Adsplus

Sự kiện bạn quan tâm

Sự kiện bạn quan tâm

Wallmart – Từ cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ đến “ông trùm” siêu thị

Wallmart ban đầu chỉ là một cửa hàng tạp hóa nho nhỏ, với chiến lược kinh doanh giá rẻ nhất có thể, hướng về thị trường nông thôn. Sam Walton xây dựng thành công hệ thống siêu thị Walmart lừng danh.

Wallmart – Từ cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ đến “ông trùm” siêu thị

Wallmart – chuỗi hệ thống cửa hàng tạp hóa lớn nhất nước Mỹ

Khi mở tiệm tạp hóa nhỏ tại thị trấn Newport, một khu vực hẻo lánh của nước Mỹ, Sam Walton đã mang trong mình khát vọng chinh phục thị trường nông thôn, nơi nhiều “ông lớn” lĩnh vực bán lẻ lúc đó bỏ quên.

Chiến lược bán hàng giá thấp, tiết kiệm chi phí tối đa đã đưa ông trở thành tỷ phú và đặt nền tảng cho đế chế siêu thị hàng đầu Walmart vươn ra toàn nước Mỹ, chinh phục thị trường thế giới.

Có thể thấy qua số nhân viên của Walmart hiện nay hơn 2 triệu người, làm việc tại 8.500 siêu thị toàn cầu và phục vụ hơn 200 triệu khách hàng ghé đến mỗi tuần. Nhà thành lập ra Wallmart đã tin rằng “Trong lĩnh vực bán lẻ, điều đó có nghĩa là bạn hạ giá nhưng lại kiếm nhiều hơn nhờ số lượng bán ra”.

Phương châm và cũng là kim chỉ nam của Walmart cho đến tận bây giờ mà Walton xây dựng là “Save money. Live better”, có nghĩa là tiết kiệm tiền để có cuộc sống tốt hơn.

Nhà sáng lập đưa ra quan niệm của mình “Tôi thực sự mong rằng hàng hóa giá thấp có thể giúp dân lao động và người ở tầng lớp trung lưu không còn lo nghĩ quá nhiều về đời sống của họ”.

Chính những điều này đã đem lại sự thành công vượt bậc cho Walmart khi chỉ 7 năm sau ngày thành lập, Sam Walton sở hữu 38 cửa hàng với doanh thu hơn 44 triệu USD.

Wallmart – Từ cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ đến “ông trùm” siêu thị

Thế nhưng cửa hàng tạp hóa này cũng gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình phát triển

Điển hình là sự kiện hạ gục danh hiệu “ông vua giá thấp” của Walmart, một chuỗi siêu thị của Đức đã làm đảo lộn thị trường bán lẻ từ Anh đến Mỹ.

Đó chính là chuỗi cửa hàng tạp hóa Lidl – hãng trở thành tân binh “trẻ nhưng có võ” trong thị trường bán lẻ Mỹ. Tất cả nằm trong 2 chữ ai cũng biết mà chẳng mấy người làm được trọn vẹn: quản lý.

Đột phá doanh số

Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay

Tư vấn ngay

Mọi năm, Walmart thường thống trị thị trường bán lẻ bằng chiến lược giá “Everyday Low Price” (một dạng bình ổn giá thấp mà chuỗi siêu thị này cung cấp cho khách hàng của họ). Tuy nhiên mới đây, một hãng bán lẻ của Đức – Lidl vừa bước chân vào thị trường Mỹ đã đánh bại danh hiệu “ông vua giá thấp” mà Walmart dày công xây dựng.

Chuỗi cửa hàng tạp hóa này đánh bại “ông lớn” Wallmart nhờ vào hầu hết sản phẩm ở đây đều đến từ các nhãn hàng riêng của nhà bán lẻ: Khoảng 90% sản phẩm được bày bán trong chuỗi cửa hàng của Lidl là làm việc trực tiếp với nhà sản xuất để tạo ra những nhãn hiệu của riêng mình.

Lợi ích của việc bán hàng này là Lidl có thể cắt giảm trung gian mà hầu hết đó chính là những chi phí cho nhà cung cấp. Bên cạnh đó, bởi trực tiếp làm việc với nhà sản xuất do đó Lidl có quyền kiểm soát cao hơn đối với chi phí sản xuất, do đó có thể tự thiết lập giá cho chính sản phẩm của mình.

Wallmart – Từ cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ đến “ông trùm” siêu thị

Đứng trước nguy cơ cạnh tranh khốc liệt, Microsoft đã ra tay giúp đỡ chuỗi cửa hàng tạp hóa này

Microsoft hợp tác cùng chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn nhất nước Mỹ để đấu lại các hãng cạnh tranh khác: Điển hình như “ông lớn” Amazon. Chính vì thế mà Microsoft và Kroger cùng “song kiếm hợp bích” bắt tay nhau để “tái định nghĩa lĩnh vực cửa hàng tạp hóa bán lẻ”.

Wallmart bắt tay với Microsoft để xây dựng hai cửa hàng tạp hóa công nghệ cao. Theo đó các cửa hàng này sẽ có các kệ hàng với nhãn dán kỹ thuật số và các camera nhận diện hình ảnh, với mục đích tạo ra một môi trường bán lẻ trong đó cả khách hàng và các nhân viên cửa hàng có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm những món đồ cần thiết.

Xem thêm:

Hai công ty còn hi vọng sẽ sử dụng các bảng chỉ dẫn kỹ thuật số để bán các quảng cáo hướng đối tượng dựa trên đặc điểm nhân khẩu học khách hàng.

Đối với khách hàng, lợi ích lớn nhất mà họ thu được từ hai cửa hàng tạp hóa  đầu tiên này là trải nghiệm mua sắm được hướng dẫn “tận răng”. Thông qua một ứng dụng, hoặc một trong các thiết bị đầu cuối “Scan, Bag, Go” hiện tại, khách hàng sẽ được chỉ dẫn đi quanh cửa hàng để tìm các món đồ trong danh sách mua sắm của họ.

Khi họ đến vị trí cần đến, các kệ hàng với bảng hiệu kỹ thuật số sẽ hiển thị một biểu tượng được cá nhân hóa, cho họ biết món đồ họ cần đang nằm ở đâu. Ứng dụng, hoặc thiết bị đầu cuối, sau đó sẽ có thể được dùng để quét món hàng, trước khi chỉ dẫn khách hàng đến quầy hàng tiếp theo.

Xem thêm:

Khi không đảm nhiệm việc chỉ dẫn khách hàng, những biển hiệu kỹ thuật số có thể hiển thị giá và thông tin sản phẩm, hoặc có thể trình chiếu các quảng cáo hướng đối tượng cho khách hàng xem dựa trên thông tin nhân khẩu học của họ. Ứng dụng của cửa hàng tạp hóa Wallmart này còn có thể đề xuất các món hàng dựa trên thói quen mua sắm của khách hàng.

Các nhân viên bán lẻ cũng sẽ được hưởng lợi từ hệ thống bán hàng mới. Các bảng chỉ dẫn sẽ nhấp nháy để cho họ biết món đồ nào cần lấy và mang ra phương tiện giao hàng đậu bên ngoài cửa hàng, và sẽ có các camera nhận diện hình ảnh gắn trên trần cửa hàng để giám sát khi nào hàng trên kệ đã hết. Các cảm biến trong tủ đông lạnh của cửa hàng còn có thể báo động cho nhân viên nếu nhiệt độ tăng lên quá cao nhằm ngăn các món đồ chứa bên trong bị hỏng.

Xem thêm:

Liên hệ tư vấn quảng cáo Google

Cùng đối tác Cao Cấp Google Ngay Hôm Nay. Tư vấn miễn phí

Đăng ký Ngay

Có thể nói sự hợp tác với Microsoft này đã đưa cửa hàng tạp hóa mang tên Wallmart này lên một tầm cao mới. Liệu Amazon có phải là đối thủ đáng để dè chừng cho thương hiệu này hay không? Hay còn một số các cửa hàng khác đang lăm le Wallmart? Thế nhưng cho gì đi nữa thì công nghệ này cũng đã rất tiên tiến hơn rất nhiều, hy vọng Wallmart trong tương lại sẽ đánh bật mọi đối thủ nhờ công nghệ này.

Exit mobile version