Các nội dung chính
Vốn chủ sở hữu là một trong những loại vốn dùng để định giá doanh nghiệp. Vậy vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu tồn tại ở các trạng thái nào trong doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu khác với vốn điều lệ như thế nào, phân biệt ra sao?
Vốn chủ sở hữu là gì? Khác với vốn điểu lệ như thế nào
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu được hiểu là các nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh. Ngoài ra công ty cổ phần vốn chủ sở hữu còn thuộc về các cổ đông trong công ty.
Các chủ sở hữu của công ty cùng nhau góp vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sau đó cùng chia sẻ lợi nhuận hoặc chịu lãi lỗ do các hoạt động này tạo ra.
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được doanh nghiệp đầu tư linh hoạt trong quá trinh kinh doanh. Trừ khi công ty thua lỗ dẫn tới phá sản thì nguồn vốn sẽ được ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ, tiếp theo mới tới lượt các nhà đầu tư được phân chia theo tỷ lệ góp vốn.
Vốn chủ sở hữu là khoán vốn đại diện cho sự đầu tư của chủ sở hữu trong kinh doanh trừ các chủ sở hữu, nhà đầu tư rút hoặc rút tiền từ kinh doanh cộng với thu nhập ròng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Đó là những điều cơ bản mà bạn có thể hiểu được vốn chủ sở hữu là gì. Tiếp theo các bạn sẽ tìm hiểu xem các trạng thái của vôn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu là gì? Khác với vốn điểu lệ như thế nào
Các trạng thái của vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là gì thì chắc các bạn đã hiểu rồi, vậy nó có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau trong doanh nghiệp, chúng ta có thể kể tới như:
- Đối với các công ty tư nhân thì vốn chủ sở hữu có thể tồn tại theo dạng cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu công ty.
- Trên bảng cân đối kế toán của công ty hay doanh nghiệp nào đó, số tiền đóng góp của chủ sở hữu hoặc cổ đông cộng với khoản thu nhập còn lại có thể là lỗ. Người ta có thể gọi đó là cổ phần của cổ đông hoặc vốn chủ sở hữu của cổ đông.
- Vốn chủ sở hữu có thể là trong giao dịch ký quỹ, giá trị chứng khoán trong tài khoản ký quỹ đó trừ đi số tiền mà chủ tài khoản vay từ môi giới.
- Trong bất động sản, sự khác biệt giữa giá trị thị trường hiện tại của tài sản và số tiền mà chủ sở hữu vẫn còn nợ trên thế chấp. Đây là số tiền mà chủ sở hữu sẽ nhận được sau khi bán mất động sản và thanh toán bất kì khoản nợ nào. Còn được gọi là giá trị tài sản thực.
- Trong chiến lược đầu tư, cổ phiếu là một trong những loại tài sản chủ yếu. Hai loại còn lại trong chiến lược đầu tư là thu nhập cố định từ trái phiếu và tiền mặt.
- Khi một doanh nghiệp bị phá sản và phải thanh lý, vốn chủ sở hữu là số tiền còn lại sau khi doanh nghiệp trả nợ cho chủ nợ. Lúc này có thể gọi nó là vốn rủi ro hoặc vốn chịu trách nhiệm.
Sự khác nhau giữa vốn chủ sở hữu đối với vốn điều lệ
Sự khác biệt cơ bản dễ hiểu nhất giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là vốn điều lệ chỉ ghi con số có tính chất đăng ký. Còn vốn chủ sở hữu, trải qua quá trình kinh doanh và vận hành của DN, các khoản lãi/lỗ có thể làm thay đổi phần lãi giữ lại, khiến cho vốn chủ sở hữu trên thực tế sẽ thay đổi theo thời gian.
Khi DN tiến hành phát hành cổ phần mới có thể phát sinh khoản thặng dư vốn cũng sẽ tác động đến vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, trong việc chuyển đổi phát hành các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần, tức là biến tài sản nợ thành tài sản vốn, thì lúc này vốn chủ sở hữu của DN tiếp tục tăng lên.
Trường hợp mà vốn điều lệ lại lớn hơn vốn chủ sở hữu, điều đó có thể bắt nguồn từ việc chưa góp đủ vốn hay vốn chủ sở hữu giảm đi do phần lỗ trong các hoạt động kinh doanh, vận hành của DN.
Nếu doanh nghiệp phát sinh các vấn đề tranh chấp, hay phải bồi thường, các cổ đông trong doanh nghiệp có nghĩa vụ góp đủ số vốn đã đăng ký. Đây là yêu cầu pháp luật để bảo đảm quyền lợi cho các bên liên quan, đặc biệt là các chủ nợ của công ty. Việc chưa góp đủ số vốn hoặc lỗ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giảm vốn chủ sở hữu có thể gây ra hạn chế trong trường hợp công ty muốn kêu gọi thêm vốn đầu tư từ các cổ đông mới, hoặc từ đối tác vốn.
Lời kết
Vốn chủ sở hữu là gì? Khác với vốn điểu lệ như thế nào
Như vậy bạn có hiểu được tầm quaan trọng của vốn chủ sở hữu là điều kiện tiên quyết đầu tiên để các doanh nghiệp có thể vận hành và hoạt động một cách bình thường, đó chính là đáp án của câu hỏi “Vốn chủ sở hữu là gì?” Do vậy, chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng hình thức và cơ cấu tổ chức vận hành của doanh nghiệp mình để có thể lựa chọn đúng các nguồn vốn chủ sở hữu để đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi.