Theo nhận định của các chuyên gia đến từ Cốc Cốc, Google hay Facebook, xu hướng tiếp cận sản phẩm của khách hàng đang ngày một khác, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sự thay đổi để theo kịp tốc độ biến đổi nhanh chóng trong hành vi mua hàng của người dùng. Đây cũng là thách thức không hề nhỏ đối đối với các doanh nghiệp hiện nay. Doanh nghiệp buộc phải đứng trước lối rẻ: hoặc thay đổi để tồn tại và dốc sức đuổi kịp xu hướng phát triển, hoặc duy trì hình thức kinh doanh truyền thống và dần bị đào thảo ra khỏi thị trường.
Minh chứng từ những lần lao đao của 2 gã bán lẻ khổng lồ.
Một thực tế khá nghịch lý là một gã khổng lồ càng cao lớn, càng khỏe mạnh thì càng dễ ngã. Macy’s và Walmart là hai gã khổng lồ trong thị trường bán lẻ và năm 2016 cũng là năm lao đao của cả Macy’s và Walmart.
Đầu năm 2016, Macy’s – chuỗi bán lẻ thời trang hàng hiệu khổng lồ tại Mỹ đã đóng 100 cửa hàng và và khiến hàng nghìn người thất nghiệp. Trước đó Macy’s đã phải vật lộn với doanh số bán hàng ngày một thấp, hệ quả là giá cổ phiếu của hãng rớt thảm tới 47% trong năm 2015.
Đồng cảnh ngộ với Macy’s, Walmart – 1 trong những nhà bán lẻ truyền thống lớn nhất thế giới cũng đã tuyên bố đóng cửa 269 địa điểm bán hàng của hãng trong năm 2016. Điều này đồng nghĩa với 16.000 nhân viên của tập đoàn sẽ lại bị đẩy vào thị trường lao động, trong đó có hơn 10.000 người Mỹ.
Điều gì khiến cả 2 “ông lớn” đều lao đao trong giai đoạn này? Nguyên nhân cực kỳ đơn giản, cả 2 “ông lớn” bán lẻ trên đều kinh doanh theo mô hình truyền thống, hệ thống quá lớn, quá cồng kềnh khiến họ không thể thay đổi mô hình kinh doanh nhanh chóng để theo kịp xu hướng phát triển mới. Và việc hàng trăm cửa hàng phải đóng cửa là cái giá mà họ buộc phải chấp nhận như một điều tất yếu. Sự lao đao của 2 gã khổng lồ là minh chứng sinh động cảnh báo cách bán hàng truyền thống đã không còn nhiều quyền lực. Song đây lại chính là cơ hội của kinh tế số.
Câu chuyện trên cũng được ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) dẫn ra tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2016 vừa qua khi nói về xu thế bán hàng trong thời đại hiện nay.
Theo ông Hưng, báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, năm 2015, doanh thu từ thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam là 4 tỷ USD. Con số này có thể tăng lên 10 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, đây vẫn là một con số khá khiêm tốn, tiềm năng phát triển thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam còn rất nhiều và hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian sắp tới.
Video online sẽ thay thế truyền hình truyền thống.
Sự ra đi của một số website thương mại điện tử như Bé Yêu, Lingo, hay Deca… cũng không khiến thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam giảm nhiệt. Thay vào đó có sự xuất hiện của các doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến để hỗ trợ cho thương mại điện tử.
Đây không chỉ là xu hướng mới mẻ tại Việt Nam mà là xu hướng chung của toàn thế giới. Các con số dự báo rằng tiếp thị trực tuyến ngày càng có quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và có thể giúp sức đắc lực cho thương mại điện tử. Năm 2015, tiếp thị trực tuyến đạt 60 tỷ USD tại thị trường Mỹ và dự báo có thể đạt 105 tỷ USD vào năm 2020.
Theo ông Hưng, tại Việt Nam, tiếp thị trực tuyến cũng đang trên đà tăng trưởng. Nếu quy mô tiếp thị trực tuyến năm 2010 khoảng 26 triệu USD thì đến năm 2015 con số này đã đạt đến 329 triệu USD và đến 2020, hứa hẹn sẽ tăng lên 1,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, để đạt được con số này không hề dễ dàng và cũng không nên chỉ nhìn vào các doanh nghiệp lớn mà quên đi sự đóng góp của mọi cá nhân, doanh nghiệp hộ gia đình. Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ cũng cần suy nghĩ đến việc tiếp cận tiếp thị trực tuyến – điều tất yếu trong xu thế phát triển hiện nay.
Đột phá doanh số
Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay
Tư vấn ngayCũng đề cập đến vấn đề này, đại diện của gã khổng lồ Google ở châu Á – chuyên gia Joe Ruelle cũng nhận định rằng, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng sẽ bỏ quảng cáo tiếp thị truyền hình và sẽ ưa chuộng online video. Điều đó có nghĩa là online video sẽ là hình thức tiếp thị trực tuyến tốt nhất mà các doanh nghiệp nên xem xét và đẩy mạnh thay vì bằng những phương thức đơn giản, cũ như hình ảnh (tĩnh, động, bài viết).
Cũng theo ông Joe, hình thức tiếp thị trực tuyến qua online video là cách thức giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, thương hiệu và tiếp cận người dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Có cùng quan điểm với ông Joe, ông William Nguyen – Facebook Business Manager nhận định rằng, video đang là hình thức tiếp thị được các doanh nghiệp áp dụng rất hiệu quả. Tuy nhiên, không giống các hình thức thức truyền thống, với phương thức tiếp thị bằng video online, các doanh nghiệp không thể tránh khỏi vài khó khăn nhất định, đặc biệt là vấn đề bản quyền. Bởi các quy định về bản quyền đang ngày càng nóng và được quản lý chặt chẽ hơn rất nhiều.
>> Xem thêm: Top 3 điều cần lưu ý để không rơi vào “bẫy” của agency