quan tâm.  

Thúc đẩy hoạt động PR

Đối với đặc thù ngành giáo dục, sự uy tín là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Và PR là phương cách tốt nhất giúp doanh nghiệp chuẩn bị và tạo uy tín. Thậm chí quảng cáo cũng không có được khả năng này. PR giúp doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương mại. Như vậy trong xu thế hiện tại, hoạt động PR có thể nói là giải pháp vàng cho doanh nghiệp kinh doanh giáo dục vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, với chi phí thấp, tạo được tiếng vang khi chuyển tải hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng. Tóm lại, dù lựa chọn cách thức marketing nào, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay vẫn cần thúc đẩy hoạt động truyền thông để nâng cao thương hiệu trong một thị trường giáo dục đầy cạnh tranh.   Xem thêm: Các dịch vụ marketing hiệu quả của Adsplus.vn
8,712 Lượt xem

Ngành giáo dục đã có những bước phát triển vô cùng quan trọng. Đặc biệt là việc học trực tuyến, kể từ khi có sự xuất hiện của internet. Chúng giúp cho chúng ta khám phá thế giới rộng lớn, có được kho tàng kiến thức bao la. Đồng thời, nó giúp ta quản lý con người hiệu quả hơn trong giáo dục.

Học trực tuyến - xu hướng toàn cầu

Tại hội thảo quốc tế lần thứ 19 về "Ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý - ITAM" tổ chức hồi đầu năm 2018 tại Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng), ông Pradeep Bastola, thuộc nhóm các nhà nghiên cứu Trường Đại học Lincoln (Mỹ) đã chỉ ra, hiện có cuộc dịch chuyển từ phương pháp dạy và học truyền thống sang phương pháp học trực tuyến. Phương pháp này phát triển với tốc độ chưa bao giờ thấy trong lịch sử 10 năm qua.hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng nhanh trong tương lai.

Xuất hiện tại Mỹ từ năm 1999, đến khoảng năm 2010, sự phát triển mạnh của các ứng dụng trên nền tảng di động và mạng xã hội như: Facebook, Google Plus, Instagram... cho phép người dùng tăng cơ hội và phương tiện tương tác mọi lúc, mọi nơi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho học trực tuyến phát triển lên bậc cao hơn.

Việt Nam là một trong những nước châu Á bắt kịp và phát triển mạnh việc đào tạo trực tuyến. University World News thống kê, Châu Á là thị trường lớn thứ hai về đào tạo trực tuyến năm 2017. Việt Nam đứng trong top 10 các nước châu Á phát triển lĩnh vực này. Cũng trong năm 2017, theo số liệu của Ambient Insight, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất về học trực tuyến (với 44.3%), lớn hơn 4.9% so với Malaysia - một đất nước vốn đã có tốc độ tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực này.

Học trực tuyến, xu hướng giáo dục của thời đại

Một số trung tâm đào tạo trực tuyến ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện có nhiều trang đào tạo trực tuyến như: Hocmai.vn, Viettel Study, FUNiX,... Các trang trên phát triển bài bản, thu hút một số lượng lớn người học. Đặc biệt, đa phần là học sinh từ tiểu học cho tới THPT. Điều này cho thấy sự phát triển sôi động của phương pháp này.

Lý giải về điều này, ông Pradeep Bastola chia sẻ, giáo dục trực tuyến chỉ mất khoảng 50% so với chi phí giáo dục chính quy. Đồng thời, vẫn tích hợp đầy đủ hình ảnh, âm thanh,... thuận lợi cho người dùng.

Học tập trực tuyến có nhiều điểm lợi hơn so với phương pháp học tập truyền thống. Có thể kể đến như chi phí rẻ, thời gian - địa điểm - phương tiện hỗ trợ linh hoạt. Hay là việc chủ động điều chỉnh tốc độ, lộ trình học tập. Những ưu điểm này đã kích thích nhu cầu sử dụng các khóa học trực tuyến ngày càng cao.

Độ phủ đối tượng rộng

Học trực tuyến mở ra giải pháp học tập cho mọi đối tượng có nhu cầu học mọi lúc mọi nơi.

Học trực tuyến, xu hướng giáo dục của thời đại

Phương pháp học tập trực tuyến có độ phủ đối tượng rộng. Đó là từ học sinh các cấp, sinh viên tới người đi làm. Nó cũng có những đặc thù riêng và ưu điểm trong đào tạo. Qua đó, phương pháp này đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học của người học.

"Mô hình đào tạo trực tuyến đã có sự tác động rất lớn đến hành vi của học sinh. Đặc biệt là trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Nó làm thay đổi khả năng giao tiếp, tư duy và nhiều vấn đề khác. Nếu so sánh, học sinh học trực tuyến có khả năng tiếp cận nguồn dữ liệu khổng lồ hơn. Qua đó, học sinh có thể hoàn thiện các kỹ năng cần thiết" - ông Pradeep Bastola nhận định.

Chương trình dành cho học sinh phổ thông các cấp có nhiều điểm riêng biệt. Nhiều trang học trực tuyến cung cấp hệ thống dữ liệu hàng trăm, hàng nghìn bài giảng được thiết kế bám sát chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt, mỗi bài giảng đều được tích hợp dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Đó có thể là video, clip, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh minh họa sinh động,... Đồng thời, vẫn đảm bảo sự tương tác với giáo viên.

Luôn nắm bắt và cải tiến chương trình

Tại Việt Nam, có thể kể đến kênh học trực tuyến hocmai.vn dành cho học sinh các cấp. Hocmai.vn hơn 3 triệu thành viên thuộc Hệ thống Giáo dục Hocmai.vn. Đây cũng một trong những đơn vị đầu tiên khai phá thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam.

Hocmai.vn bám sát những thay đổi trong chương trình của Bộ Giáo dục cho mọi cấp học. Đồng thời nó luôn nắm bắt những thay đổi của khoa học công nghệ tiên tiến. Đơn vị này đã không ngừng nỗ lực trong việc phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ học trực tuyến trong nhiều năm. Qua đó, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập căn bản của học sinh.

Sau 12 năm hoạt động, đơn vị này đã cán mốc 3,3 triệu người dùng, hơn 10.000 lượt truy cập và học tập đồng thời và hơn 200.000 lượt truy cập mỗi ngày. Hệ thống này cũng đã cung cấp hơn 1.000 khóa học, hơn 30.000 bài giảng với hơn 200 giáo viên và vẫn đang có xu hướng mở rộng hơn nữa.

8,712 Lượt xem
Có thể nói rằng thị trường E-learning (Giáo dục trực tuyến) có một sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian ngắn về giá trị, quy mô và cả mức độ phủ sóng. Theo thống kê số liệu trong năm 2015 và dự đoán các năm tiếp theo về thị trường thì hình thức giáo dục trực tuyến sẽ phát triển rất mạnh mẽ, được nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn phương pháp này để đạo tạo kỹ năng cho nhân viên của mình. Thị trường ngành công nghiệp giáo dục trực tuyến Ngành công nghiệp này đã đạt mốc 107 tỷ USD trong năm 2015. Trong đó, các lớp học Self-paced elearning (hình thức học trực tuyến người dùng tự điều chỉnh lịch học , có thể tạm dừng và tiếp tục bất kì lúc nào mong muốn) doanh thu tăng 9,2% tương ứng với 49,9 tỷ USD so với năm 2010. Đến năm 2018, Mỹ sẽ chiếm 51% tổng doanh thu của ngành công nghiệp E-learning Vậy những quốc gia nào có tốc độ phát triển lớn nhất? Dưới đây là Top 10 quốc gia có tốc độ phát triển các lớp học trực tuyến cao nhất:
Thứ tự Quốc gia Tốc độ tăng (%) Thứ tự Quốc gia Tốc độ tăng (%)
1 Ấn Độ 55% 6 Cộng hòa Czech 27%
2 Trung Quốc 52% 7 Brazil 26%
3 Malaysia 41% 8 Indonesia 25%
4 Romania 38% 9 Colombia 20%
5 Ba Lan 28% 10 Ukraine 20%
  Thị trường thiết bị, dịch vụ Moblie – Learning (giáo dục trực tuyến qua thiết bị di động) Trên toàn thế giới, năm 2017, thị trường Mobile – Learning đạt 12,2 tỷ USD/năm, tốc độ tăng 18,2%. Theo đó, các quốc gia có dịch vụ trực tuyến lớn là Trung Quốc, Mỹ, Indonesia, Ấn Độ và Brazil. Dự kiến đến năm 2020, thị trường giáo dục trực tuyến ước tính đạt mức 37,8 tỷ USD/năm.   MOOCs (Massive Open Online Course – khóa học trực tuyến mở đại trà) với doanh nghiệp. Theo thống kê trong năm 2015, khoảng 15% doanh nghiệp sử dụng MOOC để đào tạo và cải thiện kỹ năng cho nhân viên. Con số này đã tăng lên 28% trong năm 2017. Các Trong đó các websites cung cấp khóa học trực tuyến phổ biến nhất phải kể đến là Coursera, Udacity.   Đào tạo nhân viên bằng E-learning 77% công ty ở Mỹ đã cung cấp các khóa học giáo dục trực tuyến cho nhân viên của mình. Họ xem giáo dục trực tuyến là một cách tăng hiệu quả các chương trình đào tạo của nhân viên. Tính đến năm 2017, trên toàn thế giới tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng các lớp học trực tuyến đã tăng 17%. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ, phần mềm E-learning:
  • 900% là con số cho thấy thị trường E-learning đã phát triển như thế nào kể từ năm 2000 đến năm 2015
  • 50% là tổng số sinh viên sẽ tham gia dục trực tuyến
  • 44% công ty mong muốn mua các thiết bị, hệ thống phục vụ cho giáo dục trực tuyến.
  • 41% công ty muốn mua Learning Management Systems (LMSs – Hệ thống quản lý học tập).
  • 37% công ty dự định trang bị các công cụ, hệ thống quản lý trực tuyến.

Bạn muốn thiết lập, quản lí và phát triển kế hoạch quảng cáo trực tuyến hiệu quả? Một chiến dịch marketing online hoàn hảo là tất cả những gì bạn cần ngay lúc này!

Hãy để Adsplus.vn đồng hành cùng bạn xây dựng những chiến dịch quảng cáo trực tuyến tối ưu nhất