Thuật ngữ BTL và ATL được sử dụng lần đầu tiên bởi P&G vào năm 1954 nhằm phân biệt các khoản phí phải chi trả cho các hoạt động quảng cáo khác nhau về tính chất và độ rộng. Đến nay, vẫn chưa có khái niệm rõ ràng cho câu hỏi BTL là gì.
BTL trong Marketing là gì và sự khác biệt giữa ATL và BTL
BTL là viết tắt của Below The Line – loại hình Marketing hỗn hợp. BTL nhắm đến một nhóm đối tượng cụ thể cho nên phạm vi đối tượng hẹp. BTL sử dụng 2 công cụ chính chuyên biệt là trade marketing và digital marketing. Mục tiêu của BTL đó là tăng nhận diện thương hiệu, tăng lượng khách hàng trung thành, xây dựng và duy trì tình yêu của khách hàng đối với thương hiệu. BTL thúc đẩy khách hàng mua sắm và sử dụng sản phẩm nhiều lần, gắn kết khách hàng với thương hiệu. BTL Marketing thường sử dụng các hình thức quảng cáo trực tuyển như facebook, PR online, banner … và các hình thức Marketing tại điểm bán như sampling, roadshow, booth activation, … Quan sát những xu hướng Marketing gần đây, không khó để nhận ra BTL đang là một trong những xu hướng Marketing mới.
Vậy sự khác nhau giữa ATL và BTL là gì?
ATL (Above The Line) cũng là một loại hình Marketing hỡn hợp nhằm mục đích xây dựng thương hiệu và tính cách cho thương hiệu. ATL hướng tới phạm vi khách hàng rộng lớn hơn để quảng bá hình ảnh thương hiệu, tăng nhận diện của khách hàng về thương hiệu. ATL sử dụng các kênh mass media như ti vi, báo in, tạp chí, outdoor,…
BTL trong Marketing là gì và sự khác biệt giữa ATL và BTL
- Đối tượng:
ATL: hướng tới nhóm khách hàng đại chúng, phạm vi khách hàng rộng lớn
BTL: Hướng tới nhóm người tiêu dùng mục tiêu, phạm vi khách hàng nhỏ hẹp hơn. Nhóm khách hàng này thường được phân chia ở những độ tuổi nhất định, có những sớ thích liên quan
- Mục đích
ATL: xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu và quảng bá thương hiệu, truyền tải thông điệp về cá tính, tính cách của thương hiệu
BTL: xây dựng câu chuyện tình yêu giữa khách hàng và thương hiệu, duy trì sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu
- Hiệu quả tương tác
ATL: độ tương tác thấp do chỉ truyền tải thông tin thương hiệu một chiều – tư doanh nghiệp đến khách hàng
BTL: độ tương tác khá cao do nguồn thông tin đa chiều tạo ra sự tương tác qua lại giữa khách hàng và doanh nghiệp
Đột phá doanh số
Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay
Tư vấn ngayXem thêm:
- Đo lường kết quả
ATL: việc đo lường khá khó khăn do sử dụng một số kênh Trade Marketing như quảng cáo banner ngoài trời, OOH,..
BTL: việc đo lường khá dễ dàng và tương đối đầy đủ, chính xác
- Đo lường kết quả
ATL: Qua các kênh truyền thong như tivi, radio, báo, tạp chí… có thể đo lường được tương đối chính xác về hiệu quả của quảng cáo. Tuy nhiên, một số dạng truyền thông khác rất khó để xác định như quảng cáo ngoài trời, OOH…
BTL: Đo lường được tương đối đầy đủ và chính xác. Ví dụ số mẫu được phát, chương trình tài trợ hoặc một event đã có bao nhiêu người tham dự, tình cảm yệu ghét đối với hoạt động đó như thế nào?
- Sử dụng các phương tiện truyền thông
ATL: các phương tiện truyền thông gắn liền với ATL
BTL: ít khi sử dụng tới các phương tiện truyền thông
Xem thêm:
Hiện nay, nhiều marketer đang chuẩn dần sang BTL Marketing, thế nhưng sự kết hợp giữa ATL và BTL tạo ra sự cộng hưởng to lớn, tác động mạnh mẽ tới khách hàng. Vừa gầy dựng được hình ảnh thương hiệu, vừa chăm sóc khách hàng trung thành phải là sự kết hợp của cả hai.