Thị trường vốn là một yếu tố cần thiết trong tài chính giúp cung ứng nguồn vốn dài hạn cho ngành kinh tế. Vậy thị trường vốn là gì và vai trò của nó như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam?
Thị trường vốn là gì? Thực trạng thị trường vốn tại Việt Nam
1. Thị trường vốn là gì?
Có nhiều người sẽ thắc mắc thị trường vốn là gì? Đây là một bộ phận của thị trường tài chính cung cấp vốn đầu từ dài hạn trên một năm cho nền kinh tế nhưng phải thông qua thể chế để vay và cho vay với những yêu cầu và điều kiện khác nhau.
Ai là người có thể tham gia vào thị trường vốn? Đó là các tổ chức tài chính với vị thế là bên cho vay và các đơn vị kinh doanh, tập đoàn là vị thế của người đi vay. Thị trường vốn sẽ cung ứng vốn dài hạn và vốn sở hữu tài chính cho Chính phủ cũng như là các doanh nghiệp.
2. Các công cụ trong thị trường là gì?
Nó bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu công ty, vay thương mại, vay thế chấp, vay tiêu dùng hoặc chứng khoán chính phủ và chứng khoán các cơ quan thuộc chính phủ.
Xem thêm:
3. Các loại thị trường vốn:
Dựa trên hàng hóa
Thị trường cổ phiếu: Đây là thị trường – nơi mà các bên thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi các giấy tờ xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông.
Thị trường trái phiếu: Hàng hóa được mua bán trong thị trường này là trái phiếu.
Đột phá doanh số
Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay
Tư vấn ngayThị trường chứng khoán phái sinh: Tại đây hàng hóa không phải là các tài sản thông thường mà nó là các quyền, hợp đồng, nghĩa vụ được chuyển nhượng quyền sở hữu từ bên này sang bên khác.
Dựa vào sự luân chuyển vốn
Thị trường sơ cấp: Ngân hàng đảm nhiệm việc bảo lãnh phát hành chứng khoán, từ đó đảm bảo nguồn vốn trung và dài hạn.
Thị trường thứ cấp: Tại đây, các nhà đầu tư được khuyến khích mua bán lại chứng khoán giúp nâng cao tính thanh khoản cho các chứng khoản được giao dịch.
Xem thêm:
4. Chức năng của thị trường vốn là gì?
Thị trường vốn là gì? Thực trạng thị trường vốn tại Việt Nam
Nhìn chung từ những giao dịch được thực hiện thì chức năng của nó bao gồm: huy động tiết kiệm, tạo vốn, cung cấp một kênh đầu tư, cung cấp dịch vụ, tăng tính thanh khoản của các quỹ và tăng tốc đọ phát triển của nền kinh tế.
5. Thị trường vốn tại Việt Nam
Ưu điểm
Tại Việt Nam thì các ngân hàng nắm giữ tỷ trọng lớn nhất trên thị trường vốn, tiếp nối theo là trái phiếu và cổ phiếu. Ngân hàng cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế chủ yếu thông qua các hoạt động tín dụng.
Thị trường vốn những năm gần đây đã có sự dịch chuyển cơ cấu từ khu vực các tổ chức tín dụng sang thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán, theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đang trở thành một kênh huy động vốn mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam và đang càng ngày càng vững chắc và hoàn thiện về cơ cấu. Các doanh nghiệp nhà nước đang có xu hướng cổ phần hóa để mở rộng được cơ hội đầu tư lớn hơn từ các nhà đầu tư bên ngoài.
Việt Nam được dự đoán sẽ phát triển mạnh thị trường vốn và sẽ có những kế hoạch tối ưu để có thể đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái hóa vốn nhà nước của Chính phủ.
Thị trường vốn là gì? Thực trạng thị trường vốn tại Việt Nam
Hạn chế
Bên cạnh sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây thì đáng tiếc là với một quy mô nhỏ, ít sán phẩm nên Việt Nam vẫn chỉ duy trì vị thế ở một vị trí tương đối thấp trên thị trường vốn của Châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên thê giới.
Liên hệ tư vấn quảng cáo Google
Cùng đối tác Cao Cấp Google Ngay Hôm Nay. Tư vấn miễn phí
Đăng ký NgayNhư vậy bài viết đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về thị trường vốn là gì và những kiến thức xung quanh nó. Thêm vào đó, thị trường vốn tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được những tăng trưởng nhất định của kênh cung cấp vốn quan trọng này đối với nền kinh tế.