Dẫn đầu vị trí xếp hạng top 100 thương hiệu toàn cầu được công bố vẫn thuộc về 2 ông trùm Apple và Google. Vậy họ có bí quyết gì để có thể thành công đến như vậy? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho các bạn một vài bí quyết “nho nhỏ” giúp các bạn thành công.
Trở thành thương hiệu toàn cầu – Ngại gì mà không thử
Những thương hiệu toàn cầu – “gã khổng lồ” đứng đầu thế giới
Vừa qua, báo chí vừa công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu toàn cầu. Theo đó, Apple và Google vẫn là 2 thương hiệu “bá chủ” bảng xếp hạng này. Theo sau đó, “gã khổng lồ” Microsoft đã soán ngôi Coca-Cola để vươn lên vị trí số 3, đồng nghĩa Coca-Cola bị tụt hạng so với năm 2016. Riêng Samsung đã tăng trưởng thêm 1 bậc nhưng chỉ đang đứng thứ 6, tức cách khá xa Apple và Google.
Cũng trong bảng xếp hạng thương hiệu toàn cầu này, thương hiệu Huawei của Trung Quốc đứng vị trí 70. Cụ thể hơn, giá trị thương hiệu của Huawei đã tăng 14% so với năm ngoái. Đây là 1 trong 16 thương hiệu có mức tăng trưởng hai con số về giá trị trong danh sách “top” 100. Ngược lại, Lenovo của Trung Quốc bị rơi một bậc, song may mắn là vẫn nằm trong bảng xếp hạng này ở thứ hạng cuối cùng – vị trí 100.
Điều gì đã làm nên thành công lẫy lừng của họ…
Những bài học từ Trung Quốc khiến cho cả thế giới “sửng sốt”
Trung Quốc – một đất nước đáng để học hỏi về công nghệ thông tin
Khi nói đến hàng “made in China”, người tiêu dùng thường có những ác cảm vì họ nghĩ rằng: hàng Trung Quốc chỉ là những mặt hàng rẻ tiền, chất lượng kém, v.v…
Nhưng nếu quan sát dưới góc nhìn của các nhà làm tiếp thị, có thể bạn sẽ có cái nhìn khác đi về các thương hiệu Trung Quốc khi liên tiếp trong những ngày gần đây trên các phương tiện truyền thông quốc tế chạy tít những dòng như “Lenovo mua lại IBM PC” hoặc “ Haier dần chiếm lĩnh thị trường thế giới” để trở thành thương hiệu toàn cầu, v.v… ngay trên trang nhất.
Xem thêm:
Và cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên khi nghe tin có đến 43 thương hiệu của Trung Quốc được xếp hạng là “thương hiệu toàn cầu” theo một cuộc khảo sát mới đây. Tất cả đều trải nghiệm qua một quá trình: “thích nghi, phát triển và trở nên thành công”.
Cạnh tranh nhau qua mục tiêu “giá thành rẻ và chất lượng tương xứng”
Đột phá doanh số
Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay
Tư vấn ngayThị trường Trung Quốc có sự cạnh tranh khốc liệt của rất, rất nhiều nhãn hiệu trong cùng một ngành hàng
Ví dụ: ngành hàng tẩy rửa gia dụng có hơn 6000 nhãn hiệu khác nhau, mì ăn liền có hơn 8000 nhãn hiệu khác nhau, sản phẩm diệt côn trùng có hơn 1,000 nhãn hiệu khác nhau…
Thời kỳ trước, các công ty Trung Quốc chỉ đua nhau cho ra đời hàng loạt các “sản phẩm giá rẻ, chất lượng tương ứng” để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khổng lồ của thị trường nội địa và phân khúc thấp của thị trường thế giới.
Họ làm được như vậy là nhờ vào sự hỗ trợ gần như tuyệt đối của chính phủ: vay tín chấp không trả lãi, mục tiêu lợi nhuận không đặt lên hàng đầu mà chỉ cần dây chuyền sản xuất chạy hết công suất để giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
Trong thời kỳ này, người tiêu dùng Trung Quốc luôn ao ước sở hữu được các nhãn hiệu phương Tây vì họ luôn nghĩ rằng nó tốt hơn, chất lượng hơn.
Trở thành thương hiệu toàn cầu – Ngại gì mà không thử
Chen chân cùng các nhãn hiệu Phương Tây nổi tiếng bằng con đường “hàng nhái”
Trên lĩnh vực tiếp thị, các công ty Trung Quốc lúc này cạnh tranh với các nhãn hiệu Phương Tây bằng hình thức “hàng nhái”. “Họ sao chép lại nhưng hành động còn nhanh hơn chúng tôi, và họ làm được như thế này bởi vì luật sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp và tác quyền gần như không hiện hữu trên đất nước này” thuật lại lời nhận xét của Giám đốc tiếp thị một công ty đa quốc gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh có mặt ở Trung Quốc.
Xem thêm:
Volvo, một nhãn hiệu xe hơi hàng đầu của Phương Tây, đã điêu đứng tại thị trường Trung Quốc vì nạn nhái kiểu dáng và “chôm” công nghệ. SC.Johnson & Son, công ty sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu của Mỹ, cũng đã bị phỏng tay trên một ý tưởng sản phẩm mới chỉ vì nhà cung ứng bao bì có bạn là một doanh nhân trong cùng ngành hàng với SC.Johnson.
Trở thành thương hiệu toàn cầu – Ngại gì mà không thử
Không dừng ở đó…
Các nhãn hiệu Trung Quốc đặt ra mục tiêu phải là các thương hiệu toàn cầu
Thị trường trong nước chưa phải là điểm dừng của các thương hiệu Trung Quốc, họ đang muốn trở thành những thương hiệu toàn cầu như CocaCola hay Mc Donald. Họ trên đường chinh phục mục tiêu này thông qua việc bắt tay với các công ty quảng cáo, nghiên cứu thị trường toàn cầu và sát nhập, mua lại các thương hiệu toàn cầu của Phương Tây.
Tiêu biểu trong số này có Legend Computer hay còn gọi là Lenovo, vừa quyết định mua lại nhánh sản xuất PC của IBM trị giá hàng tỉ USD. Haier, được mệnh danh như GE của Trung Quốc, nhãn hiệu hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực sản phẩm điện gia dụng, thì quyết định xây nhà máy ở khắp Châu Âu lẫn tại Mỹ để chinh phục thị trường này.
Xem thêm:
Liên hệ tư vấn quảng cáo Google
Cùng đối tác Cao Cấp Google Ngay Hôm Nay. Tư vấn miễn phí
Đăng ký NgayHiểu được cách mà các thương hiệu toàn cầu đang làm gì, việc đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu ngay những bí quyết phát triển của Trung Quốc từ một đất nước kém phát triển nhưng nay đã trở thành top 3 quốc gia giàu nhất thế giới. Họ đã làm gì để có những thành công như thế này? Liệu thương hiệu bạn đang mới bắt đầu startup có trở thành thương hiệu toàn cầu hay không, tất cả đều phụ thuộc vào sự cố gắng từng ngày của chính bản thân bạn.