Các nội dung chính
Hình thức nhượng quyền thương hiệu, hay còn gọi là mua lại thương hiệu xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 90, vì thế mà nó còn khá mới mẻ. Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ từ 01/01.2019. Bên cạnh đó sự có mặt của một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài, những công ty về nhượng quyền thương hiệu cũng bắt đầu xâm nhập. Tuy nhiên thì các hợp đồng mua lại thương hiệu ở Việt Nam còn khiêm tốn trong khi được đánh giá là rất nhiều tiềm năng.
Nhượng quyền thương hiệu và các phương thức mua lại thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu được khái niệm là nhượng quyền kinh doanh cho phép ai đó chính thức được bán hàng hóa; dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể nào đó.
Theo định nghĩa của từ điển Webster thì hình thức mua lại thương hiệu này là một đặc quyền được trao cho một người; một nhóm người để phân phối hoặc bán sản phẩm của chủ thương hiệu. Nói cách khác thì nhượng quyền thương hiệu là một phương pháp tiếp thị; phân phối sản phẩm;l dịch vụ dựa trên mối quan hệ giữa 2 đối tác; một bên là franchisor (bên nhượng quyền hay chủ thương hiệu) và một bên gọi là franchise (bên được nhượng quyền hay mua franchise).
Hoạt động kinh doanh của nhượng quyền thương hiệu phải triệt để tuân theo kế hoạch; hệ thống tiếp thị này nhằm gắn liền với các nhãn hiệu, thương hiệu, khẩu hiệu, biểu tượng, tiêu chí, quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu.
Hình thức nhượng quyền thương hiệu
Dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung hình thức mua lại thương hiệu có 2 loại điển hình sau đây: Nhượng quyền phân phối sản phẩm và nhượng quyền công thức kinh doanh.
- Hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm: Bên mua thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía chủ thương hiệu; ngoại trừ việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu, thương hiệu, khẩu hiệu, biểu tượng… trong một phạm vi thời gian và khu vực nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc bên mua sẽ quản lý điều hành cửa hàng nhượng quyền của chủ thương hiệu. Bên mua có quyền chế biến, cách phục vụ và kinh doanh theo ý của mình.
- Hình thức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh: Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh phải được giữ tuyệt đối cho phía chủ thương hiệu. Bên mua thường phải trả một khoản phí khá cao cho bên bán. Nó có thể là một khoản phí trọn gói một lần, có thể là hàng tháng hoặc dựa trên doanh số, cũng có thể là tổng hợp cả 2 khoản phí kể trên.
Nhượng quyền thương hiệu và các phương thức mua lại thương hiệu
Một số phương thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến
Đại lý nhượng quyền độc quyền
Đây là hình thức phổ biến và nhanh nhất trong việc mở rộng thương hiệu ra nước ngoài. Đối với hình thức này thì chủ thương hiệu sẽ lựa chọn và chỉ định một số đối tác địa phương tại quốc gia mà mình muốn xâm nhập; làm đối tác mua lại thương hiệu độc quyền kinh doanh và phân phối. Những đối tác này có thể là cá nhân, tổ chức, hoặc một công ty thuộc phạm vi khu vực được độc quyền kinh doanh; đó có thể là một thành phố, một quốc gia…
Để được độc quyền như vậy thì doanh nghiệp mua lại thương hiệu phải chịu một khoản phí ban đầu riêng biệt, thường sẽ cao hơn so với hợp đồng mua riêng lẻ. Bù lại thì họ có quyền chủ động mở thêm nhiều cửa hàng hoặc bán cho bất cứ ai nằm trong khu vực mà mình kiểm soát.
Đại lý mua lại thương hiệu độc quyền thường phải cam kết với chủ thương hiệu rằng trong một thời gian nhất định phải có bao nhiêu cửa hàng nhượng quyền được mở ra; nếu không đúng cam kết thì sẽ mất độc quyền.
Do đó nhiều đại lý nhượng quyền thương hiệu độc quyền tự đứng ra mở thêm cửa hàng để đáp ứng số lượng kpi đề ra trong hợp đồng.
Xem thêm:
Nhượng quyền thương hiệu phát triển khu vực
Hình thức nhượng quyền thương hiệu phát triển khu vực cũng sẽ được độc quyền trong một phạm vi và thời gian nhất định. Khác với nhượng quyền độc quyền, đối tác mua thương hiệu phát triển khu vực không được bán lại cho bất cứ ai nhưng cũng không phải cung cấp các dịch vụ cho ai.
Để được độc quyền trong một khu vực nhất định, người mua lại thương hiệu phát triển khu vực phải trả một khoản phí ban đầu tương đối cao; đồng thời cam kết phải phát triển được thống nhất với chủ thương hiệu. Nếu không đáp ứng được các thỏa thuận này thì người mua sẽ mất đi quyền ưu tiên độc quyền.
Bán thương hiệu cho từng cá nhân riêng lẻ
Đây là hình thức bán lại thương hiệu lẻ trực tiếp cho từng đối tác tại nước ngoài. Hình thức này chỉ thích hợp với các quốc gia nằm cùng một khu vực và chủ thương hiệu không có ý định bán nhiều cho người mua.
Lợi thế của hình thức này là chủ thương hiệu có thể kiểm tra và quản lý chi tiết từng doanh nghiệp nhượng quyền. Ngoài ra thì phí nhượng quyền không phải cho đối tác trung gian nào. Tuy nhiên thì hình thức này đòi hỏi một guồng máy điều hành quy mô với các khâu như nhân sự, quản trị…. Từ phía của chủ thương hiệu.
Nhượng quyền thương hiệu và các phương thức mua lại thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu thông qua công ty liên doanh
Hình thức này là chủ thương hiệu sẽ phải liên doanh với một đối tác ở nước ngoài. Đối tác này sẽ đóng vai trò là một đơn vị nhượng quyền độc quyền. Trong nhiều trường hợp khác nhau thì thương hiệu góp vốn vào liên doanh bằng chính thương hiệu; bí quyết kinh doanh; thậm chí là tiền mặt và được quy ra tỷ lệ phần trăm vốn góp tùy thỏa thuận giữa đôi bên. Đối tác nước ngoài là những người thường góp vốn bằng tiền mặt và kiến thức địa phương.
Hy vọng với những thông tin bổ ích vừa rồi đã giúp bạn nắm được rõ khái niệm về nhượng quyền thương hiệu; cũng như những phương thức mua lại thương hiệu phổ biến hiện nay.