Tháp nhu cầu Maslow


Tháp nhu cầu Maslow là gì và làm sao để đạt bậc cao nhất trong tháp?

- 587 lượt xem 235 lượt tải

Tháp nhu cầu Maslow đã có từ rất lâu đời và được nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943. Đây là lý thuyết vô cùng quan trọng và gây ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực, kể cả cá nhân của mỗi con người. Vậy để hiểu tháp nhu cầu Maslow là gì, làm thế nào để đạt được bậc cao nhất của tháp, hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.

Tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow là gì và làm sao để đạt bậc cao nhất trong tháp?

Xem thêm:

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism).
Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.Tổng quan về lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs), Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:

Bậc 1: Nhu cầu cơ bản (basic needs) 

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), nó bao gồm các hoạt động: ăn, uống, nghỉ ngơi, không khí để thở, tình dục,…Đây là những nhu cầu cơ bản những và thiết yếu nhất của một con người, nếu không có chúng con người sẽ không thể sống được. Chính vì thế, nó là bậc nền của tháp nhu cầu Maslow, là khởi đầu cho những bậc cao hơn.

Bậc 2: Nhu cầu an toàn, an ninh (safety needs)

Khi con người được đáp ứng đủ về nhu cầu cơ bản, là lúc nhu cầu này không còn điều khiển quá nhiều đến họ. Đây là lúc bậc nhu cầu thứ 2 kích hoạt- nhu cầu về an toàn, an ninh. Nhu cầu này được thể hiện ở cả thể chất lẫn tinh thần.

Con người có mong muốn được bảo vệ, được an toàn trong mọi tình huống. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động khi con người rơi vào tình trạng nguy cấp, bị đe dọa đến tính mạng,.. họ sẽ làm mọi cách để cứu lấy bản thân, để bản thân được an toàn. Nhu cầu này cũng thường được khẳng định khi con người luôn mong muốn được sống ở khu phố an ninh, kỷ luật,… Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần. 

Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này của các doanh nghiệp đối với nhân viên của mình.

Bậc 3: Nhu cầu về xã hội (social needs)

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu thuộc về một bộ phận, tổ chức nào đó (belonging needs) hay nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua việc con người tìm kiếm bạn bè, các mối quan hệ nào đó với những người xung quanh, tham gia câu lạc bộ, nhóm,…

Để đáp ứng nhu cầu này, các doanh nghiệp hay tổ chức các hoạt động tập thể để mọi người có thể phối hợp với nhau, từ đó nâng cao tinh thần cũng như hiệu quả làm việc nhóm.

Bậc 4: Nhu cầu được quý trọng (esteem needs)

Đột phá doanh số

Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay

Tư vấn ngay

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self-esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành tích cá nhân và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình. Nếu đạt được nhu cầu này có thể khiến một đứa trẻ học tập tích cực hơn và một người trưởng thành cảm thấy tự tin hơn.

Chúng ta thường thấy trong công việc và cuộc sống, khi một người được khích lệ, tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó.

Bậc 5: Nhu cầu được thể hiện mình/ khẳng định bản thân (self-actualizing needs)

Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person’s need to be and do that which the person was “born to do”” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đạt đến mức cao nhất này. Theo Maslow, chỉ có khoảng 1% con người đạt được mức này. Vậy phải làm thế nào để đưa bản thân chạm đến bậc này? Sau đây là 1 vài gợi ý cho bạn.

Tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow là gì và làm sao để đạt bậc cao nhất trong tháp?

Làm sao đạt đến bậc cao nhất của tháp nhu cầu Maslow?

1. Trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn và sinh động

Maslow cho rằng quá trình hiện thực hóa bản thân chỉ bắt đầu khi chúng ta hoàn toàn đắm mình trong trải nghiệm – một cách sinh động, trọn vẹn và không vị kỷ.

2. Hãy trung thực với những lựa chọn của mình

Hãy suy nghĩ về cuộc sống như một chuỗi các sự lựa chọn, từng cái một. Nếu thật sự trung thực với bản thân về lựa chọn của mình thì bạn đang bước trên con đường đạt được cấp độ hiện thực hóa bản thân.

3. Nhận thức được sự đặc biệt của bản thân

Một khi đã nhận thức được rằng bạn là duy nhất, là một cá thể đặc biệt và bắt đầu học cách thể hiện bản thân và cảm xúc một cách chân thực hơn là làm những điều người khác muốn bạn làm thì chúc mừng, bạn đang đi đúng đường rồi đấy.

4. Hành động chính trực

Nếu được lựa chọn, hãy hành động theo một cách mà trung thực và đúng đắn với bản chất của mình. Một người có thể hiện thực hóa bản thân là người sẽ chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.

5. Hãy dũng cảm

Hãy học cách can đảm bày tỏ những điều bạn thích và không thích, lên tiếng nếu hành động của người khác khiến bạn không thoải mái.

6. Tự hoàn thiện bản thân

Đạt được cấp độ hiện thực hóa bản thân không có nghĩa là bạn đã có thể dừng lại, mà đó là một quá trình. Maslow mô tả nó như một quá trình mà qua đó bạn đang cố gắng làm tốt những điều mà người khác muốn làm, và nó không có điểm dừng

7. Trải nghiệm đỉnh cao

Maslow nói rất nhiều về trải nghiệm đỉnh cao, mô tả chúng là “những khoảnh khắc thoáng qua của sự hiện thực hóa bản thân”. Những trải nghiệm này là những lần khoảnh khắc tuyệt trần của niềm vui và sự hứng khởi thuần khiết. Đó là những khoảnh khắc vượt ngoài những sự kiện hằng ngày.

8. Buông bỏ cái tôi

Học cách buông bỏ cơ chế phòng vệ bạn bảo vệ bản thân là một phần quan trọng trong quá trình này. Ví dụ, bạn thường có xu hướng đổ lỗi cho người khác hoặc dễ dàng tức giận khi mọi thứ không theo mong muốn của bạn thì việc học tập để phản ứng theo cách khác là một phần bạn cần để đạt được sự hiện thực hóa bản thân.

Xem thêm:

Kết

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được tháp nhu cầu Maslow là gì và cũng đã có kế hoạch để rèn luyện bản thân, để có thể vươn tới bậc cao nhất. Không dễ dàng, nhiều khó khăn nhưng chắc chắn khi bạn vượt qua được, thành quả ngọt ngào đang đợi bạn.

Xây dựng cho mình nền tảng Marketing đa dạng

Hãy để chúng tôi đồng hành cùng thành công của bạn

Quảng cáo Facebook

Quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội được cả thế giới tin dùng sẽ giúp doanh nghiệp bạn tăng khả năng nhận diện thương hiệu lên đáng kể

Đăng ký ngay

Quảng cáo Google

Trang web của bạn sẽ được hiển thị ở top 3 kết quả tìm kiếm của Google, một trong những trang tìm kiếm được mọi người trên thế giới sử dụng

Đăng ký ngay

Khóa học guru

Với bộ giáo trình và đội ngũ giảng viên đạt chuẩn chứng nhận của Google, học viện Guru sẽ giúp bạn nâng cấp kiến thức về quảng cáo lên tầm cao mới

Đăng ký ngay

Thiết kế Website

Webdoctor với hàng ngàn mẫu template có sẵn, hoặc bạn có thể tự thiết kế website theo phong cách riêng của mình, đảm bảo sẽ làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất

Đăng ký ngay

LIÊN HỆ ADSPLUS

KHỞI TẠO CÁC CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO THÀNH CÔNG NGAY HÔM NAY.
Gọi 1800.0098 Đăng ký ngay