Hiệu ứng domino khiến chúng ta liên tưởng đến sự lan truyền mà các thương hiệu luôn ráo riết thực hiện. Tại đó thương hiệu chính là đầu quân tiến hành các tác động lực, số lượng khách hàng mà họ có cơ hội tiếp cận và cách nó thu hẹp khoảng cách giữa quân cờ đầu này và khách hàng.
1. Sự lan truyền của hiệu ứng domino
Hiệu ứng domino hay đơn giản chúng ta tưởng tượng đến việc quân cờ đầu tiên gây tác động lan truyền tới những quân cờ còn lại. Để làm được điều này thì khoảng cách là một điều quan trọng. Nó thể hiện được việc các nhãn hàng luôn muốn kiên kết các mỗi quan hệ của mình với công chúng. Nếu một quân cờ nào trong dãy domino đó bị đứt quãng thì việc tiếp cận những quân cờ đằng sau đó là vô cùng khó khăn hay không muốn nói là không thể.
Việc gắn kết và lan truyền của hiệu ứng domino cũng giống như việc chúng ta thiết lập mối quan hệ với một ai đó. Nếu chúng ta muốn đưa mối quan hệ lên một bậc thang mới thì chúng ta phải tạo ra được càng nhiều mối liên kết càng tốt. Từ đó chúng ta sẽ có thể đưa mối quan hệ ấy từ kết bạn đến bạn thân rồi đến tri kỷ.
Xem thêm:
2. Bài toàn về khoảng cách
Hiệu ứng domino – Khát khao lan truyền thương thiệu trong Marketing
Từ việc chúng ta kết bạn và muốn thân thiết thì chúng ta cần phải thường xuyên tiếp cận và thu hẹp khoảng cách. Và đây cũng chính là điều mà các thương hiệu luôn cảm thấy khó khăn.
Tại sao lại gọi đây là một bài toàn khó? Đơn giản về thời đại luôn phát triển và các mà các nhà Marketing tiếp cận cũng sẽ phải luôn thay đổi theo. Luôn sẽ có những cái mới như máy tính bảng, smartphone xuất hiện và thay thế những cái cũ như Tivi, điện thoại bàn, thư, … Vậy nên để đảm bảo hiệu ứng domino luôn hoạt động liên tục, chúng ta luôn phải đảm bảo về những thông tin, hình ảnh, thông điệp của sản phẩm xuất hiện và bủa vây khắp các mặt trận và mọi lúc.
Khi thời đại phát triển thì cái nhìn của con người cũng thay đổi, giống như là cái cách mà họ trở nên nghi ngờ với truyền thông. Khi truyền thông bủa vây họ ngày càng nhiều, họ cũng phải ngốn quá nhiều thông điệp thì họ sẽ bắt đầu có những phản ứng mạnh hơn với nó. Vậy nên cách tiếp cận của truyền thông bây giờ trở nên thật khó khăn và nhạy cảm hơn bao giờ. Chúng ta không thể kết nối với họ một cách dễ dàng như trước nữa. Ngay cả việc chúng ta tương tác với họ thông qua mạng xã hội cũng không còn hiệu quả.
Hiệu ứng domino – Khát khao lan truyền thương thiệu trong Marketing
Điều đó cũng cho chúng ta hiểu được những cuộc chơi ảo bây giờ không còn mang lại cảm giác và sự gắn kết như trước nữa. Mà thay vào đó, những nhà Marketing cần có những hành động cụ thể, sự tham gia trực tiếp để gắn kết và cảm nhận. Rất nhiều nhãn hàng đã hành động để thay đổi và nhận được những thành quả xứng đáng với họ.
Đột phá doanh số
Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay
Tư vấn ngayMột ví dụ cho điều này là BurgerKing với “Morning like a king” (Cannes Lion 2005).Ý tưởng của họ bắt đầu từ những chuyến tàu điện sáng sớm tại Hàn Quốc. Họ đã sáng tạo ra những chiếc mặt nạ che mắt để người đi tàu có thể dùng để chợp mắt một chút trước khi tàu của họ đến trạm dừng chân. Những hành động này đã tạo ra được thiện cảm khi những người đi tàu có thể an tâm là họ sẽ được đánh thức và BurgerKing sẽ tặng cho họ một voucher miễn phí đặt trong chiếc bịt mắt như một món quà của lòng tốt.
Sau khi “Moring like aKing” được triển khai, tổng lượng tiêu thụ sản phẩm tại các cửa hàng vào buổi sàng tại BurgerKing tăng 18,7%. Hiệu ứng domino của thương hiệu này cũng được gia tăng khi công chúng nói về thương hiệu này tăng 44,5%. Mức độ nhận diện thương hiệu này sau một tháng đã tăng xấp xỉ 33%.
Xem thêm:
3. Sức mạnh của hiệu ứng domino đến từ đâu?
Hiệu ứng domino – Khát khao lan truyền thương thiệu trong Marketing
Khác với việc đưa ra những cách tiếp cận truyền thống thì việc tương tác trực tiếp với khách hàng đã giúp họ thôi thúc và khích lệ khách hàng nhiều hơn. Thay vì bủa vây khách hàng bằng những thông điệp mà đôi khi họ cũng không quan tâm thì những hành động như vậy sẽ giúp những thương hiệu trở thành người đứng đầu nắm bắt được cảm xúc của người tiêu dùng.
Bên cạnh việc tạo ra được sức lan truyền thì các nhà marketing cũng khiến cho khách hàng có những cảm nhận tích hơn về thương hiệu của họ. Khách hàng sẽ được trực tiếp tiếp xúc chứ không phải cảm thấy phiền toái, khó chịu như bị ai đó quấy rầy mình. Một chiến dịch truyền thông hiệu quả là khi nó có thể chạm vào mối quan tâm của khách hàng khiến họ chia sẻ với những người xung quanh. Bằng những trải nghiệm thực tế, câu chuyện của họ mang đến đa sắc, sống động và nhiều cảm xúc; thông tin được lan truyền một cách tự nhiên, lại đáng tin cậy hơn nhiều bởi mỗi nhân vật một khi tham gia vào hoạt động đã trở thành đại sứ hình ảnh cho chiến dịch.
Những nhà Marketing không thể ép buộc mọi người mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ nhưng chúng ta chắc chắn có thể thúc đẩy cho họ chia sẻ những kỷ niệm liên quan đến thương hiệu. Điều đó tùy thuộc vào cách mà chúng ta sắp xếp các quân cờ để tạo nên hiệu ứng domino.