Các nội dung chính
Tết là dịp lễ hội quan trọng đối với người tiêu dùng và với cả các thương hiệu. Đây là cơ hội để doanh nghiệp khẳng định vị thế và tạo dựng lòng tin với khách hàng. Chiến dịch Tết 2025, vì thế, sẽ là một thử thách lớn nhưng cũng đầy cơ hội để các thương hiệu sáng tạo. Từ đó mang đến những trải nghiệm mới mẻ và giá trị cho người tiêu dùng.
Xem thêm:
- [Ebook] Xu hướng content Tết 2025
- [Ebook] Đón đầu xu hướng 2025 – Bùng nổ Tết Ất Tỵ
- Làm sao để quảng cáo Tết của bạn chạm đến trái tim khách hàng?
Chiến dịch Tết là gì?
Chiến dịch Tết trên social media là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán, khi nhu cầu mua sắm và tiêu dùng tăng cao. Các chiến dịch này thường tập trung vào việc kết nối cảm xúc, xây dựng hình ảnh thương hiệu gắn liền với các giá trị văn hóa Tết.
Chiến dịch cần được thiết kế sao cho dễ dàng kết nối với cảm xúc của người tiêu dùng. Đồng thời tạo ra sự dễ dàng trong việc tham gia, chia sẻ và mua sắm. Chiến dịch này thường kéo dài từ vài tuần trước Tết cho đến sau Tết và nhằm tối ưu hóa lợi nhuận trong mùa mua sắm sôi động này.
Giai đoạn chuẩn bị cho chiến dịch Tết
Trước mỗi chiến dịch Tết, các thương hiệu phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc xây dựng kế hoạch sao cho vừa phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đặc trưng của dịp lễ. Vừa tạo được dấu ấn riêng biệt giữa vô vàn chiến dịch của các đối thủ cạnh tranh. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong trong mùa lễ hội này, thương hiệu cần phải:
Chọn thời điểm thích hợp
Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công là chọn đúng thời điểm triển khai. Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, thời điểm ra mắt chiến dịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự tương tác và nhận diện thương hiệu. Các dịp đặc biệt có thể kể đến là Tết Dương Lịch và Tết Nguyên Đán. Đây chính là hai mốc thời gian quan trọng mà các thương hiệu không thể bỏ qua.
Tết Dương Lịch là lúc người tiêu dùng bắt đầu cảm nhận không khí lễ hội. Cũng như mong đợi những điều mới mẻ trong năm mới. Đây là cơ hội lý tưởng để các thương hiệu khởi động chiến dịch. Mục tiêu hướng tới là tạo sự chú ý và kích thích tâm lý người mua sắm.
Đặc biệt, thời điểm trước Tết Nguyên Đán càng quan trọng hơn. Đó là khi người tiêu dùng đang tất bật chuẩn bị cho những ngày lễ lớn. Cũng là lúc các chiến dịch Tết có thể khai thác triệt để các xu hướng tiêu dùng. Tiêu biểu là các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trang trí, biếu tặng hay tiêu dùng trong dịp Tết.
Việc xác định rõ thời điểm chiến dịch sẽ giúp thương hiệu tối đa hóa phạm vi tiếp cận. Đồng thời tạo sự đồng bộ và nhất quán với các chương trình khuyến mãi, ưu đãi. Cũng như tăng cường sự tương tác với khách hàng.
Thông điệp chạm tới cảm xúc
Với mùa Tết 2025, hai thông điệp chủ đạo mà nhiều thương hiệu có thể áp dụng là Celebration (Tết là lễ hội) và Homing (Tết là về nhà). Những năm gần đây, người tiêu dùng không chỉ tìm kiếm các sản phẩm chất lượng. Họ còn mong muốn các thương hiệu truyền tải thông điệp về gia đình, tình thân và sự đoàn tụ.
Các chiến dịch truyền tải những giá trị về tình cảm gia đình và sự sẻ chia luôn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, dễ dàng gây ấn tượng và thu hút sự quan tâm. Tết là dịp để mọi người trở về nhà, sum vầy bên gia đình và điều này sẽ luôn là yếu tố kết nối mạnh mẽ với khách hàng.
Tuy nhiên, Tết cũng là thời điểm mọi người tìm kiếm niềm vui, lễ hội và sự náo nhiệt. Các thương hiệu có thể khai thác cảm xúc này thông qua các thông điệp lễ hội. Chẳng hạn, các chiến dịch nhấn mạnh đến sự hào hứng của việc trang trí nhà cửa, sắm sửa Tết hay tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ tạo được sự chú ý và kết nối cảm xúc sâu sắc với người tiêu dùng.
Một chiến dịch truyền thông Tết thành công sẽ biết cách dung hòa giữa hai yếu tố này. Mang đến cho người tiêu dùng cảm giác vừa ấm cúng, vừa sôi động. Thông điệp cần phải chạm đến trái tim của khách hàng. Và chỉ có vậy chiến dịch mới thực sự gây được ấn tượng mạnh mẽ.
Thiết lập KPIs rõ ràng
Mặc dù độ phủ sóng mạnh mẽ trên mạng xã hội là điều mà nhiều doanh nghiệp mong muốn. Nhưng chỉ số thực sự quan trọng chính là KPIs – chỉ số đo lường hiệu quả. Các KPIs cần được thiết lập rõ ràng ngay từ đầu. Điều này nhằm để đảm bảo chiến dịch đi đúng hướng và có thể đánh giá được mức độ thành công.
Các KPIs quan trọng có thể bao gồm:
- Lượng tiếp cận và tương tác. Xác định số người đã tiếp cận và tương tác với chiến dịch. Bao gồm những lần đề cập đến thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội, các bài viết, video hoặc hashtag liên quan.
- Tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi giúp bạn hiểu được mức độ thành công trong việc biến người tiêu dùng từ đối tượng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Một tỷ lệ chuyển đổi cao cho thấy chiến dịch đã tạo ra được sự quan tâm và thuyết phục khách hàng thực hiện hành động cụ thể.
- Sentiment Analysis. Đo lường cảm xúc của khách hàng đối với chiến dịch là một yếu tố không thể thiếu. Một chiến dịch Tết không chỉ cần có sự chú ý mà còn phải tạo ra cảm xúc tích cực đối với thương hiệu.
Đặt đúng KPIs là cách giúp doanh nghiệp không chạy theo những con số ảo mà thay vào đó, tập trung vào những mục tiêu cụ thể, rõ ràng để đạt được kết quả tốt nhất.
Giai đoạn trong & sau chiến dịch Tết
Giai đoạn này, các thương hiệu đều tìm cách tận dụng cơ hội để tiếp cận khách hàng và gia tăng doanh số. Việc tạo dựng lòng trung thành, chăm sóc khách hàng là những yếu tố then chốt. Bởi lẽ điều này sẽ giúp thương hiệu không chỉ thành công trong mùa lễ hội mà còn phát triển bền vững trong suốt năm. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần:
Mở rộng phạm vi tiếp cận
Trong quá trình triển khai chiến dịch Tết, một trong những chỉ số quan trọng cần được tối ưu là Total Mentions (Số lần đề cập) và Audience Scale (Phạm vi tiếp cận). Hai yếu tố này là chỉ số quan trọng để đánh giá sức ảnh hưởng của chiến dịch.
Tổng số lần đề cập đến thương hiệu sẽ giúp bạn đánh giá mức độ nhận diện thương hiệu. Đồng thời, việc mở rộng phạm vi tiếp cận tới nhiều đối tượng tiềm năng sẽ tạo cơ hội tiếp xúc với những khách hàng chưa từng biết đến thương hiệu của bạn.
Để tối ưu hóa các chỉ số này, doanh nghiệp có thể tận dụng nhiều chiến thuật khác nhau. Ví dụ như chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, hợp tác với KOLs. Hoặc tổ chức sự kiện trực tuyến, tạo ra những trải nghiệm thực tế qua các gian hàng pop-up. Các chiến lược này giúp gia tăng sự tương tác và giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu hơn.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Không chỉ dừng lại ở việc tăng cường số lượng, các chỉ số về Object/Brand Mentions (Số lần đề cập thương hiệu) và Sentiment Score (Điểm cảm xúc) sẽ phản ánh sự thành công trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Chỉ khi khách hàng cảm thấy yêu thích và tin tưởng vào thương hiệu. Thì lúc đó, chiến dịch mới thực sự đạt được hiệu quả bền vững.
Doanh nghiệp cần tập trung vào việc tạo ra những nội dung chất lượng. Gắn liền với giá trị thực tế mà thương hiệu mang lại cho người tiêu dùng. Đồng thời, phản hồi tích cực từ khách hàng sẽ tạo động lực để bạn điều chỉnh chiến dịch. Từ đó gia tăng sự tham gia và gắn kết của khách hàng.
Kết luận
Một chiến dịch Tết thành công không chỉ được đo lường qua doanh thu, mà còn qua khả năng tạo dựng mối quan hệ gắn bó và sâu sắc với khách hàng. Tết 2025 sẽ là cơ hội vàng để các thương hiệu khẳng định sự khác biệt. Thể hiện những giá trị chân thành và sâu sắc, không chỉ trong sản phẩm mà còn trong cách thức tương tác với khách hàng.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn