Các nội dung chính
Trong thế giới hiện đại, quảng cáo Google nổi lên như một giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng tiềm năng. Vậy Google hiện nay có những hình thức quảng cáo nào? Và hình thức nào đang phổ biến nhất? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các hình thức quảng cáo Google giúp bạn lựa chọn phương án phù hợp.
Xem thêm:
- [FREE TEMPLATE] Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Ads
- Quảng cáo Google Demand Gen: Cách tạo và tối ưu chiến dịch
Các loại hình thức quảng cáo Google
Hiện nay, Google cung cấp đa dạng các hình thức quảng cáo để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là một số loại hình thức quảng cáo Google phổ biến nhất:
- Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)
- Quảng cáo mua sắm (Shopping Ads)
- Quảng cáo hiển thị GDN (Google Display Network)
- Quảng cáo Youtube
- Demand Gen
Hình thức quảng cáo Google Search
Quảng cáo tìm kiếm xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm (SERP) khi người dùng tìm kiếm các từ khóa cụ thể. Trang kết quả sẽ hiển thị cả kết quả tìm kiếm không phải trả tiền và kết quả được tài trợ. Hình thức quảng cáo này sẽ được hiển thị với dòng chữ “Được tài trợ” in đậm ở trên cùng. Thông thường, Google sẽ cho phép hiển thị quảng cáo này ở tối đa 7 vị trí: 4 vị trí đầu và 3 vị trí cuối trang.
Quảng cáo Google Search có 3 thông số chính: tiêu đề, URL hiển thị, và meta discription. Tất cả đều được thiết kế để thúc đẩy người dùng nhấp vào.
Quảng cáo tìm kiếm Google phù hợp với mục đích truy vấn tìm kiếm của người dùng. Chúng giúp bạn kết nối với khách hàng tiềm năng vào đúng lúc họ đang tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ có liên quan. Kết quả quảng cáo tìm kiếm sẽ không bị tính phí cho đến khi có ai đó nhấp vào.
Hình thức quảng cáo Shopping
Quảng cáo mua sắm của Google hiển thị ảnh sản phẩm cùng với tiêu đề, giá, tên cửa hàng,… Chúng xuất hiện khi người dùng tìm kiếm các sản phẩm cụ thể trên Google.
Lợi ích chính của hình thức quảng cáo này là trình bày sản phẩm trực quan và chi tiết. Nếu người dùng nhập một sản phẩm, họ sẽ thấy nhiều loại sản phẩm khác có hình ảnh và giá cả. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về sản phẩm bạn đang bán trước khi họ nhấp vào. Đồng thời, họ có thể so sánh và lựa chọn trực tiếp từ kết quả tìm kiếm.
Những quảng cáo này có thể được hiển thị trong SERP thông thường, tab Mua sắm của Google, YouTube và Gmail. Đối với quảng cáo Shopping, bạn chỉ bị tính phí khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn.
Hình thức quảng cáo GDN (Google Display Network)
GDN Ads cho phép hiển thị hình ảnh, video và quảng cáo tương tác trên các trang web, ứng dụng và các trang đích trực tuyến khác có liên quan. Chủ sở hữu trang web có thể chọn hiển thị những quảng cáo này ở nhiều nơi khác nhau trên trang web. Một số vị trí tiêu chuẩn bao gồm đầu trang web (biểu ngữ), thanh bên và chân trang.
Hình thức quảng cáo này tiếp cận người dùng không dựa trên những gì họ đang tìm kiếm mà dựa trên họ quan tâm điều gì. Vì vậy, thay vì hiển thị khi ai đó tìm kiếm một từ cụ thể, chúng xuất hiện dựa trên sở thích hoặc loại nội dung họ đang xem.
Ví dụ: Nếu bạn thường đọc về thể dục, bạn có thể thấy quảng cáo giày chạy bộ khi truy cập trang web. Trong trường hợp này, GDN nhận ra sự quan tâm của bạn đến thể dục và hiển thị các quảng cáo liên quan. Ngay cả khi bạn không tích cực tìm kiếm giày chạy bộ.
Hình thức quảng cáo video Youtube
Quảng cáo YouTube phát trước khi bạn xem video, trong khi xem video hoặc xuất hiện ở trang chủ,….
Quảng cáo video trong Youtube có 3 loại:
- In-stream Ads: Quảng cáo trong luồng xuất hiện trong video bạn đang xem. Bạn có thể chọn đặt quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua hoặc không thể bỏ qua. Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua kéo dài tối đa 15 giây. Trong khi đó, quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua dài hơn mà người dùng có thể bỏ qua sau khi xem 5 giây đầu tiên.
- Bumper Ads: Những quảng cáo YouTube này không thể bỏ qua và dài dưới 6 giây. Giống như quảng cáo trong luồng, chúng phát khi ai đó mở ra một video.
- Discovery Ads: Là sự kết hợp giữa quảng cáo video và quảng cáo không phải video. Thay vì phát trước, trong hoặc sau video, người dùng phải nhấp vào quảng cáo để xem video. Quảng cáo Discovery hiển thị trong kết quả tìm kiếm, trong phần video có liên quan hoặc trên trang chủ.
Tùy thuộc vào loại quảng cáo bạn muốn chạy, bạn có một vài tùy chọn đặt giá thầu khác nhau để chọn:
- Giá mỗi lần xem (CPV): Tính phí khi ai đó xem 30 giây hoặc toàn bộ quảng cáo ngắn hơn. Nếu ai đó tương tác với quảng cáo của bạn thì điều đó cũng được tính vào CPV.
- Giá mỗi nghìn lần hiển thị (CPM): Tính phí mỗi khi có 1000 người xem quảng cáo của bạn.
- Giá mỗi hành động (CPA): Tính phí khi ai đó thực hiện hành động từ quảng cáo của bạn, như nhấp vào liên kết đến trang web của bạn.
Hình thức quảng cáo Demand Gen
Quảng cáo Demand Gen được thiết kế để tiếp cận người dùng trước cả khi họ chủ động tìm kiếm thương hiệu. Hình thức quảng cáo này được thiết kế để tiếp cận đối tượng mới và tạo ra sự quan tâm từ người dùng. Quảng cáo này phân phát quảng cáo trên Google Discovery, Gmail và YouTube.
Giải đáp thắc mắc
Để cung cấp thêm thông tin chi tiết cho bạn về các hình thức quảng cáo Google, Adsplus sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp sau:
Hình thức quảng cáo Google nào đang phổ biến và hiệu quả nhất?
Hiện nay, có 2 hình thức quảng cáo được sử dụng nhiều nhất của Google là quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo hiển thị. Quảng cáo hiển thị GDN có thể hiển thị banner trên các trang web trực tuyến. Mặt khác, quảng cáo tìm kiếm chỉ xuất hiện trong kết quả của công cụ tìm kiếm.
Chi phí các hình thức quảng cáo Google được tính như thế nào?
Các quảng cáo Google có ưu điểm là không bị tính phí nếu người dùng nhìn thấy quảng cáo nhưng không bấm vào. Có nhiều phương thức tính phí khi người xem thực hiện hành động với quảng cáo của bạn:
- Mỗi lượt Click vào Website (CPC)
- Mỗi lượt View Video (CPV)
- 1000 lượt quảng cáo hiển thị (CPM)
- Mỗi lượt cài đặt App (CPI),…
Kết luận
Lựa chọn hình thức quảng cáo Google phù hợp sẽ phụ thuộc vào mục tiêu, ngân sách và đối tượng mục tiêu của bạn. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố này để lựa chọn hình thức quảng cáo hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin bài viết cung cấp sẽ hữu ích để bạn xây dựng một chiến lược quảng bá hiệu quả.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn