Các nội dung chính
Một chiến dịch truyền thông thương hiệu hiệu quả sẽ giúp tên tuổi của công ty không chỉ giới là trong một khu vực mà có thể mang tầm ảnh hưởng của một quốc gia, thậm chí là thế giới. Một chiến dịch truyền thông có dấu ấn sẽ là một sự bức phá cực lớn. Vì thế, hôm nay Adsplus.vn sẽ giới thiệu đến bạn Top những chiến dịch truyền thông thương hiệu thành công nhất 2018 trên thế giới. Cùng xem cái tên nào góp mặt vào danh sách này nhé!
Những chiến dịch truyền thông thương hiệu thành công nhất 2018
Những chiến dịch truyền thông thương hiệu thành công nhất 2018
Nike – ‘Colin Kaepernick – Just Do It’
Cái tên đầu tiên góp mặt vào chiến dịch truyền thông thành công nhất 2018 đó chính là Nike với chiến dịch “Colin Kaepernick – Just Do It”.
Ban đầu chiến dịch này gây tranh cãi vì góp mặt vào quảng cáo đó là tuyển thủ bóng chày Colin Kaepernick. Kaepernick đã trở thành nhân vật gây chia rẽ tại Mỹ khi quỳ gối hát quốc ca để phản đối sự phân biệt chủng tộc. Nhiều người đã thấy hình động của ông thiếu sự tôn trọng với đất nước. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến Nike khi hợp tác với tuyển thủ này trong chiến dịch truyền thông.
Song nhiều người đã ủng hộ hành động của Colin và cho rằng các thương hiệu nên có lập trường chính trị. Họ cho rằng chiến dịch đã có những tác động tích cực đến ý kiến của họ về Nike.
Sau đó thì Nike đã kiên quyết giữ vững lập trường của mình. Giám đốc điều hành Mark parker cho rằng công ty rất tự hào về chiến dịch. Trong đó đã có nhiều vận động viên truyền cảm hứng và ủng hộ như Beckham Jr, Serena Williams, Shaquem Griffin hay Lacey Baker, Kaepernick. Đồng thời ông cũng tuyên bố rằng nó đã thúc đẩy sự gắn kết của kỷ lục với một thương hiệu cùng sự tăng trưởng thực sự về cả xã hội và thương mại.
CALM – ‘Project 84’
Để nâng cao nhận thức về các hành động nam giới tự tử đang gia tăng tại Anh. Tổ chức từ thiện CALM đã đưa ra chiến dịch “Project 84”. Họ đã đặt 84 bức tượng nam trên đỉnh studio ITV Morning và tòa nhà South Bank để thể hiện thống kê bi thảm này.
Nghệ thuật sắp đặt mạnh mẽ của nghệ sĩ đường phố Hoa Kỳ Mark Jenkins được diễn ra vào một tuần tháng 3 nằm trong chiến dịch của CALM. “Project 84” không chỉ gợi lên những cảm xúc đáng kinh ngạc ở nước Anh mà còn giúp tăng những người tiếp cận với CALM để được giúp đỡ lên tới 34%.
Giám đốc điều hành của CALM cho biết chiến dịch này đã nhận rất nhiều phản hồi tích cực. Thông quan chiến dịch đã có hàng ngàn người tìm đến nhau, lên tiếng và chống lại vấn nạn tự tử.
Chiến dịch truyền thông Project 84
Cuộc chiến chống lại rác thải nhựa
Năm 2018 được coi là đỉnh cao của các cuộc chiến chống lại rác thải nhựa nhờ tài liệu Blue Planet II của David Attenborough.
Kết quả đạt được là nhận thức của người tiêu dùng về rác thải nhựa. Sự khẩn cấp về việc chống lại rác thải nhựa sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thương hiệu lớn nhỏ trên toàn thế giới.
Đi đầu cho các chiến dịch này có thể kể như Adidas đã tạo ra những chiếc áo bóng đá trong Ngày Trái đất được làm từ rác thải đại dương bằng nhựa. Coca Cola đã đưa ra chiến lược “Thế giới chống lãng phí”; hứa hẹn tương đương 100% bao bì thương hiệu sẽ được thu gom và tái chế vào năm 2030. Evian cũng tham gia chiến dịch với việc tự đặt mục tiêu cho phương pháp sử dụng nhựa tái chế 100% cho tới năm 2025.
Billie – ‘Project Body Hair’
Quá nhàm chán với việc chỉ hiển thị các quảng cáo dao cạo cho đôi chân mịn màng không có lông. Năm 2018 Billie tuyên bố là thương hiệu dao cạo râu phụ nữ đầu tiên cho thấy những sợi lông thật. Billie đã tiến hành cho ra mắt chiến dịch Project Body Hair vào mùa hè: một lễ kỷ niệm cho những sợi lông trên cơ thể người phụ nữ.
Project Body Hair không phải là chiến dịch chống cạo râu ở phụ nữ; mà là một chiến dịch chống lại các thương hiệu lớn quảng bá chân dung phi thực tế của người phụ nữ rằng họ không có lông trên cơ thể. Cách miêu tả chân thực này đã khiến chiến dịch trở thành chiến dịch thành truyền thông tuyệt vời nhất năm 2018.
Lloyds Bank – ‘#GetTheInsideOut’
Trong một cuộc khảo sát cho thấy rằng cứ 4 người lại có một người bị vấn đề về sức khỏe và tâm thần. Và việc họ nói ra sẽ bị kỳ thị, nhưng nếu xóa bỏ kỳ thị thì họ phải im lặng. Vì thế mà chiến dịch truyền thông Lloyds Bank Good “#GetTheInsideOut” ra đời vào năm 2018.
Chiến dịch được tạo ra bởi adam & eveDDB, trình chiếu một loạt các gương mặt nổi tiếng bao gồm Giáo sư Green; Jeremy Paxman; Rachel Riley và Alex Brooker; cũng như các thành viên của công chúng và nhân viên Lloyds.
Chiến dịch truyền thông GetTheInsideOut
Ngoài quảng cáo trên truyền hình; Lloyds khuyến khích mọi người hãy nói chuyện với nhau trên mạng xã hội bằng cách chia sẻ hình ảnh họ đeo một tờ giấy dính trên tráng với hashtag #GetTheInsideOut. Điều này đã truyền bá thông điệp tốt hơn nhiều.
Chiến dịch này là một phần trong mối quan hệ hợp tác của Lloyds với Mental Health UK; công ty đã hợp tác từ đầu năm 2017. Sau chiến dịch, lưu lượng truy cập trang web của Mental Health UK tăng 256% trong suốt thời gian chiến dịch.
Đó là Top những chiến dịch truyền thông thành công nhất năm 2018. Bạn có thể dựa vào những cảm hứng mà chiến dịch truyền tải mà tìm kiếm cho mình một vài ý tưởng sáng tạo cho chính doanh nghiệp của mình ngay nào!