Các nội dung chính
Sale dashboard được biết đến là một trang tổng quan phù hợp có thể tự động lấy, sắp xếp và hiển thị dữ liệu của bạn theo cách rõ ràng và hữu ích. Đồng thời phân chia các số liệu quan trọng theo vai trò với dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực để mọi người có thể xem thông tin mới nhất. Nhưng không phải tất cả các trang tổng quan đều được tạo ra như nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp người đọc biết đến rõ hơn một số loại sale dashboard là gì. Từ đó để có cái nhìn rõ ràng về hiệu suất bán hàng ở mọi cấp độ – đại diện cho tổ chức bán hàng.
Xem thêm:
- Gợi ý 11 cách để gia tăng gấp 10 lần doanh số Facebook Sales
- Tại sao Marketer và Sales cần biết về Online Lead Generation?
- Bật mí những tool chuyển đổi lead hiệu quả cho doanh nghiệp
Sale dashboard là gì?
Sales dashboard là một công cụ quản lý và theo dõi các chỉ số liên quan đến doanh số bán hàng của một công ty hoặc tổ chức. Nó thường được thiết kế dưới dạng bảng điều khiển trực quan. Trong đó tổ chức thông tin về doanh số một cách dễ hiểu và dễ tiếp cận.
Sale dashboard thường bao gồm những thông tin sau
- Doanh thu
- Số lượng sản phẩm/dịch vụ bán ra
- Doanh số theo kênh bán hàng
- Doanh số theo khu vực
- Doanh số theo khách hàng
- Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng
- Tỷ lệ chốt đơn hàng
Cách để tạo sale dashboard
Để tạo một trang tổng quan bán hàng sale dashboard sẽ phụ thuộc vào nền tảng phân tích mà bạn đang sử dụng. Tuy nhiên, chúng vẫn sẽ có một số thao tác thực hiện chung như sau: Xác định mục tiêu và số liệu bạn muốn theo dõi. Tìm công cụ cho phép bạn theo dõi chúng, đồng bộ hóa dữ liệu bán hàng của bạn với công cụ mới. Từ đó xây dựng trang tổng quan cho nhóm của bạn.
Xác định mục tiêu bán hàng bạn muốn theo dõi
Ví dụ: bạn có thể có mục tiêu doanh thu hàng năm là 1 triệu USD.
Xác định các số liệu hỗ trợ từng mục tiêu này
Nếu mục tiêu duy nhất của bạn là tổng doanh số bán hàng, bạn có thể muốn theo dõi các số liệu hỗ trợ mục tiêu đó. Như khách hàng tiềm năng được tạo, khách hàng tiềm năng trong hệ thống và giá trị quy trình. Lời khuyên là hãy cố gắng bám sát ba hoặc bốn số liệu cho mỗi mục tiêu. Nếu không sẽ rất khó để thiết lập sale dashboard của bạn và thậm chí còn khó diễn giải chúng hơn.
Xác định ai sẽ có quyền truy cập vào từng sale dashboard
Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ muốn chia sẻ trang tổng quan trong nhóm để có được khả năng hiển thị tối đa. Tuy nhiên, sẽ có một số trang có thể không hữu ích đối với các đại diện trong công việc.
Tìm một công cụ phân tích hoặc CRM cho phép bạn tạo sale dahsboard bằng các số liệu bạn đã xác định
Nhiều công cụ quản lý quan hệ khách hàng (CRM) có các mẫu dựng sẵn và công cụ kéo và thả để giúp việc xây dựng bảng thông tin trở nên đơn giản. Bạn nên chọn những trang có thể tạo trang tổng quan chỉ bằng vài cú nhấp chuột dựa trên vai trò hoặc chức năng.
Đồng bộ hóa dữ liệu
Nếu bạn đang triển khai một công cụ phân tích mới trong nhóm công nghệ của mình, hãy đảm bảo rằng công cụ đó được tích hợp an toàn với các công cụ khác của bạn. Đồng thời có thể đồng bộ hóa dữ liệu khách hàng và bán hàng thường xuyên trong thời gian thực. Ngoài ra, bạn có thể tránh kết nối một loạt công nghệ bằng cách chọn (hoặc chuyển sang) một CRM có số liệu phân tích mạnh mẽ. Bao gồm các trang sale dashboard có thể tùy chỉnh.
Tạo và chia sẻ sale dashboard của bạn
Thực hiện theo các bước do nhà cung cấp dịch vụ phân tích hoặc CRM của bạn cung cấp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn