Các nội dung chính
Gen Z là một trong những thế hệ trẻ năng động và không ngừng đổi mới bản thân. Nơi đây hội tụ những yếu tố: trẻ trung, sáng tạo và không ngừng học hỏi. Khi mạng xã hội đã và đang phát triển, các bạn trẻ thường có nhu cầu thể hiện cái “chất” riêng của mình và nét cá tính độc đáo qua từng hành động, lời nói đặc biệt là ngôn ngữ của Gen Z.
Sau đây là một số từ ngữ, ngôn ngữ mới do Gen Z sáng tạo ra, tạo sức hút mãnh liệt và đang được các bạn trẻ sử dụng phổ biến trên mạng xã hội.
1. Ủa là gì?
Theo nghĩa đen, “Ủa” được thể hiện sự bất ngờ, ngỡ ngàng, không tin vào mắt mình. Nhưng với ngôn ngữ Gen Z thì đây cũng là từ dùng để chào hỏi, bắt đầu câu chuyện vui vẻ khi gặp người quen.Còn từ “Ủa” được Gen Z dùng với người lạ thì nguy cơ sắp xảy ra là một trận chiến. Trong tình huống dưới đây thì bạn biết tương lai sắp ra chuyện gì rồi đó.
2. J z tr là gì ??
“j z tr” là từ viết tắt của “gì vậy trời” cụ thể hơn thì j = gì, z = vậy, tr = trời. Bày tỏ sự bất ngờ và khó hiểu với một sự việc hay một sự vật nào đó.
Giống như “Ủa” thì “j z tr” cũng có thể được xem đây là câu mở đầu của cuộc nói chuyện giữa các Gen Z và bạn bè. Nhưng nếu Gen Z kết hợp “Ủa” và “j z tr” thành một câu “Ủa, j z tr” thì đây chính là tín hiệu sắp sửa có một cuộc combat diễn ra.
3. Trmúa hmề là gì?
“Trmúa hmề” là một cách viết khác của “Chúa hề” mà Gen Z tại Việt Nam sáng tạo nên. Từ dùng để gọi những người có tính hài hước và am hiểu về Meme hoặc dùng để châm biếm, mỉa mai những kẻ tưởng mình hài hước.
4. Chằm Zn là gì?
Chằm Zn (chằm kẽm) là tiếng lóng mang nghĩa hài hước của từ trầm cảm. Chằm Zn được sử dụng để nói lên trạng thái bất lực và mệt mỏi, buồn bã, chán nản của những bạn trẻ, chủ yếu là Gen Z.
- Chằm = Trầm
- Zn = Ký hiệu hóa học của nguyên tố kẽm và cách nói tỏ vẻ dễ thương của từ “cảm”
5. Khum là gì?
“Khum” có nghĩa đơn giản là “không”. Từ “không” trong tiếng Việt được viết theo nhiều cách khác nhau như ko, hăm, hong, hơm,… Nhưng trong ngôn ngữ Gen Z thì từ “không” đã được chuyển sang một phiên bản dễ thương hơn là “khum”.
6. Sin lũi là gì?
Gen Z đã biến tấu “xin lỗi” thành “sin lỗi” bởi vì nói lời xin lỗi với người khác thường là trạng thái khiến đôi bên rất khó xử. Nên dùng “Sin lũi” là từ một cách nói lái đi để giúp câu xin lỗi trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn cho cả hai bên.
7. U là trời là gì?
“U là trời” được biết đến là cụm từ được chế lại từ “trời ơi”. “U là trời” là câu cảm thán được giới trẻ sử dụng để thể hiện cảm xúc kinh ngạc, ngạc nhiên khi chứng kiến một câu chuyện bất ngờ nào đó. Cụm từ này còn thể có trạng thái cảm xúc giống với “Oh my god” trong tiếng Anh.
8. Fishu là gì?
“Fish” trong tiếng Anh có nghĩa là “cá” và khi kết hợp với “u” thì cả hai hòa làm thành từ “cáu”. Nó thể hiện cảm xúc của các bạn trẻ khi đang cáu kỉnh, bực bội, khó chịu.
Tương tự như Fourk, BigC, Lemỏn:
- Fourk tăng độ khó cho game một chút bằng cách biến tấu chữ cuối trong teencode. Từ này có nghĩa là “Four” + “k” = “Bốn” + “k” = “Bốnk” = “Bóng”. Vậy, Fourk thường được gen Z sử dụng theo nghĩa hài hước để thay thế cho chữ bóng trong những ngữ cảnh thông thường.
- BigC được các Gen Z sử dụng không phải là tên của một siêu thị nổi tiếng. Mà là “Big” + “c” = “Bự” + “c” = “Bực” chỉ trạng thái bực dọc, khó chịu của giới trẻ.
- “Lemon” = “chanh”. Theo tính chất bắc cầu, “lemon” thêm dấu hỏi (lemỏn) = “chanh” thêm dấu hỏi là chảnh. Suy ra, “lemỏn” là tính từ chỉ sự chảnh chẹ, kiêu kỳ của một người.
9. Ét o ét là gì?
“Ét o ét” hoặc “ét ô ét” là cách mà Gen Z phát âm Việt hóa của SOS – một tín hiệu quốc tế được sử dụng để yêu cầu cứu sợ. Cư dân mạng sử dụng ét o ét thay cho cụm từ “cứu với” trước những tình huống quá hài hước, không đỡ nổi.
10. Xu/ Xu cà na là gì?
“Xu cà na” hay “Xu” là từ được Gen Z sử dụng với những ý nghĩa như quá mệt mỏi, quá xui xẻo, quá chán, quá buồn,… Nó mang hàm ý tiêu cực về một sự việc khủng khiếp, không được như ước nguyện vừa xảy ra với bản thân.
11. Gét gô
“Gét gô” là cụm từ xuất hiện hà rầm dạo gần đây trên các trang mạng xã hội. Mở đầu từ Tiktok cho đến Facebook, lướt đến đâu cũng thấy “gét gô”. Mà “gét gô” có nghĩa là gì? Thì “gét gô” chính là cách phát âm sai của từ “Let’s go” trong tiếng Anh mà “Let’s go” có nghĩa là “đi nào”.
Nguồn gốc khởi xướng cho trào lưu “gét gô” chính là một tiktoker có tên Tới trời thần. Người này đã đăng các video trên Tiktok cho biết bản thân sẽ thực hiện thử thách nằm 6 ngày 6 đêm dưới bãi sình. Đồng thời hô hào quyết tâm chinh phục thử thách bằng câu chốt đầy tự tin: “gét gô”. Video hài hước, kèm cách phát âm sai đã khiến dân mạng có phen cười ngả ngửa. Để rồi “gét gô” lập tức thành trend và đặc biệt là giới trẻ không bỏ lỡ. Từ đó, “gét gô” phủ sóng khắp trên các trang mạng xã hội.
12. Mãi mận
Mãi mận là cách nói lái của mặn trong mặn mà. Vì thế có thể hiểu là mãi mặn để mô tả vẻ bề ngoài của ai đó hay một sự vật, hiện tượng gì đó vui nhộn. Đôi khi cũng được dùng như một lời khen. Mãi mận trong ngôn ngữ Gen Z còn có thể biến đổi khác như mãi mận xoài cóc ổi mít, mãi mận mãi kem,…
Nếu thường xuyên lướt mạng xã hội, bạn sẽ bắt gặp cụm từ này trong các trường hợp như “otp mãi mận”, “idol tôi mãi mận”. Đây là hai cách nói phổ biến về các cặp đôi và idol Kpop.
13. Cột sống
Bạn đã từng nghe câu nói: “Dù nụ cười luôn nở trên môi nhưng cuộc sống của tôi chưa bao giờ ổn” chưa. Từ cột sống được thay thế vào để tạo thành: “Dù nụ cười luôn nở trên môi nhưng cột sống của tôi chưa bao giờ ổn”. Ý của câu chế này nhằm biểu lộ trạng thái mệt mỏi của nhiều gen Z phải ngồi học, ngồi làm cả ngày.
14. Ô dề
“Ô dề” bắt đầu xuất hiện và gây bão các trang mạng xã hội kể từ tháng 9/2021 sau một clip Tiktok. Trong video, một người phụ nữ tuổi trung niên trang điểm dày cộm nhưng vẫn nói: “Làm sơ sơ thôi, làm quá thì nó ô dề, ô dề là lố lăng”. Sự trái ngược hài hước này đã vô tình khiến từ “ô dề” gây bão khắp Tiktok sau đó lan rộng ra các trang mạng xã hội khác. Về ý nghĩa, “ô dề” là một từ vui vẻ được dùng để chỉ các hành động làm quá, làm lố.
15. Trap boy, trap girl
Dạo một vòng các group yêu đương trên Facebook sẽ dễ dàng bắt gặp các bài bóc phốt chuyện tình ái. Và nổi trội nhất là chuyện yêu đương với các “trap boy”, “trap girl” xuất hiện dày đặc trên Facebook. Điều này làm cản trở đến hội hóng hớt của “người cao tuổi” vì đã qua tuổi Gen Z. Trap trong tiếng anh có nghĩ là cái bẫy. Còn đối với Gen Z thì “trap boy”, “trap girl” cũng là một cái bẫy nhưng nó biết đi biết đứng như một con người và đặc biệt biết lừa người khác. Có nghĩa là những nam thanh nữ tú chuyên đi lừa tình khiến người ta phải đau buồn.
16. Còn cái nịt
Sau buổi livestream tháng 5/2021 của hot tiktoker Tiến Bịp, một đoạn video bỗng trở nên nổi tiếng cực nhanh trên mạng xã hội. Nhờ vào sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng động mạng với cụm từ “còn cái nịt” đầy dí dỏm. Nhưng “còn cái nịt” nghĩa là gì? Cái nịt thực chất chính là dây thun thường được dùng để buộc tóc, buộc tiền,… Cụm từ “còn cái nịt” được hiểu nôm na theo nghĩa đen là chỉ còn đúng sợi dây nịt. Còn theo nghĩa bóng, cộng đồng mạng đang biến tấu về việc mất hết, mất sạch chẳng còn gì, chỉ còn duy nhất mỗi cái nịt không có giá trị.
17. Hết nước chấm:
Trong cuộc sống hàng ngày, cụm từ “hết nước chấm” thường xuất hiện trong chuyện ăn uống. Còn đối với cộng đồng mạng, “hết nước chấm” được sử dụng theo nghĩa khác và ở rất nhiều tình huống khác nhau. Cư dân mạng sử dụng nhiều để khen ngợi một ai đó, một cái gì đó xuất sắc hoặc là bày tỏ thái độ bó tay, cạn lời với một hành động, sự việc.
18. Tới công chiện
Có phải dạo gần đây chỉ cần lướt Facebook và đọc comment đều thấy dân mạng nói với nhau cụm từ “tới công chuyện”. “Tới công chuyện” mang hàm ý theo “sắp có biến”. Hơn nữa câu nói ”tới công chuyện” cũng được mọi người bắt trend khi nói chuyện với nhau ngoài đời. Mọi người có thể dùng từ này để diễn tả sự bận rộn cho những công việc vặt vãnh không quan trọng để gây hài hước,tạo tiếng cười.
19. Luật hoa quả
“Luật hoa quả” là cách Gen Z dùng để nói khác đi từ cụm từ “luật nhân quả”. Từ này có ý nghĩa mỗi hành động, mỗi việc làm của ta đều sẽ có kết quả tương xứng. Tất nhiên “luật hoa quả” thường áp dụng với những tình huống dở khóc dở cười, hài hước, thay vì nghiêm túc. Tương tự, khi gia nhập “vũ trụ hoa quả” của Gen Z, “quả báo” cũng trở thành… “quả táo” hay “quả táo nhãn lồng” cũng có ý nghĩa tương tự.
20. Khoảnh khắc chuột
“Khoảnh khắc chuột” hiện đang là một trào lưu đang rất thịnh hành với các bạn trẻ trên TikTok. Dành cho những ai chưa hiểu thì “Khoảnh khắc chuột” là chỉ sự cô đơn khi phải ngồi ăn một mình. Trend này bắt nguồn ở nước ngoài từ một chiếc video chú chuột ngồi ăn kẹo. Nhờ trend này mà các gen Z lại có thêm một thuật ngữ mới với vô vàn video sáng tạo trên nền tảng TikTok.
21. Thai ợt
“Thai ợt” là trào lưu ngôn ngữ thịnh hành của Gen Z trên cả Facebook và TikTok. Từ này không mang nghĩa liên quan đến ‘mang thai’ hay ‘có thai’ như chúng ta nghĩ. Mà đây là cách nói phiên âm của từ “mệt mỏi” trong tiếng Ạnh – Tired.
22. Kiwi Kiwi
Trend Kiwi kiwi bắt nguồn từ clip TikTok của TikToker duybestvo. Nội dung là giới thiệu về nước mới của Mixue. Được biết Kiwi Kiwi mà Tiktoker này nhắc đến có ý nghĩa là ngon ngon. Cùng với nét diễn duyên dáng, tỏ ra đáng yêu chính là để cảm thán sự ngon lành của món nước.
23. Mắc cỡ quá 2 ơi
“Mắc cỡ quá 2 ơi” là một câu cảm thán hot trend trên TikTok. Xuất phát từ Bé Mèo Nhỏ Mít Ướt. Cụm từ này thường được dùng để chê bai hành động của ai đó (2 ở đây là viết tắt của anh/chị hai), khiến người xem cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ. Trend mắc cỡ quá 2 ơi giờ đây được yêu thích và sử dụng khá nhiều trên TikTok.
24. Chả quyên, keo lỳ, trầm
Keo lỳ là có ý nghĩa là khen một thứ gì đó đẹp. Cụm từ hài hước được giới trẻ hiện sử dụng trong giao tiếp với bạn bè khá nhiều.
Chả quyên là mặn mà và ngọt ngào. Bạn có thể dùng để miêu tả một người ví dụ như: Hôm nay, cô nhìn thật là chả quyên.
Tái châu là đọc lái của từ tái chanh, có nghĩa là ngây thơ.
Trầm là mong manh, dùng để ám chỉ những người yếu đuối, dễ vở.
Những cụm từ mặn mà này xuất phát từ hiện tượng mạng xã hội Linda. Tên thật Mai Kim Trí, cô gái chuyển giới gợi cảm trở thành hiện tượng trên cộng đồng mạng những năm 2018 2019.
25. Flexing là gì?
Flexing có thể hiểu đơn giản là ‘khoe khoang’. Nhưng hiện nay, flex không chỉ hướng đến việc khoe các thành tích hay tài sản của mình. Mà các bạn trẻ flexing như là một cách để thể hiện sự tự tin hay bản lĩnh của mình.
Từ này được các rapper sử dụng thường xuyên hơn ở thời gian trước đây. Sau khi chương trình Rap Việt mùa 3 được công chiếu, thì ‘flexing’ đã trở thành xu hướng của các bạn trẻ. Thậm chí, trên Facebook còn xuất hiện group ‘Flexing đến hơi thở cuối cùng’ với tốc độ phát triển và tương tác mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
26. Trôn Việt Nam
“Trôn Việt Nam” là một trào lưu chơi khăm được lan truyền từ chương trình Just For Laughs Gags. Tiktoker Việt đã nhanh chóng nhảy vào trào lưu này và tạo ra những trò đùa hài hước để troll người khác. Khi tới cuối tình huống, họ sẽ tiết lộ rằng đây chỉ là một trò đùa bằng cách hướng camera về phía người được troll và nói “trôn Việt Nam”. Các bạn trẻ không ngừng sáng tạo những trò đùa để thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
27. Đúng nhận sai cãi
Câu nói “Đúng nhận sai cãi” bắt nguồn từ series TikTok của cô Hương Trương. Nội dung video của cô là về chủ đề bói toán và được khá nhiều bạn trẻ đón nhận. Điều làm nên độ viral cho câu nói “Đúng nhận sai cãi cô cái” đó là cô luôn nói câu này sau khi bổ quả cau. Câu nói có nhịp độ nhanh, thậm chí hơi dồn dập, ngột ngạt, đôi khi khiến người nghe bật cười. Sau khi câu nói này trở nên viral, có rất nhiều bạn trẻ nhanh chóng chế lại câu nói này với những nội dung khác nhau, mang đến tiếng cười cho rất nhiều người xem.
Ví dụ:
-Bổ quả cau cô thấy con có 2 con mắt, 1 cái tai, 1 cái miệng. Đúng nhận, sai cãi cô cái.
-Bổ quả dưa này ra cô thấy 14/2 này con không có ai tặng quà. Đúng nhận sai cãi cô cái.
28. Ăn nói xà lơ
“Ăn nói xà lơ” là câu nói khá phổ biến được các bạn trẻ sử dụng trên TikTok. “Ăn nói xà lơ” là cách người ta gọi “sà lơ” hoặc “sai lơ.” Đây là một từ ngữ địa phương, dùng để chê trách một ai đó khi họ nói một điều gì đó hoàn toàn sai. Nói cách khác, nếu người đó nói những điều không đúng, không có ý nghĩa thì người ta nói họ “ăn nói xà lơ.”
29. Gwen cha na
“Gwenchana” là gì mà hot rần rần trên TikTok, Facebook? Cụm từ Gwenchana được xuất hiện ở một cảnh hài hước trong bộ phim Hàn Quốc “Nhà trọ Waikiki”, chiếu vào năm 2018 – 2019. Một nhân vật đã lặp đi lặp lại cụm từ Gwenchana khi mọi thứ dường như không ổn chút nào.
Gwenchana tạm dịch là “mọi thứ đều ổn”, “mình ổn mà”, “không sao đâu”. Thuật ngữ này tương đương với “It’s ok”, “Don’t worry” trong tiếng Anh để thể hiện trạng thái ổn, hài lòng của người nói sau khi vượt qua những biến cố trong cuộc sống.
Hiện nay, Gen Z sử dụng Gwenchana theo nghĩa riêng của mình. Các bạn trẻ còn chế lại câu nói này trên lời nhạc đệm để sử dụng vào các clip trên TikTok. Nội dung thường là sắc thái buồn bã, cam chịu với biểu cảm hiểu nôm na là “không ổn lắm đâu”.
30. Nói đi keo
“Nói đi keo” là một cụm từ được sử dụng phổ biến trong giới trẻ Việt Nam. Nhất là trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, và Instagram. Cụm từ này thường được dùng để thể hiện sự nôn nóng, thúc giục người khác nhanh chóng bày tỏ ý kiến, quan điểm hoặc đưa ra quyết định trong một tình huống nào đó.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn