Adsplus

Sự kiện bạn quan tâm

Sự kiện bạn quan tâm

Câu chuyện thương hiệu – vũ khí lợi hại của marketing (phần 2)

Để tiếp tục cho phần 1 của bài viết, phần 2 bên dưới đây sẽ gởi đến bạn một vài gợi ý để có thể lồng ghép câu chuyện thương hiệu vào chiến dịch marketing của mình một cách thật mượt và hiệu quả. Nào, hãy cùng nhau tham khảo qua nhé!

Làm thế nào để có thể lồng ghép câu chuyện đó vào chiến dịch Marketing?

Bạn có thể tận dụng phương thức truyền miệng trong marketing để thu hút đối tượng mục tiêu chia sẻ thông điệp đó tới người khác. Đừng chỉ yêu cầu họ hãy chia sẻ thông điệp của bạn mà hãy cho họ một lý do thật mạnh mẽ để thử sản phẩm, dịch vụ của bạn. Vì vậy, nếu bạn kể một câu chuyện thuyết phục đằng sau thông điệp mà bạn muốn truyền tải, sẽ có nhiều người biết đến sản phẩm của bạn và giới thiệu sản phẩm đó cho bạn bè và người thân xung quanh họ.

Với những thương hiệu đang phát triển thì marketing là yếu tố rất quan trọng để xây dựng lòng tin từ khách hàng. Hình thức kể chuyện chính là một cách để bạn thực hiện điều đó thông qua những thông điệp mạnh mẽ về thương hiệu của bạn. Liêm chính và trung thực là chìa khóa thành công để gây dựng sự tin tưởng nơi khách hàng.

Hãy để câu chuyện về sản phẩm của bạn để truyền cảm hứng cho những người có tầm ảnh hưởng, những người có lượng người theo dõi lớn trên các mạng xã hội. Những gì họ chia sẻ sẽ được lan truyền tới hàng nghìn người đó. Những người đó lại tiếp tục chia sẻ với bạn bè, người thân.

Việc hiểu nghệ thuật và khoa học kể chuyện là điều vô cùng cần thiết. Nếu câu chuyện về thương hiệu của bạn là một món ăn thì những yếu tố căn bản như hành động, nhân vật, cảm xúc, cao trào chính là những gia vị để món ăn đó trở nên ngon và đậm đà hơn.

Câu chuyện về thương hiệu của bạn sẽ được đăng tải khắp nơi nhờ các phương tiện thông tin đại chúng như: blogs, videos, sự kiện networking, cuộc gọi bán hàng, hoặc cả kế hoạch kinh doanh. Trước khi chuẩn bị những tài liệu đó, bạn hãy dành thời gian để suy thật kỹ về mục đích câu chuyện của thương hiệu bạn là gì. Đồng thời hãy quan tâm và trau chuốt câu chuyện thương hiệu mà bạn sẽ chia sẻ.

Viết để đọc và viết để nghe là hai hình thức khác nhau. Khi bạn viết câu chuyện thương hiệu cho đinh dạng âm thanh, hãy lưu ý đến yếu tố về âm lượng, tông giọng kể, biểu cảm khuôn mặt, giao tiếp ánh mặt và cử chỉ của tay. Trong trường hợp viết câu chuyện thương hiệu dưới dạng văn bản, hãy cân nhắc đến chính tả, giọng văn, cách hành văn, mức độ đọc hiểu và nhịp điệu.

Hãy làm nổi bật lên những thách thức mà bạn đối mặt để thương hiệu của bạn đạt được mục tiêu. Cách mà bạn nỗ lực giải quyết những vấn đề trong thương hiệu của bạn sẽ tạo nên chất riêng cho câu chuyện đó.

Một câu chuyện nghe có vẻ giả bộ sẽ dễ dàng khiến thương hiệu của bạn mất điểm trong mắt khách hàng. Kể câu chuyện tự nhiên nhất có thể sẽ tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ. Viết những ngôn từ tự nhiên không có nghĩa là người viết phải mài dũa những cách nói thô quen thuộc trong đời sống hàng ngày chỉ đơn giản là kể câu chuyện theo cách chân thực nhất với thương hiệu và khách hàng của bạn. Tức là thấu hiểu khách hàng của bạn là ai, sử dụng ngôn ngữ của họ để nói chuyện với họ; đồng thời, thấu hiểu thương hiệu của bạn: tầm nhìn, nhiệm vụ, sứ mệnh, giá trị cốt lõi.

Bài viết trên vừa chia sẻ với các bạn lồng ghép câu chuyện thương hiệu vào chiến dịch marketing sao cho thật tự nhiên và thật có hiệu quả. Các bạn hãy tham khảo qua bài viết này và hãy kể cho khách hàng của mình nghe câu chuyện về thương hiệu của mình nhé!

Liên hệ tư vấn quảng cáo Google

Cùng đối tác Cao Cấp Google Ngay Hôm Nay. Tư vấn miễn phí

Đăng ký Ngay

>> Xem thêm: Câu chuyện thương hiệu – vũ khí lợi hại của marketing (phần 1)

Đột phá doanh số

Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay

Tư vấn ngay
Exit mobile version