Tìm hiểu cách đặt mục tiêu marketing theo tiêu chí SMART

Các nội dung chính

Các ứng dụng marketing của doanh nghiệp cần phải phù hợp và hỗ trợ những mục tiêu kinh doanh chung khác. Theo đó các mục tiêu cần phải đánh giá, cụ thể và thực tiễn. Cùng tìm hiểu về mục tiêu marketing và cách đặt mục tiêu chính xác. 

mục tiêu marketing

Tìm hiểu cách đặt mục tiêu marketing theo tiêu chí SMART

Mục tiêu marketing là gì?

Mục tiêu marketing chính là mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu marketing mà doanh nghiệp đặt ra thường là giai đoạn doanh nghiệp quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới người tiêu dùng tiềm năng cần đạt được trong một thời gian nhất định. 

Mục tiêu tiếp thị của một công ty có thể bao gồm nhận thức về sản phẩm của người tiêu dùng, cung cấp các thông tin về tính năng của sản phẩm và giảm sức đề kháng của người tiêu dùng khi mua sản phẩm.

Mục tiêu marketing là những số liệu cụ thể về những thứ mà doanh nghiệp bán và bán cho ai. Cụ thể như:

  • Doanh thu và lợi nhuận.
  • Thị trường và thị phần.
  • Thương hiệu và định vị thương hiệu.

Một số mục tiêu marketing phổ biến

Business Objective – Mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu này cần thực hiện để giải quyết những vấn đề mà công ty đang gặp phải như giảm doanh số, mất thị phần, mấy điểm bán… Những yếu tố căn bản dùng để đặt ra mục tiêu kinh doanh và chi phí đầu tư chính là:

  • Doanh số: Đạt được cả doanh số theo giá trị và sản lượng bán. Đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn được thực hiện với công suất tối đa.
  • Thị phần: Mục tiêu bán được nhiều hàng hơn đối thủ. Chiếm thị phần ngành hàng bằng cách tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng trung bình ngành. 
  • Sự tăng trưởng: Đầu tư cho sự tăng trưởng của toàn bộ ngành hàng. Thay vì chỉ tăng trưởng của một sản phẩm. Kích cỡ của thị trường phản ánh nhu cầu của thị trường cũng tăng. Và điều này cũng hoàn toàn có lợi cho doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận: Duy trì chi phí sản xuất của biên lợi nhuận.
mục tiêu marketing 01

Business Objective – Mục tiêu kinh doanh

Marketing Objective – Mục tiêu marketing

Mục tiêu này hướng đến việc thay đổi những hành vi của người tiêu dùng, thông qua việc:

  • Tăng lượng tiêu thụ: Việc này sẽ khuyến khích cho người tiêu dùng sử dụng nhiều sản phẩm hơn nữa. Có 2 cách chính để tăng lượng tiêu thụ của người tiêu dùng. Đó chính là tăng lượng tiêu thụ mỗi lần dùng và tăng tần suất sử dụng.
  • Tăng mức độ thâm nhập thị trường: Đây là những chiến lược nhằm thu hút người tiêu dùng mới sử dụng sản phẩm. Thường được thực hiện thông qua các chương trình trade marketing. Như giảm giá sâu, tặng hàng dùng thử…. Kết hợp cùng với truyền thông mạnh mẽ và liên tục.
  • Tăng giá trị sử dụng: Đây là việc khuyến khích người tiêu dùng trả giá cao hơn. Cho các sản phẩm có thêm chức năng mới hoặc được định vị cao cấp hơn.
  • Tăng mức độ trung thành: Tăng mức độ trung thành của người tiêu dùng của doanh nghiệp đối với thương hiệu. Bằng cách thuyết phục họ về những điểm mạnh không thể thay thế của sản phẩm. Cùng với các chương trình, ưu đãi dành riêng cho khách hàng trung thành.

Communication Objective – Mục tiêu truyền thông

Mục tiêu truyền thông chính là điều mà người làm tiếp thị muốn người dùng bị thay đổi bằng những thông điệp truyền cảm hứng của chiến dịch. Mục tiêu truyền thông cần phải cân nhắc tới các yếu tố sau:

  • Awareness (nhận thức)
  • Retention Rate: Tỷ lệ khách hàng lặp lại.
  • Key attributes: Các đặc trưng gắn liền với tài sản thương hiệu, những lợi ích lý tính và lợi ích cảm xúc làm nên sự khác biệt của thương hiệu với thương hiệu khác.
  • Creative Quality: Chất lượng của các sản phẩm truyền thông như TVC, print ad,…
  • Channel quality: khả năng tiếp cận, tương tác với người tiêu dùng của các kênh truyền thông

Đặt mục tiêu theo tiêu chí SMART

Mục tiêu SMART là các mục tiêu thực tế và tập trung mà doanh nghiệp có thể dễ dàng nhắm tới.

Specific – Cụ thể

Doanh nghiệp hãy nên lựa chọn số liệu cụ thể muốn cải thiện như khách truy cập. Khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng. Đội ngũ nhân viên cũng nên xác định những danh mục mà mỗi thành viên trong nhóm sẽ làm việc. Tài nguyên mà họ sẽ có và kế hoạch hành động của họ.

Measurable – Có thể đo lường được

Nếu doanh nghiệp muốn đánh giá tiến độ làm việc của nhân viên, việc định lượng mục tiêu là điều bắt buộc, như đạt được mức tăng trưởng X phần trăm về khách truy cập, khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng.

Attainable – Có thể đạt được

Đạt mục tiêu trong tầm kiểm soát và có thể đạt được, không nên đặt quá mức khả năng đạt được. Việc căn cứ vào mục tiêu phân tích để đưa ra mục tiêu là điều cực kỳ quan trọng, doanh nghiệp hoàn toàn phải cân nhắc về lý do này.

mục tiêu marketing 02

Đặt mục tiêu theo tiêu chí SMART

Relevant – Liên quan

Mục tiêu của doanh nghiệp cần phải có sự liên quan đến xu hướng hiện tại trong ngành. 

Time – Giới hạn thời gian

Điều này giúp cho doanh nghiệp đạt được tiến bộ nhất quán và đáng kể dài hạn. Nếu doanh nghiệp không đề ra một thời hạn. Thì việc hoàn thành mục tiêu sẽ mất nhiều thời gian để đạt được thành công lâu dài.

Vừa rồi là những giới thiệu về mục tiêu marketing cũng như cách đặt mục tiêu marketing theo tiêu chí SMART. Hy vọng sẽ giúp bạn biết rõ hơn về cách đặt mục tiêu marketing cho doanh nghiệp.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ