Những năm gần đây Việt Nam chứng kiến một sự phát triển mạnh mẽ của những ông lớn xe ôm công nghệ như Grab, Go Việt, … hay mạng xã hội, OTT (Viber, Zalo, …) Tất cả những mô hình kinh doanh ấy chúng ta có thể gọi chung là kinh tế chia sẻ.
1. Kinh tế chia sẻ là gì?
Kinh tế chia sẻ – Liệu đây là thách thức hay cơ hội để phát triển?
Kinh tế chia sẻ hay còn gọi là sharing economy là một mô hình thị trường lai kinh doanh dựa trên sự chia sẻ quyền truy cập về hàng hóa và dịch vụ. Khái niệm này cũng không còn quá mới nhưng tại sao nó vẫn có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ đến vậy? Đó là dựa trên 3 yếu tố:
Hành vi của khách hàng đối với hàng hóa và dịch vụ chuyển đổi từ sở hữu sang chia sẻ.
Các mạng xã hội và thương mại điện tử ngày một trở nên mạnh mẽ và kết nối mọi người lại với nhau.
Các thiết bị điện tử khiến cho việc chia sẻ hàng hóa và dịch vụ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Xem thêm:
2. Thách thức của kinh tế chia sẻ?
Kinh tế chia sẻ – Liệu đây là thách thức hay cơ hội để phát triển?
Thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây chịu tác động mạnh mẽ từ mô hình kinh doanh này và cũng chính kinh tế chia sẻ đã vô tình khiến cho nhiều doanh nghiệp “chết tức tưởi” trong cuộc đua thương trường khi họ không kịp nắm bắt và thay đổi.
Một nghiên cứu của Công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) cho biết doanh thu đến từ các doanh nghiệp áp dụng nền tảng kinh tế chia sẻ đạt tới 335 tỷ USD vào năm 2025. Điều này sẽ tác động lớn lên nhiều lĩnh vực kinh doanh truyền thông, buộc họ phải thay đổi để cạnh tranh.
Bên cạnh mình gọi xe hiện đang cực kì phổ biến tại Việt Nam thì các mô hình kinh doanh chia sẻ khác cũng dần chiếm ưu thế như dịch vụ du lịch, giúp việc nhà, vay tài chính, chia sẻ văn phòng, …
Đột phá doanh số
Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay
Tư vấn ngayXem thêm:
Theo số liệu của Grant Thornton, năm 2016, Airbnb (chia sẻ phòng lưu trú) chỉ có 6.500 căn hộ cho thuê tại Việt Nam, nhưng năm 2017, nguồn cung của Airbnb đã tăng gấp 2,5 lần với hơn 16.000 căn hộ, chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM. Mô hình này cũng kéo theo hàng loạt startup trong lĩnh vực cho thuê phòng trực tuyến tại Việt Nam như Luxstay, Mystay, Homeaway, Holteljob…
Việc các doanh nghiệp thay đổi theo một nền kinh tế mới này giúp cho họ tái cấu trúc lại nhiều ngành nghề trên cơ sở tiết kiệm hiệu quả nguồn lực, minh bạch, linh hoạt, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho người dùng với mức chi phí hợp lý hơn.
Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy sự phát triển của kinh tế chia sẻ thì các doanh nghiệp cần phải đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp, cải cách chính sách và phát triển theo định hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Kinh tế chia sẻ – Liệu đây là thách thức hay cơ hội để phát triển?
Mô hình kinh tế chia sẻ cũng sản sinh ra các quan hệ thị trường mới, vừa thúc đẩy cạnh tranh, vừa làm phát sinh sự xung đột. Dù được xem là mô hình mang đến nhiều lợi ích cho xã hội nhưng trong một giai đoạn ngắn, các nền kinh tế chưa có sự chuẩn bị cần thiết nhằm có chính sách phù hợp để thúc đẩy.
Theo ông Stefan Hajkowicz – đại diện Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO), sự phát triển của công nghệ mới làm thay đổi cách thức làm việc của người lao động. Ước tính 14% nghề nghiệp sẽ hoàn toàn biến mất và 48% công việc hiện nay sẽ phải thay đổi vì tự động hóa và công nghệ mới.
Theo khảo sát của CIEM, cứ 4 người Việt Nam được hỏi thì có 3 người cho biết họ thích ý tưởng về mô hình kinh doanh chia sẻ và 76% cho biết sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ theo mô hình này.
Lời kết
Liên hệ tư vấn quảng cáo Google
Cùng đối tác Cao Cấp Google Ngay Hôm Nay. Tư vấn miễn phí
Đăng ký NgayNhư vậy việc cố gắng hội nhập và thay đổi theo sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế chia sẻ là vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta vẫn đi sau thời đại thì chúng ta cũng sẽ giống như những cái tên đã chết dần trong tâm trí người tiêu dùng mà nếu không kể đến thì ai cũng có thể mường tượng ra được. Cuộc sống luôn thay đổi và trào lưu luôn sẽ luôn xuất hiện bất cứ khi nào và việc quan trọng là chúng ta có thể nắm bắt chúng và thay đổi để tồn tại hay không?