Thương mại điện tử Việt Nam – những tiềm năng và thách thức

Các nội dung chính

Thời đại công nghệ 4.0 khi lượt truy cập internet tăng lên mỗi ngày, con người dễ dàng giao tiếp qua mạng. Đây là những điều kiện thuận lợi để lĩnh vực thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Cùng tìm hiểu về thị trường thương mại điện tử Việt Nam qua bài viết dưới đây.

thương mại điện tử Việt Nam 01

Có hàng triệu giao dịch trên các trang thương mại điện tử mỗi ngày

Thương mại điện tử là gì? 

Thương mại điện tử là quá trình hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử. Định nghĩa một cách dễ hiểu hơn là việc mua bán sản phẩm, trao đổi dịch vụ qua mạng internet.

tình hình TMĐT ở thị trường Việt Nam

Thương mại điện tử – một ngành công nghiệp thời công nghệ số

Các hoạt động chủ yếu đó là giao dịch, order, mua bán hàng, thanh toán, giao nhận hàng và quảng cáo. Các hoạt động này được tiến hành toàn bộ trên một ứng dụng nào đó của nhà cung cấp dịch vụ. Việc này giúp cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đều tiết kiệm được thời gian, tiền bạc. Ở đây, nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có thể là nơi trung gian giao nhận giữa người bán và khách hàng.

Xem thêm:

Tổng quan thị trường Thương mại điện tử Việt Nam

Hiện nay top 5 sàn thương mại điện tử Việt Nam có Tiki, Thegioididong, Sendo, Shopee và Lazada. Theo thống kê của Quý IV/2018, thứ tự các vị trí lần lượt là: Shopee, Tiki, Lazada, Thegioididong, Sendo.

Shopee luôn dẫn đầu trong bản đồ xu hướng

Bản đồ thương mại điên tử Việt Nam quý IV/2018

Với rất nhiều tiềm năng…

Nhu cầu mua sắm trực tuyến của người Việt tăng cao nhờ vào tỷ lệ tăng mức thu nhập và sự phát triển rộng rãi của internet. Việc thị trường thương mại điện tử “bùng nổ” mạnh mẽ là điều dễ hiểu.

Các ông lớn nói gì về thương mại điện tử Việt Nam?

“Việt Nam là một đất nước rất trẻ, đang trải qua thời kì dân số vàng, là quốc gia làm việc và mua sắm”, ông Trần Ngọc Thái Sơn – Giám đốc điều hành của Tiki chia sẻ.

Theo Brands Vietnam: “Dù còn nhiều thách thức, thương mại điện tử Việt Nam là một thị trường đầy hấp dẫn với quy mô dự đoán có thể đạt 10 tỷ USD trong năm 2020.”

Người Việt Nam bỏ ra bao nhiêu thời gian để mua sắm trên các trang thương mại điện tử?

Theo thống kê, người Việt Nam sử dụng thiết bị di động thông minh đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Và là người tiêu dùng trực tuyến cao nhất trong thị trường, cao hơn hẳn các nước láng giềng với mức truy cập hơn 25h/tuần. Đặc biệt, ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh còn cao hơn rất nhiều.

thương mại điện tử Việt Nam 03

Shopee luôn giữ vị trí dẫn đầu trong nhiều ngành hàng

Báo cáo của Nielsen dựa trên kết quả khảo sát được năm 2015, trung bình mỗi năm số tiền mà một người Việt Nam bỏ ra để mua sắm trên các trang thương mại điện tử là 160 USD. Con số này đã góp phần giúp cho thị phần của ngành thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng nhanh mỗi năm.

Bên cạnh những sàn thương mại điện tử số như Tiki, Shopee… thì việc mua sắm qua mạng xã hội ngày càng tăng cao. Đây là “mảnh đất giàu có” mà các doanh nghiệp có thể tận dụng để tiếp cận và quảng bá sản phẩm của mình đến người dùng một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Xem thêm:

Đầy thách thức cho ngành e-commerce Việt Nam

Cơ hội luôn đi kèm với thách thức điều đó là chắc chắn ngay cả trong lĩnh vực này. Mặc dù đang trên đà phát triển nhưng sự cạnh tranh từ các “ông trùm” thế giới như Amazon, Alibaba, eBay… tăng vì xu hướng sính ngoại trong tiêu dùng của người Việt ngày càng cao. Bên cạnh đó là vấn đề về giá cả và chi phí vận chuyển không quá đắt hơn so với các trang thương mại số ở Việt Nam.

ông lớn e-commerce thế giới amazon ebay

“Ông lớn” trong ngành thương mại điện tử nước ngoài

Một sự bất lợi khác là việc khách hàng trong nước đi mua hàng ở nước ngoài nhưng lại không có sự trao đổi ngược lại. Việc xuất nhập khẩu hàng hoá không có tỷ lệ cân đối như vậy cũng là một khó khăn tiềm ẩn.

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ