Đứng trước sức ép mãnh liệt của ngành thương mại điện tử, hoạt động bán lẻ truyền thống buộc phải tự làm mới mình để tồn tại. Điển hình là sự thay đổi từ bán lẻ truyền thống sang xu hướng áp dụng các công nghệ mới.
Các nhà bán lẻ truyền thống sẽ khó thu hút khách hàng nếu vẫn giữ cách kinh doanh cũ, với đủ loại hàng hóa nằm im lìm trên kệ để khách muốn lựa chọn gì thì tùy thích. Chính vì thế mà các nhà bán lẻ truyền thống phải thay đổi cách thức kinh doanh của họ sang công nghệ mới.
Xu hướng công nghệ mới dần thay thế bán lẻ truyền thống
Vậy công nghệ mới là như thế nào?
Rồi sẽ có một ngày, một loạt danh sách thật dài các công ty bán lẻ phải rời bỏ thị trường vì không theo kịp xu hướng mới. Chẳng hạn, ở Mỹ, những cửa hàng bán lẻ danh tiếng như Sears, Macys, Gymboree, The Limited, A&P, Grand Union, Blockbuster, Hollywood Video, FAO Schwarz,…kẻ thì đóng cửa, người thì đưa đơn xin phá sản.
Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe về “Kẻ hủy diệt”Amazon, với mô hình thương mại điện tử của mình. Và Amazon chưa dừng lại ở đó khi mà công ty này thực hiện thương vụ M&A thâu tóm chuỗi siêu thị Whole Foods với 13,7 tỷ USD, gây rúng động cho cả nền bán lẻ Mỹ.
Giờ đây, vừa sở hữu cửa hàng offline và online, Amazon không khó bóp nghẹt các đối thủ cạnh tranh. Đó chính là sự áp dụng triệt để công nghệ mới vào cách bán hàng của mình.
Xu hướng công nghệ mới dần thay thế bán lẻ truyền thống
Ngoài ra, bán lẻ truyền thống giờ đây đang dần thay thế bởi các nhà bán lẻ đi theo xu hướng công nghệ mới
Sự ra đời của hàng loạt các website thương mại điện tử đi theo xu hướng công nghệ mới này như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi… đã khiến việc mua sắm online không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam.
Đặc biệt, thị trường mua sắm trực tuyến càng “nở rộ” khi người tiêu dùng trẻ tham gia mua – bán trên mạng xã hội như Facebook, Zalo… Các kênh bán hàng này đang là đối thủ của các siêu thị, cửa hàng tiện ích và hệ thống chợ truyền thống.
Chính vì sự bùng nổ của mua sắm online này đang ngày càng làm giảm sức mua của các kênh phân phối hiện đại, cửa hàng tiện lợi và cả chợ truyền thống. Phải chăng họ đang chạy theo trào lưu công nghệ mới?
Cụ thể, các “ông lớn” trong ngành bán lẻ như Mega Market, Big C, Aeon Mall, Family Mart, 7-Eleven, Lotte Mart, Emart, SG25, Satrra, Saigon Co.op… hiện đã phát triển mạnh kênh mua sắm online và hệ thống này đang được đầu tư bài bản.
Đột phá doanh số
Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay
Tư vấn ngayKhông dừng lại ở đó, Lotte Mart đã ra mắt ứng dụng mua sắm trực tuyến “Speed Lotte” nhằm giúp khách hàng dễ dàng mua sắm các loại thực phẩm, cơm hộp ăn trưa, đồ dùng sinh hoạt bằng điện thoại di động.
Sắp tới Lotte Mart sẽ đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng vào công nghệ mới này để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu cho các ngành hàng. Tương tự, nhà bán lẻ Saigon Co.op cũng đang lên kế hoạch phát triển theo mô hình này.
Xu hướng công nghệ mới dần thay thế bán lẻ truyền thống
Áp dụng công nghệ mới không hề khó như bạn nghĩ
Đó là xu hướng của sự tiện lợi: Có người từng nói “Tiện lợi là nơi cung cấp tất cả các dịch vụ cho người tiêu dùng, từ điện, nước, làm đẹp… Sự tiện lợi được tính bằng tốc độ thay vì khoảng cách”.
Điều đó thể hiện qua việc các nhà bán lẻ còn phát triển cửa hàng ảo, tạo ra xu hướng không tìm hàng tại cửa hàng truyền thống mà tất cả thông tin đều thông qua mạng internet. Một số nhà bán lẻ đang chuyển dịch theo hướng không còn người đi siêu thị mà thay thế bằng công cụ công nghệ hỗ trợ đặt hàng đăng ký dài hạn, trợ lý ảo, robot nhắc mua hàng…
Xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam là nhiều dịch vụ khách hàng sẽ được ảo hóa bằng công nghệ mới cho phép nhà kinh doanh nhận biết khách hàng là ai, muốn gì trước khi phục vụ. Chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp ngoại sẽ mang đến những điều kiện mà doanh nghiệp Việt còn thiếu, như công nghệ vận hành chuỗi, tạo áp lực buộc doanh nghiệp nội thay đổi theo.
Xem thêm:
Vì vậy mà mọi người thường hay nói đùa “Doanh nghiệp phải làm chủ công nghệ, làm chủ kênh mua sắm trên mạng, bởi ‘cuộc chơi’ chỉ vừa mới bắt đầu và sẽ có những ‘tay chơi’ mới xuất hiện.”
Bên cạnh đó, họ còn phát triển đa kênh: Muốn thắng trong cuộc đua của ngành bán lẻ thì họ cần phải tập trung hơn vào khách hàng. Phải năng động hơn, phải hiểu về người tiêu dùng nhiều hơn thông qua công nghệ, mạng xã hội đểbiết được nhu cầu của người tiêu dùng.
Xem thêm:
Một trong những vấn đề quan trọng các nhà bán lẻ cần quan tâm là làm sao để xây dựng hệ thống mua sắm đa kênh, tích hợp nhiều hình thức mua sắm cùng một lúc. Vì trên thực tế, người tiêu dùng thường tìm kiếm thông tin trên internet nhưng lại vào cửa hàng xem sản phẩm và mua hàng trực tuyến, sau đó đánh giá sản phẩm trên mạng xã hội. Hiện nay, khoảng cách mua sắm giữa hàng online và ofline ngày càng mờ dần, vì vậy công nghệ mới đang dần được chú trọng.
Chính vì thế mà các nhà bán lẻ cần cung cấp nhiều hình thức bán hàng để khách hàng lựa chọn. Doanh nghiệp Việt Nam cần hợp tác để tạo ra sự khác biệt. Trước hết, cần phân nhóm cửa hàng và quản trị, vận hành một cách tốt nhất, hiểu được khách hàng của họ và tạo nên sự khác biệt.
Xem thêm:
Công nghệ mới đã giúp cho ngành bán lẻ tại Việt Nam phát triển lên tầm cao khác. Là một nhà bán lẻ truyền thống, bạn phải nghĩ cách làm sao để thu hút khách hàng của mình một cách tốt nhất. Chính vì thế bài viết này sẽ thật sự hữu ích với bạn. Adsplus.vn chúc các bạn thành công.