Với một thị trường mà người tiêu dùng thay đổi mỗi ngày, các trung tâm thương mại cũng phải thay đổi để tồn tại. Họ đang chuyển mình theo một hướng mới để có thể đáp ứng được xu hướng tiêu dùng đòi hỏi sự tiện lợi và trải nghiệm cao hơn.
Theo thống kê mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho biết thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng hai con số hàng năm, đẩy doanh thu ngành bán lẻ cả nước năm 2018 lên đến hơn 3.000 nghìn tỷ đồng, tăng 12,4% so với 2017.
Một khảo sát của Savills Việt Nam cho biết tỉ lệ cho thuê văn phòng tại các trung tâm thương mại bán lẻ hiện vẫn lên tới 97%. Tuy nhiên vẫn có nhiều trung tâm thương mại phải dừng hoạt động hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng để có thể tiếp tục tồn tại.
1. Trung tâm thương mại dần chuyển thành cao ốc cho thuê văn phòng
Trung tâm thương mại – Sự chuyển mình để tồn tại
Một ví dụ điển hình cho việc này là RomeA. Trung tâm thương mại này đã phải đóng cửa bớt tầng bán lẻ từ giữa 2018 để chuyển đổi thành văn phòng cho thuê. Dù hoạt động bán lẻ vẫn diễn ra ở hai tầng của trung tâm RomeA nhưng lượng khách vẫn rất ít.
Việc chuyển đổi của RomeA cũng đã được dự đoán từ trước, vì trước đó đã có rất nhiều trung tâm cũng đã dần đóng cửa và chuyển mặt bằng bán lẻ của họ thành văn phòng cho thuê. Điển hình như: Pico Plaza, Cộng Hòa Garden, Zen Plaza, …
Nguyên nhân có thể lý giải cho vấn đề này chính là hoạt động kinh doanh của khách thuê không tốt. Những sản phẩm họ kinh doanh đã không kịp thời đáp ứng được các xu hướng thị trường mới. Chẳng hạn như trung tâm Parkson cũng đã phải chứng kiến sự thưa thớt dần khách hàng của họ mỗi ngày.
Trung tâm thương mại – Sự chuyển mình để tồn tại
Vậy theo góc nhìn khác thì việc chuyển mình của các trung tâm thương mại cũng là một cách xử lý hợp lý nhất hiện nay. Đó cách có thể duy trì sự tồn tại của trung tâm và cũng là cách giúp tăng dòng tiền cho chủ đầu tư khi thị trường văn phòng cao ốc đang thiếu hụt. Hiện nay, tỉ lệ trống của các văn phòng tại TPHCM là 3% cho các văn phòng hạng A và 5% cho hạng B (theo bà Dương Thùy Dung – giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam)
2. Tập trung tăng tỉ trọng cho lĩnh vực dịch vụ, ăn uống
Khác với các ngành hàng bán lẻ như quần áo, trang sức, … thì lĩnh vực F&B đang dần chiếm tỉ trọng cao hơn trong các trung tâm thương mại.
Đột phá doanh số
Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay
Tư vấn ngayTheo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường bất động sản CBRE Việt Nam thì chủ đầu tư tại TPHCM đang dành nhiều diện tích cho lĩnh vực ăn uống, từ 19% năm 2015 lên đến 31% diện tích năm 2018. Tỷ lệ này tương đương với diện tích dành cho lĩnh vực thời trang và phụ kiện.
Một ví dụ điển hình cho điều này là Vincom Đồng Khởi (quận 1). Các thương hiệu ăn uống chiếm tới 29% trong tổng các thương hiệu đang hoạt động tại đây (theo khảo sát của Forbes Việt Nam tháng 1/2019)
Trung tâm thương mại – Sự chuyển mình để tồn tại
Vậy chúng ta có thể thấy được các trung tâm thương mại hiện nay không còn mang trong nó khái niệm đơn thuần là đến đây và mua sắm nữa. Nó đã chuyển mình thành nơi mà người tiêu dùng có thể đến để ăn uống, xem phim, và có nhiều trải nghiệm khác.
Tại Châu Á, các thương hiệu mới gia nhập thị trường có xu hướng tập trung vào thương hiệu F&B hơn là các thương hiệu thời trang. Các thương hiệu F&B từ mức chỉ chiểm 12% số thương hiệu mới vào thị trường Châu Á năm 2012 thì giờ đây nó đã chiếm tới 36% năm 2017. Trái ngược, các thương hiệu thời trang chỉ chiếm 28% năm 2012 và giảm xuống dưới 16% năm 2017.
Từ đây chúng ta có thể thấy được xu hướng chuyển mình của các trung tâm thương mại không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà nó đang tạo nên một làn sóng khắp Châu Á. Một số thương hiệu cũng đã chuyển mình sang lĩnh vực F&B để cùng gia nhập cuộc đua và cạnh tranh gay cấn này.
Lời kết
Xu hướng là điều tất yếu mà nó sẽ luôn xảy ra và việc các trung tâm thương mại cần làm là đón nhận nó, thay đổi bản thân để có thể tồn tại, phát triển.
Liên hệ tư vấn quảng cáo Google
Cùng đối tác Cao Cấp Google Ngay Hôm Nay. Tư vấn miễn phí
Đăng ký NgayDù thương mại điện tử vẫn đang phát triển rất mạnh mẽ trong những năm nay, nhưng thực tế người tiêu dùng vẫn muốn có những trải nghiệm thật hơn là qua những hình ảnh quảng cáo. Và đó là lý do các trung tâm thương mại vẫn không thể thiếu trong nhu cầu của họ.