Cạnh tranh thương hiệu giữa các “ông trùm” Coca-Cola và Pepsi, Airbus và Boeing hay McDonald’s và Burger King là những cuộc chiến thương hiệu nổi tiếng không có điểm dừng.
Câu chuyện thương hiệu – Các cuộc cạnh tranh không hồi kết
“Cạnh tranh thương hiệu” cụm từ gây đau đầu cho các thương hiệu lớn
Coke vs Pepsi: Cuộc chiến đối đầugiữa Coke và Pepsi vượt mọi khoảng cách, thời gian và văn hóa. Đây là cũng là một trong những cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử.
Nó diễn ra ở mọi nơi, từ các siêu thị, sân vận động cho đến phòng xử án. Năm 1886, Coca-Cola giới thiệu đây là “thức uống dành cho những người bị rối lọan thể chất và tinh thần”. Bảy năm sau đó, Pepsi ra mắt thị trường. Công ty này đã tận dụng thời buổi khó khăn trong cuộc đại suy thoái.
Giống như Coke, Pepsi có giá chỉ 5 xu Mỹ và được đóng vào chai 350 ml, gần gấp đôi kích cỡ nhỏ nhắn của chai Coke. Dù vậy, đến những năm 1950, Pepsi vẫn chỉ lên tới đến vị trí số 2 trên thị trường nước giải khát. Pepsi sau đó đã thu nạp Alfred Steele, cựu nhân viên quảng cáo của Coke, người đã rời khỏi Coke với tâm trạng bực dọc và đầy tham vọng. Khẩu hiệu của anh ta là “Đánh bại Coke”.
Còn Coca-Cola chẳng thèm gọi tên Pepsi mà coi là “Kẻ bắt chước”. Nhưng không lâu sau đó, Coke bắt đầu thay đổi thậm chí bắt chước Pepsi để giữ vững vị trí số 1.
Mãi qua đến thế kỉ 21, lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán hàng tại các siêu thị của Pepsi vượt Coke. Tuy nhiên thời hoàng kim ấy không kéo dài lâu. Tuy nhiên, vào năm 1996, tạp chí Fortune nhận định cuộc chiến Cola đã kết thúc.
Xem thêm:
Kể từ đó, Pepsi tập trung phát triển đồ ăn nhẹ và chú trọng đến vấn đề sức khỏe người tiêu dùng. Hiện thức uống được ưa thích nhất tại Mỹ là Coke và Diet Coke.
Câu chuyện thương hiệu – Các cuộc cạnh tranh không hồi kết
Không thể phủ nhận sự khác biệt là ưu thế trong cạnh tranh thương hiệu
Đột phá doanh số
Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay
Tư vấn ngayChính vì thế, không thể phủ nhận rằng sự khác biệt chiếm một lợi thế không hề nhỏ trong thời buổi cạnh tranh thương hiệu như hiện nay.
Xem thêm:
Điều đó có thể tạo ra sự khác biệt trong quy trình cung cấp dịch vụ, màu sắc của nhãn hiệu, kênh phân phối hay câu chuyện về nhãn hiệu. KFC và Coke với các công thức chế biến và sản xuất bí mật chính là những yếu tố mà các nhãn hiệu này sử dụng để làm khác biệt mình.
Câu chuyện thương hiệu – Các cuộc cạnh tranh không hồi kết
Nhưng liệu chúng có thật sự tạo ra sự khác biệt trong nhận thức của người tiêu dùng?
Câu trả lời có thể là không. Tuy nhiên, nếu kết hợp các yếu tố này với câu chuyện về một vị cựu đại tá, người sáng lập của KFC, thì có lẽ nhãn hiệu này mới tạo được dấu ấn khác biệt thật sự trong một thị trường thức ăn nhanh có quá nhiều đối thủ cạnh tranh.
Tương tự, có rất nhiều nhãn hiệu kể những câu chuyện về mình nhưng Disney lại kể theo một cách khác. Có rất nhiều cửa hàng bán cà phê nhưng, ít nhất là tại thị trường Mỹ, Starbucks sở hữu một ý tưởng về cà phê mà nhiều đối thủ cạnh tranh luôn muốn chạy theo.
Xem thêm:
Đã từng có một câu nói rằng “Vấn đề không chỉ nằm ở những chiến thuật mà doanh nghiệp cần tạo ra lý do để người tiêu dùng luôn muốn chủ động gắn kết với doanh nghiệp.” Đây là câu nói nêu ra quan điểm về cạnh tranh thương hiệu khá đúng. Vì khi khách hàng nhận diện thương hiệu của mình thì khi đó doanh nghiệp của mình mới thành công.