Các nội dung chính
Làm thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất khi tối ưu một chiến dịch Google Ads? Có những lỗi sai nào mà các nhà quảng cáo thường dễ mắc phải?
Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Đặc biệt là sự gia tăng của các nền tảng quảng cáo tạo ra một hệ thống vô cùng phức tạp gồm vô số nền tảng quảng cáo như Google, Youtube hay vô số nền tảng nhân khẩu học,…hoặc số lượng data quá nhiều đối với một chiến dịch marketing.
Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến 7 yếu tố mà bạn cần chú ý để có hiệu quả tốt nhất khi tối ưu hiệu quả Google Ads.
1. Cài đặt tài khoản và chiến dịch.
Bạn cần phải tìm được chính xác các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiến dịch trong tài khoản của mình để tránh lãng phí ngân sách từ bước đầu tiên. Sau đây là 3 yếu tố chính mà bạn cần cân nhắc trước khi bắt đầu chiến dịch.
a. Địa điểm.
Khi bắt đầu chạy chiến dịch, lựa chọn đối tượng đúng vị trí địa lý là một việc cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng hiệu quả quảng cáo và giúp gia tăng tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng. Mà còn giúp tiết kiệm chi phí duy trì quảng cáo.
Việc chọn đúng địa điểm còn giúp bạn xác định được khu vực nào đang có lượng tìm kiếm lớn nhất. Giảm thiểu lãng phí ngân sách và tập trung vào địa điểm có lượng khách hàng mục tiêu lớn.
b. Thiết bị.
Theo Google thì có 30 – 50% người tìm kiếm trên điện thoại thật sự có nhu cầu. Đảm bảo chiến dịch nhắm tới đúng thiết bị sẽ tăng khả năng thành công cho chiến dịch. Người dùng thường có thói quen và hành vi mua sắm khác hẳn bình thường khi sử dụng các thiết bị thông minh. Do đó, hãy sử dụng các dữ liệu trong bộ máy tìm kiếm của mình để đo lường và phân tích xem thiết bị nào đang có tần suất mua hàng lớn nhất. Sau đó, tuỳ chỉnh các mức giá theo số liệu phân tích được.
Một điều quan trọng nữa, đừng lùi bước vì chi phí của một lần đấu giá quá cao bởi dữ liệu thu thập được sau đó sẽ giúp bạn biết nơi phát sinh lợi nhuận cao nhất.
c. Ad Copy Rotation (Xoay vòng quảng cáo).
Đa số mọi người đều bỏ qua yếu tố này và để nguyên set up mặc định của Google. Dù vậy, vẫn có một số nhà quảng cáo thích xoay vòng quảng cáo để tự tối ưu chiến dịch của mình.
Nếu chiến dịch của bạn đang hướng tới việc quảng bá thương hiệu thì đây là một công cụ hiệu quả. Bạn có thể sử dụng tagline trên các kênh truyền thông của người khác. Nhằm nâng đỡ thông điệp chính. Và thử nghiệm hiệu quả chiến dịch để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, nếu đây là một chiến dịch quảng cáo trực tiếp. Thì bạn nên tối ưu số lượng lượt click hoặc lượt chuyển đổi trên Website của mình.
2. Trình quản lý giá thầu tự động (Automated Bid Management).
Bạn nên sử dụng trình quản lý giá thầu trên Bing hoặc chiến dịch Google Ads. Để làm quảng cáo xuất hiện càng nhiều càng tốt. Hãy phân tích những số liệu có được từ Google Analytics. Để nắm rõ các thông số đấu giá nào đang hoạt động hiệu quả. Bạn cũng có thể cài trình quản lý tự động dựa trên những lượt click. Để cuối cùng tạo ra chuyển đổi nếu độ dài của chuyển đổi nhỏ. Nếu độ dài chuyển đổi thấp. Bạn nên thiết lập nó dựa trên mẫu chuyển đổi với số lượng lượt click nhiều. Sau đó, thu thập toàn bộ những từ khoá mà một người dùng sử dụng để chuyển thành việc chuyển đổi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng sử dụng những quy luật tự động. Nhằm đảm bảo rằng tài khoản của bạn đang hoạt động với hiệu suất đúng những gì bạn muốn. Phân tích các data có trên tài khoản. Bạn sẽ xác định được các chỉ số bạn có được có đủ để đạt mục tiêu hay không. Quản lý đấu giá là một bước đi thông minh. Nó hợp với những người mới và chưa biết làm sao để tìm và đặt đấu giá. Cũng như làm sao để quản lý chúng. Và cũng rất hiệu quả khi bạn là một nhà quảng cáo chuyên nghiệp với nhiều chiến dịch khác nhau.
3. Data Integations (Tích hợp dữ liệu).
Tích hợp dữ liệu là một nước đi quan trọng để tối ưu hiệu quả Google Ads. Việc liên kết tài khoản chiến dịch Google Ads với Analytics sẽ giúp bạn đo lường được những thông số mà các phương pháp thủ công trước đây không thể giúp bạn như:
- Khách hàng mới ghé thăm Website sau bao nhiêu click
- Thời gian sử dụng trung bình của một khách hàng trên trang.
- Đo các hành vi của khách hàng trên trang sau khi click vào quảng cáo bằng các mục tiêu của Google Analytics.
Từ những dữ liệu này, bạn sẽ tập hợp được những từ khóa có top tìm kiếm cao và tập trung tối ưu chúng.
4. Dữ liệu người dùng & vai trò tối quan trọng trong tối ưu Quảng cáo Google.
Quảng cáo tìm kiếm hiểu đơn giản là dựa trên từ khoá của người dùng tìm kiếm. Để tiếp cận họ, tìm hiểu nhu cầu mua hàng của họ và bán hàng. Hiện nay có quá nhiều phương tiện tạo nên một hệ thống lớn. Để đan xen giữa các kênh bán hàng, các thiết bị, vị trí địa lý, đối thủ,… Và nó làm lượng dữ liệu thu được mỗi ngày trở nên khổng lồ hơn bao giờ hết.
Vậy, làm thế nào để vượt qua từng ấy yếu tố cản trở. Để chắc là nhắm đúng khách hàng mục tiêu. Để có tỉ lệ chuyển đổi ra đơn hàng cao hơn và từ đó tối ưu hiệu quả Google Ads thông qua việc cân đối ngân sách Marketing dựa trên ROI.
Cách nhắm đúng khách hàng mục tiêu
Đó chính là RLSA. Remarketing list for search ads. Danh sách remarketing dựa trên quảng cáo tìm kiếm. Nó giúp bạn xác định xem đâu là nơi mà người dùng đang tương tác trên trang nhiều nhất. Ai là người có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Để nâng cấp cho danh sách này. Bạn nên tích hợp tất cả những dữ liệu CRM với các nền tảng tìm kiếm. Nhằm lập ra được danh sách các khách hàng phù hợp để remarketing thông qua email.
Nắm được dữ liệu người dùng giúp bạn giảm tỉ lệ target sai đối tượng. Điều đó có nghĩa là thay vì lãng phí ngân sách của mình để dự đoán xem ai sẽ tương tác và có khả năng chuyển đổi, bạn có thể sử dụng những dữ liệu này để:
- Lấy được thông tin chi tiết tệp khách hàng nào đang có sự quan tâm lớn nhất tới sản phẩm, dịch vụ của mình.
- Hướng tới mục tiêu theo cách chi tiết nhất – gia tăng hiệu quả quảng cáo và tránh lãng phí ngân sách.
5. Đo lường sự hiệu quả của các từ khoá chung chung.
Làm thế nào để sử dụng từ khóa chung một cách hợp lý và hiệu quả nhất? Hãy sử dụng các từ khoá chung như công cụ để remarketing tới những khách hàng nằm trong danh sách khách hàng tiềm năng. Khi họ tìm kiếm bằng một từ khoá chung nào đó sau khi vừa rời trang của bạn.
Hãy cố để làm thương hiệu của bạn luôn hiện ra đầu tiên khi khách hàng nghĩ tới và khiến họ quay trở lại. Trở thành 1 chuyển đổi thông qua các cách như:
- Dùng một thông điệp khác.
- Tăng giá đầu thầu để liên tục xuất hiện trên cùng khi khách hàng tìm kiếm với những từ khoá chung. Ở những thời điểm dễ đưa ra quyết định mua hàng nhất.
Dùng cách sẽ giúp bạn tối ưu được chi phí dành cho các từ khoá chung (generic keyword). Đồng thời khiến tỉ lệ CTR tăng lên. Từ đó giảm lượt hiển thị bị lãng phí. Không chỉ thế, nếu sử dụng các đoạn scripts cũng sẽ giúp việc sử dụng các từ khoá chung tốt hơn.
6. Tăng hiệu quả Quảng cáo Google với một cấu trúc tài khoản tốt.
Một cấu trúc tài khoản sắp xếp chi tiết sẽ mất nhiều thời gian nhưng chắc chắn nó mang lại rất nhiều lợi ích. Với lượng data và khả năng quản lý giá thầu chính xác hơn trong tương lai.
Hãy chắc rằng chiến dịch của bạn được phân loại rõ theo danh mục và sản phẩm. Đừng gộp các từ khoá ngẫu nhiên với nhau. Việc chia các từ khoá theo chủ đề sẽ giúp tạo ra những mẫu quảng cáo tương tự và phù hợp dựa trên các từ khoá trong nhóm quảng cáo.
Nếu đang vận hành các từ khoá chính. Bạn nên dùng chúng trong những chiến dịch riêng. Việc đó sẽ giúp bạn quản lý chính xác hơn chi phí hàng ngày cho dạng từ khoá này. Thay vì gặp rắc rối với việc chia ngân sách cho những từ khoá khác.
Ngoài ra, nên chia chiến dịch quảng cáo Google theo các từ khoá đối sánh. Nó sẽ giúp bạn điều hướng lượng truy cập hiệu quả và xác định rõ mức chi phí cần bỏ ra.
7. Phân bổ dữ liệu.
Bạn có thể sử dụng Google Ads phân bổ theo hướng dữ liệu (data-driven attribution). Nhằm đo lường và tìm ra các điểm chạm trên hành trình khách hàng đang tạo các chuyển đổi trên trang. Cũng có thể sử dụng chúng để thêm vào trong các quy tắc đấu giá tự động (bidding rules).
Từ khóa là yếu tố quan trọng hàng đầu khi tối ưu Google Ads. Việc này cho thấy. thay vì tạm dừng triển khai một từ khoá. Vì nó chưa mang đến kết quả tốt trong một chuyển đổi, giờ đây bạn có thể chắc chắn rằng:
- Có thể nhìn thấy các từ khóa giúp thúc đẩy chuyển đổi trong suốt hành trình của khách hàng.
- Có thể tối ưu hóa cho từ khoá có tác động lớn nhất vào lúc bắt đầu và đoạn giữa của hành trình khách hàng
Phân bổ theo hướng dữ liệu (Data-driven Attribution) rất khác so với các hình thức phân bổ khác. Và mỗi mô hình hướng dữ liệu lại mang một tác dụng cụ thể khác nhau. Dù vậy, đó cũng không phải là một dấu hiệu tốt. Do việc phân bổ hướng dữ liệu cần đến một lượng dữ liệu nhất định để thiết lập mô hình chính xác về cái cách mà chuyển đổi hoạt động.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google và các Tips chạy Google Ads hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn