Sole Proprietorship là gì? Những lưu ý khi đăng ký loại hình này

Các nội dung chính

Doanh nghiệp chính là đơn vị cơ sở thực hiện những chức năng sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Hiện nay tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân chiếm số lượng khá lớn, hay tiếng anh còn được gọi là proprietorship, sole proprietorship, hay individual proprietorship. Vì thế cùng tìm hiểu về sole proprietorship là gì trong bài viết dưới đây!

sole proprietorship là gì

Sole Proprietorship là gì? Những lưu ý khi đăng ký loại hình này

Sole Proprietorship là gì?

Sole Proprietorship hay còn gọi là hộ kinh doanh cá thể. Đây là loại hình doanh nghiệp được sở sở hữu và điều hành bởi một người và trong đó không có sự phân biệt pháp lý giữa chủ sở hữu và thực thể kinh doanh. Chủ sở hữu kiểm soát trực tiếp tất cả các yếu tố và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp có thể bao gồm các khoản nợ, cho vay thua lỗ… 

Theo đó, sole proprietorship tại Việt Nam được quy định:

  • Do một các nhân hoặc một nhóm người bao gồm các cá nhân là công nhân Việt Nam đủ 180 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc một hộ gia đình làm chủ.
  • Đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.
  • Sử dụng dưới 10 lao động.
  • Chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lưu ý nhằm tránh rủi ro trong thủ tục đăng ký sole proprietorship

Đối tượng được đăng ký

Đối tượng được quyền đăng ký là cá nhân hoặc hộ gia đình. Cụ thể là một công dân Việt Nam có đủ 18 tuổi, đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự thì sẽ có quyền được đứng tên trên giấy phép kinh doanh của mình. Hoặc các thành viên trong một gia đình, nhóm bạn… muốn cùng kinh doanh, cũng có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh và người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ là người đại diện cho những người tham gia.

sole proprietorship là gì 01

Sole Proprietorship là gì? Những lưu ý khi đăng ký loại hình này

Cách đặt tên hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cá nhân phải có tên riêng và theo đó tên này phải đảm bảo đủ 2 yếu tố là “Hộ kinh doanh + tên riêng của hộ kinh doanh”. Ngoài ra cũng cần lưu ý không bao gồm những cụm từ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp như không được thêm vào các thành tố “công ty”, “doanh nghiệp”, tên riêng của hộ kinh doanh cá nhân không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác trong phạm vi quận (huyện), không sử dụng tiếng anh để đặt tên cho doanh nghiệp tư nhân, nếu muốn sử dụng cần phải đảm bảo giữa các ký tự phải có dấu chấm đi kèm.

Địa điểm đăng ký kinh doanh

Một hộ kinh doanh cá thể chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện như công ty. Trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc mượn thì cần phải được xác minh rõ ràng tại địa chỉ này từ trước đến nay.

Vốn điều lệ kinh đăng ký

Hiện nay không quy định giới hạn hay tối thiểu số vốn đăng ký kinh doanh cho loại hình doanh nghiệp này. Vì thế mà đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng của mỗi người và tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề mà người đăng ký muốn hướng đến.

Tuy nhiên thì cần phải lưu ý một điều là việc chịu trách nhiệm rủi ro của hộ kinh doanh và trách nhiệm vô hạn. Do đó khi quyết định đăng ký hộ kinh doanh cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi thì bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mà mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.

sole proprietorship là gì 02

Sole Proprietorship là gì? Những lưu ý khi đăng ký loại hình này

Ngoài ra thì hộ kinh doanh cũng không nên đăng ký số vốn thấp và không nên đăng ký vốn cao bưởi cơ quan thuế sẽ dựa vào các điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh:

  • Vốn cao hay thấp.
  • Địa điểm kinh doanh thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm.
  • Mặt hàng có thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.

Số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh theo quy định

Số lượng lao động tối đa mà sole proprietorship được phép sử dụng là 9 lao động. Nếu có từ 10 lao động thì hộ kinh doanh phải tiến hành lập doanh nghiệp để tránh bị cơ quan chức năng xử lý việc vi phạm.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh

Ngành nghề đăng ký cần được thể hiện trên tờ khai đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ hướng dẫn cách thể hiện trên tờ khai đăng ký và cách thể hiện sao cho hợp lý nhất có thể.

Giấy tờ đăng ký hộ kinh doanh

  • Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh cần phải được trực tiếp ký kết, không thông qua trung gian.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • 2 Chứng minh nhân dân sao y công chứng không quá 3 tháng của chủ hộ và các thành viên (nếu có).
  • Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng).

Vừa rồi là những giới thiệu về sole proprietorship là gì và những lưu ý cơ bản nhằm tránh rủi ro khi đăng ký loại hình doanh nghiệp này, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn!

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ