Dropshipping là gì? Dropshipping là một trong những mô hình kinh doanh online mới du nhập và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm gần đây. Dropshipping được hiểu đơn giản là bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển. Chi tiết mô hình Dropshipping có những ưu và nhược điểm gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ưu và nhược điểm của Dropshipping là gì? Kiến thức Marketing
Dropshipping chính là quy trình nhà bán lẻ mua sản phẩm ở một nơi giá thấp và bán nó ở một nơi giá cao hơn. Lợi nhuận thu về chính là khoản chênh lệch trừ đi chi phí vận chuyển. Lợi nhuận từ dropshipping cao hay thấp tùy thuộc vào giá mà dropshipper rao bán. Dropshipping chính là một mô hình kinh doanh an toàn, vốn ít mà hiệu quả.
Trong mô hình này, khi hiểu hết về Dropshipping là gì thì sẽ biết được quy trình thực hiện của nó, bạn (nhà bán lẻ) sẽ liên hệ với nhà cung cấp (Supplier) cho phép thực hiện Dropshipping, đồng thời thương lượng giá cả. Sau khi cửa hàng điện tử trực tuyến của bạn có đơn hàng, bạn sẽ gửi thông tin đơn hàng cho Supplier. Supplier sẽ ghi nhận, đóng gói và gửi đơn hàng tới cho khách hàng. Supplier rất fair-play khi trên phiếu vận chuyển đã ghi tên bạn, cửa hàng của bạn chứ không ghi tên của Supplier. Lợi nhuận thu được sau mỗi đơn hàng, Supplier sẽ chuyển khoản cho bạn.
Ưu và nhược điểm của Dropshipping là gì? Kiến thức Marketing
Xem thêm:
1. Ưu điểm của Dropshipping
Sau khi tìm hiểu về Dropshipping là gì thì bạn cần biết tới ưu điểm của nó.
+ Không mất quá nhiều chi phí hoặc không mất một đồng vốn nào: Đây là lợi thế nổi bật của mô hình kinh doanh này. Nếu các mô hình kinh doanh truyền thống bạn phải bỏ vô số vốn rất lớn dù kinh doanh online hay offline, thì với Dropshipping bạn không phải bỏ tiền vốn để mua sản phẩm về bán vì đã có Supplier lo về hàng hóa, sản phẩm rồi.
+ Không tốn thời gian và công sức trong khấu nhập hàng: Bạn chỉ cần nghiên cứu các sản phẩm, feedback về sản phẩm mà supplier cung cấp, sau đó deal giá trực tiếp và đàm pháp dropshipping với người ta. Thay vì như kinh doanh truyền thống, bạn phải tới tận nơi xem hàng như thế nào, có tốt không. Để đàm phán diễn ra trực tiếp ở ngoài cũng mất nhiều chi phí như ăn uống, cà phê,…
+ Dễ dàng để bắt đầu: Thực tế mở cửa một cửa hàng online dễ dàng hơn rất nhiều lần so với mở 1 cửa hàng offline. Mở cửa hàng offline bạn phải mất công đi tìm mặt bằng để thuê, đăng ký kinh doanh, trang hoàng cửa hàng, marketing cửa hàng,.. Dropshipping còn đơn giản hơn so với bạn kinh doanh online ấy. Kinh doanh online bạn cũng phải đôn đáo tìm nguồn hàng, bảo quản hàng hóa,.. nhưng dropshipping thì không. Qúa dễ cho việc làm trở thành 1 dropshipper.
+ Địa điểm linh hoạt: Bạn có thể di chuyển cửa hàng trực tuyến của bạn đến bất cứ đâu. Miễn là có internet bạn đều có thể thực hiện công việc của mình như chat tư vấn cho khách hàng, xác nhận và theo dõi đơn hàng,…
+ Marketing sản phẩm để ra đơn hàng: Công việc chính của bạn khi làm 1 dropshipper chính là Marketing sản phẩm. Bạn chỉ cần chăm chỉ tìm cách PR sản phẩm ở nhiều nơi tiếp cận khách hàng. Thay vì phải lo trăm công trăm chuyện, bạn chỉ cần tập trung mỗi việc Marketing sao hiệu quả sale tốt nhất thôi mà.
Xem thêm:
Đột phá doanh số
Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay
Tư vấn ngayƯu và nhược điểm của Dropshipping là gì? Kiến thức Marketing
2. Nhược điểm của Dropshipping
Ngoài việc nắm rõ về Dropshipping là gì và ưu điểm thì một điều bạn cũng phải cần thật chú ý đó là nhược điểm của Dropshipping.
+ Nhược điểm đầu tiên phải kể đến khi thực hiện dropshipping đó là bạn sẽ rất khó quản lý chất lượng hàng mà nhà cung cấp gửi đi cho khách hàng. Ngay cả những nhà cung cấp dropshipping tốt nhất cũng có lúc phạm sai lầm. Bạn đã bao giờ phải nhận lỗi khi lỗi không phải lỗi của bạn hay chưa? Một trường hợp nữa có thể xảy ra là hàng trước khi gửi rất chất lượng, nhưng trong quá trình gửi thì bị hỏng hóc. Khi khách hàng phản hồi thì trách nhiệm phải quy về cho ai đây? Vấn đề này có lẽ là vấn đề lớn nhất mà các dropshipper phải tìm cách vượt qua.
+ Lợi nhuận thấp: Môi trường cạnh tranh trong ngành Dropshipping là khá lớn. Vì vậy, bạn phải tìm được một nhà cung cấp giá tốt và thương lượng một cách khéo léo để có mức chiết khấu tốt nhất, lợi nhuận cao nhất có thể. Chưa kể đến việc, nhiều nhà bán lẻ chấp nhận lãi thấp để tăng doanh số bán hàng.
+ Khâu vận chuyển phức tạp: Bạn thử tưởng tượng xem cùng một khách hàng mà họ đặt nhiều sản phẩm được cung cấp bởi các supplier khác nhau. Bạn có thể đòi khách hàng của mình trả tiền vận chuyển cho từng supplier được không? Tất nhiên là không rồi. Có một cách để cải thiện vấn đề này là bạn cộng phí ship vào giá sản phẩm, khi đó giá sản phẩm của bạn sẽ cao hơn. Sản phẩm của bạn mất lợi thế cạnh tranh về giá với sản phẩm của đối thủ.
+ Khó quản lý lượng hàng tồn kho: Nếu một ngày supplier của bạn đột nhiên báo hết hàng trong khi bạn vừa chốt sale mấy đơn. Xong rồi bạn tìm đâu ra nhà cung cấp mới để có những mẫu mã, sản phẩm đó. Bởi vì bạn không phải là người trực tiếp quản lí hàng hóa nên bạn không thể biết tình trạng hàng hóa ra sao còn hay đã hết rồi. Khi đó bạn khó lòng mà giải thích với khách hàng.
Xem thêm:
Liên hệ tư vấn quảng cáo Google
Cùng đối tác Cao Cấp Google Ngay Hôm Nay. Tư vấn miễn phí
Đăng ký NgayTrên đây là những kiến thức cơ bản về Dropshipping là gì, cũng như ưu và nhược điểm chi tiết của loại hình kinh doanh này. Nếu bạn có câu hỏi, hãy để lại comment ở bên dưới để được giải đáp nhé!