CPS là gì? Cách ứng dụng  trong chiến dịch Affiliate Marketing

CPS là một hình thức thanh toán quảng cáo, chỉ trả hoa hồng cho publisher khi khách hàng thực sự mua sản phẩm. Đây là mô hình không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí quảng cáo, mà còn tạo điều kiện cho publisher có nguồn thu nhập bền vững. Vậy làm thế nào để ứng dụng hình thức này trong chiến dịch Affiliate Marketing hiệu quả? Hãy cùng Adsplus tham khảo bài viết dưới đây nhé.

CPS là gì? Cách ứng dụng  trong chiến dịch Affiliate Marketing
Xem thêm:

CPS là gì?

CPS là mô hình tiếp thị mà doanh nghiệp chỉ trả hoa hồng khi có đơn hàng thành công. Publisher chỉ nhận được tiền khi người mua hoàn tất giao dịch qua link tiếp thị của họ.

Khác với mô hình CPC (Cost Per Click) hoặc CPM (Cost Per Mille), mô hình quảng cáo này đảm bảo chi phí chỉ phát sinh khi có kết quả thực sự. Vì thế, nó được dùng phổ biến trong Affiliate Marketing, thương mại điện tử.

Ví dụ, một blogger viết bài đánh giá laptop và chèn link affiliate. Nếu người đọc mua hàng qua link đó, blogger nhận được hoa hồng. Hoặc một KOL chia sẻ mã giảm giá cho sản phẩm skincare trên YouTube. Khi người xem mua hàng bằng mã đó, KOL sẽ nhận hoa hồng.

Ưu và nhược điểm của CPS

Cost Per Sale là mô hình phổ biến, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên, trước khi triển khai, bạn cần nắm rõ những lợi ích và hạn chế để áp dụng hiệu quả.

CPS có những ưu điểm và hạn chế riêng

Ưu điểm của CPS 

Ưu điểm lớn nhất của mô hình CPS là doanh nghiệp chỉ phải trả hoa hồng khi đơn hàng được hoàn tất. Điều này giúp tối ưu ngân sách quảng cáo và giảm thiểu rủi ro tài chính. Ngoài ra, hiệu quả của chiến dịch dễ dàng đo lường và điều chỉnh dựa trên kết quả thực tế. 

Nhược điểm của CPS 

Mô hình Cost Per Sale này cũng có một số hạn chế. Mỗi sản phẩm sẽ có giá trị khác nhau nên doanh nghiệp cần cân đối mức hoa hồng phù hợp để hấp dẫn publisher. 

Bên cạnh đó, hoa hồng chỉ được trả khi đơn hàng đã thanh toán thành công. Nếu khách hàng hủy đơn hoặc hoàn trả hàng, thì publisher sẽ không nhận được hoa hồng, làm cho thu nhập của họ không ổn định.

Ứng dụng của CPS trong Affiliate Marketing là gì?

Trong mô hình CPS, nhà bán hàng chỉ trả hoa hồng khi có giao dịch thành công. Điều kiện là người mua phải thực hiện đơn hàng thông qua đường link tiếp thị do publisher cung cấp.

Đây cũng chính là nguồn thu nhập chính của nhiều influencer, KOL hay content creator. Mỗi publisher sẽ được gán một đường link riêng biệt. Họ sẽ chia sẻ link này trên mạng xã hội, website, blog, video,… Link càng được lan truyền, khả năng phát sinh đơn hàng càng cao. Khi có đơn hàng hoàn tất, publisher sẽ nhận được hoa hồng. 

Để ứng dụng hiệu quả CPS, doanh nghiệp có thể tham khảo các gợi ý sau:

  • Lựa chọn sản phẩm phù hợp để quảng bá: Bạn nên chọn sản phẩm mình hiểu rõ và có nhu cầu sử dụng cao. Sản phẩm tốt, chất lượng sẽ giúp bạn tạo niềm tin cho khách hàng. Từ đó bạn có thể tăng khả năng chốt đơn dễ dàng hơn. 
  • Xác định đúng tệp khách hàng mục tiêu: Sau khi chọn được sản phẩm phù hợp, bạn cần hướng đến nhóm người có nhu cầu. Khi hiểu rõ khách hàng thì chiến dịch CPS của bạn sẽ hiểu quả hơn.
  • Sử dụng công cụ quảng cáo để mở rộng tệp người mua: Tuỳ vào quy mô doanh nghiệp, bạn có thể chọn các kênh như Google Ads, Facebook Ads, … để đưa sản phẩm gần hơn với khách hàng. 
  • Tối ưu SEO để tăng traffic tự nhiên: Bạn có thể tối ưu Website, Blog, để hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. Các bài viết quảng bá có thứ hạng tốt rên Google giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng, mà không tốn thêm chi phí quảng cáo.
CPS là nguồn thu nhập chính của nhiều influencer, content creator khi tham gia Affiliate Marketing

FAQ – Các câu hỏi liên quan

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm và cách ứng dụng CPS trong Affiliate Marketing, bạn có thể bắt đầu triển khai mô hình này. Tuy nhiên, để giúp bạn có thêm góc nhìn thực tế, dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi áp dụng trong các chiến dịch tiếp thị.

Khi nào người bán nên sử dụng quảng cáo CPS?

CPS phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn kiểm soát chi phí marketing. Hình thức này giúp doanh nghiệp xác định rõ chi phí bỏ ra cho mỗi đơn hàng mang lại doanh thu thực tế.

Nếu ngân sách quảng cáo hạn chế và bạn cần đo lường hiệu quả tức thì, đây là lựa chọn nên cân nhắc. Mô hình này cũng giúp bạn thử nghiệm sản phẩm mới mà không tốn nhiều chi phí ban đầu.

CPS khác với CPA và CPO như thế nào?

Mỗi hình thức tiếp thị liên kết sẽ phù hợp với mục tiêu khác nhau:

Thuật ngữ

Định nghĩa

Ưu điểm

CPS (Cost Per Sale)

Trả hoa hồng khi có đơn hàng thành công

Rủi ro thấp cho doanh nghiệp

CPA (Cost Per Action)

Trả khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể (điền form, đăng ký, cài app)

Dễ theo dõi, tuy nhiên dễ bị gian lận

CPO (Cost Per Order)

Tính chi phí cho mỗi đơn hàng tạo ra

Thời gian duyệt nhanh, publisher vẫn có thể nhận tiền dù hàng hoàn trả

Bảng so sánh CPS – CPA – CPO

Các khái niệm liên quan đến CPS là gì?

Khi tìm hiểu về CPS, bạn sẽ bắt gặp nhiều thuật ngữ tiếp thị liên kết khác. Việc hiểu rõ các khái niệm này sẽ giúp bạn phân biệt từng mô hình, từ đó chọn phương án phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến thường đi cùng với Cost Per Sale:

  • CPA (Cost Per Action): Là hình thức trả hoa hồng khi người dùng hoàn thành một hành động cụ thể như điền form, đăng ký tài khoản, tải app. CPA thường được sử dụng trong các chiến dịch thu thập dữ liệu. Mức độ rủi ro thấp nhưng dễ gặp gian lận nếu không giám sát chặt chẽ.
  • CPO (Cost Per Order): Là chi phí cho mỗi đơn hàng được tạo ra. Trong Affiliate Marketing, CPO tương tự Cost Per Sale nhưng linh hoạt hơn. Một số nền tảng vẫn trả hoa hồng ngay cả khi đơn hàng bị hủy hoặc hoàn trả. Thời gian xác nhận đơn cũng nhanh hơn.
  • CPL (Cost Per Lead): Chi trả cho mỗi khách hàng để lại thông tin (lead), như tên, số điện thoại, email. CPL phù hợp với các lĩnh vực cần dữ liệu khách hàng tiềm năng như bảo hiểm, tài chính, bất động sản. Giá trị của lead cao nhưng tuỳ thuộc vào tệp khách hàng.

Kết luận

CPS là mô hình quảng cáo không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách, mà còn tạo nguồn thu ổn định cho publisher. Trong bối cảnh Affiliate Marketing ngày càng phát triển, Adsplus tin rằng khi nắm rõ khái niệm, ưu nhược điểm và cách ứng dụng trên, bạn sẽ đạt được hiệu quả tối ưu trong chiến dịch quảng cáo. 

Adsplus.vn 

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả. 

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
  • Cập nhật tin tức, kinh nghiệm Digital Marketing nhanh – chuẩn tại đây

BÌNH LUẬN

Please enter your name here
Please enter your comment!

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ