Adsplus

Sự kiện bạn quan tâm

Sự kiện bạn quan tâm

FOB là gì và CIF là gì cùng với sự khác nhau giữa chúng

Theo Incoterms thì điều khoản CIF là FOB là hai điều khoản giao hàng thuộc bộ tắc này, và được sử dụng thường xuyên trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Vậy CIF là gì? FOB là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa CIF là gì

Khái niệm CIF là gì được hiểu là CIF – viết tắt của điều kiện giao hàng, có nghĩa là giao hàng tại cảng dỡ hàng: Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Nó thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó, chẳng hạn: Cảng Hai Phòng, Cảng London, Cảng Sài gòn…

FOB là gì và CIF là gì cùng với sự khác nhau giữa chúng

Vậy CIF là gì? CIF incoterms là điều kiện giao hàng nhóm C trong cif incoterm 2010 với chữ viết tắt của Cost + Insurance + Freight tức là giá đã bao gồm tiền hàng + bảo hiểm + cước phí tàu. Thường trên hợp đồng được viết liền với tên vị trí, địa điểm có thể là tên cảng ĐẾN. Chẳng hạn CIF Seoul. Như vậy, về cơ bản CIF phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và người bán trong thương mại quốc tế.

CIF vs FOB khác nhau gì

Rất nhiều bạn hiểu nhầm về vị trí chuyển rủi ro và trách nhiệm của cif incoterms vs fob. Các bạn thường nghĩ rằng hàng hoá phải qua đến cảng đến mới hết trách nhiệm. Tuy nhiên vị trí chuyển rủi ro là tại cảng xếp hàng, người bán chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng.

Ví dụ như CIF Hải Phòng, bạn hiểu rằng người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hải Phòng, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từ địa điểm giao hàng này.

FOB là gì và CIF là gì cùng với sự khác nhau giữa chúng

Nếu như CIF Seoul (Cảng dỡ hàng, cảng đến) thì người bán Việt Nam (seller) sẽ mua bảo hiểm cho lô hàng, chuyển đơn bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm cùng với bộ chứng từ đầy đủ cho người mua Hàn Quốc (buyer) đến cảng Seoul – Hàn Quốc (cảng đến). Tuy nhiên vị trí chuyển rủi ro là tại cảng xếp hàng (Cát Lái).

Còn về FOB là gì? FOB – Free On Board ( hoặc Freight on Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Có nghĩa là hàng chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm thuộc về người bán (seller), sau khi hàng đã lên tàu thì tất cả rủi ro, trách nhiệm chuyển cho người mua (buyer).

Lan can tàu là điểm chuyển rủi ro của điều kiện FOB. Giá FOB không bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm tới điểm đến, người mua phải chịu phí thuê phương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm hàng hoá và các chi phí phát sinh khác trong quá trình chuyên chở.

Xem thêm:

Dân trong ngành thường gọi một cách quen thuộc là hợp đồng FOB, giá FOB….thì có nghĩa là hợp đồng ngoại thương đang áp dụng theo điều kiện FOB trong incoterms 2010

Đột phá doanh số

Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay

Tư vấn ngay

Về mặt thuật ngữ quốc tế trong hợp đồng phải chỉ rõ cảng (địa điểm xếp hàng). Với cấu trúc FOB + Vị trí xếp hàng (vị trí chuyển rủi ro). Lấy tên cảng xếp hàng để biết được địa điểm chuyển giao quyền và nghĩa vụ các bên.

Ví dụ FOB Cát Lái có nghĩa cảng xếp hàng là Cát Lái vị trí chuyển rủi ro người bán Việt Nam cho khách hàng nước ngoài tại cảng Cát Lái của Việt Nam, FOB ShangHai (cảng xếp hàng Shanghai)

Hiểu về định nghĩa về CIF và FOB là gì? Chúng đều có điểm tương đồng ở việc đều chuyển rủi ro từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã được đặt trên tàu, nhưng chi phí giữa hai điều kiện này của người bán và người mua sẽ khác nhau. Việc trả tiền cho chi phí vận tải hàng hóa và mua bảo hiểm, ở điều kiện FOB người mua sẽ chi trả, còn ở cif term thì người bán là người chịu chi phí này.

Xem thêm:

FOB là gì và CIF là gì cùng với sự khác nhau giữa chúng

Trong Incoterm 2010

Khi sử dụng FOB, bên mua sẽ có lợi, sẽ giảm được giá thành hàng hóa khi thuê được tàu giá cả phù hợp. Và điều kiện FOB phổ biến cho các công ty khi nhập khẩu. Còn xuất khẩu, sẽ sử dụng CIF.

Xem thêm:

Liên hệ tư vấn quảng cáo Google

Cùng đối tác Cao Cấp Google Ngay Hôm Nay. Tư vấn miễn phí

Đăng ký Ngay

Những thông tin về CIF là gì? FOB là gì? Khác nhau giữa CIF và FOB, hi vọng rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn các điều kiện này trong Incoterms, vận dụng được những nội dung này để áp dụng trong thực tế tốt hơn.

Exit mobile version