Các nội dung chính
Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phí lớn nhất mà doanh nghiệp cần quan tâm tính toán thật kỹ. Vậy giá vốn bán hàng là gì và cách tính giá vốn bán hàng như thế nào là chính xác nhất? Cùng tìm hiểu về giá vốn hàng bán là gì trong bài viết sau!
Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn hàng bán chính xác
Giá vốn hàng bán là gì?
Hiểu đơn giản, giá vốn hàng bán được biết đến là giá trị vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể, có thể là một kỳ hoặc một năm. Các chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí để tạo ra một sản phẩm như chi phí mua nguyên liệu, chi phí sản xuất hàng hóa, chi phí nhân viên, chi phí vận chuyển, quản lý….
Tùy loại hình công ty sẽ có cách định nghĩa về giá vốn hàng bán khác nhau. Theo đó:
- Đối với công ty thương mại thì giá vốn hàng bán được hiểu là tổng toàn bộ chi phí từ lúc mua hàng hóa có mặt tại kho của công ty bao gồm giá nhập hàng hóa từ nhà cung cấp, chi phí vận chuyển về kho, bảo hiểm, thuế quan..
- Đối với các công ty sản xuất thì giá vốn hàng bán sẽ cao hơn so với các công ty thương mại bởi có thêm chi phí nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất thành phẩm.
Ngoài ra thì giá vốn hàng bán của mỗi công ty khác nhau còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định khác nhau theo hợp đồng với nhà cung cấp.
Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn hàng bán chính xác
Cách tính giá vốn hàng bán
Mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù khác nhau nên cách tính giá vốn hàng hóa cũng sẽ khác nhau. Theo đó có các cách tính giá vốn hàng bán như sau:
Công thức FIFO ( First In First Out )
Đây là công thức được tính xuất trước với với đơn giá nhập, trị giá mua hàng hóa xuất kho trong kỳ tính theo đơn giá mua nhập trước. Công thức FIFO thường sẽ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng hoặc các loại hàng điện máy, điện thoại, máy tính… bởi những mặt hàng này không thể lưu trữ lâu trong kho, cần xuất sớm. Khi giá tăng, kết quả theo phương pháp FIFO, giá vốn hàng bán thấp hơn. Điều này trong điều kiện lạm phát sẽ làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức đóng thuế TNDN bạn cần đóng sẽ cao hơn.
Công thức LIFO (Last In First Out)
Phương pháp này là nhập sau xuất trước, trái ngược với FIFO, những mặt hàng được nhập vào trước sẽ được xuất sau với đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá mua hàng xuất kho sẽ được tính theo đơn giá mua hàng nhập sau. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ sẽ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên.
Công thức LIFO thường sẽ được dùng với các mặt hàng như quần áo, giày dép… vì những mặt hàng này có thể bị lỗi thời và trở thành hàng tồn kho nên khi nhập hàng mới về phải ưu tiên xuất trước. Một nhược điểm rõ ràng của cách tính này đó là định giá hàng tồn kho không đáng tin cậy, khi mà sản phẩm cũ có giá trị lỗi thời với giá bán hiện hành.
Công thức Bình quân gia quyền
Phương pháp tính giá vốn hàng bán bình quân gia quyền thường được sử dụng để tính toán giá trị hàng tồn kho. Đây cũng chính là phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến nhất mà các phần mềm tân tiến ngày nay đang áp dụng. Theo phương pháp này thì giá vốn sẽ được tính lại theo công thức MAC = ( A + B ) / C. theo đó:
- A : Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
- B : Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
- C : Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập
Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn hàng bán chính xác
Phương pháp Giá hạch toán
Phương pháp giá hạch toán được sử dụng để tính giá trị vốn thực tế của hàng xuất kho, thường là đối với các doanh nghiệp mua hàng hóa vật tư thường xuyên có sự biến động về giá cả, khối lượng, chủng loại vật tư hàng hóa nhập, xuất kho nhiều… Giá hạch toán là loại giá ổn định do doanh nghiệp xây dựng, giá này thường không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Việc nhập xuất trước hết phải tính toán hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ.
Phương pháp cân đối
Trước hết, tính giá trị thức tế của hàng còn lại cuối kỳ bằng cách lấy số lượng còn lại cuối kỳ nhân với đơn giá mua hàng lần cuối trong tháng. Sau đó sẽ dùng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho.
Giá vốn hàng bán là khoản chi phí rất lớn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Do đó mà doanh nghiệp cần phải nắm rõ về chúng, các yếu tố hình thành, công thức và cách quản lý hiệu quả, chặt chẽ nhất.