Thương hiệu và sản phẩm – mối liên kết không thể tách rời

Các nội dung chính

Thương hiệu là một tài sản vô hình giá trị to lớn của doanh nghiệp. Đó là tất cả sự cảm nhận của khách hàng mục tiêu về sản phẩm hay doanh nghiệp. Vậy, thương hiệu và sản phẩm có liên kết chặt ra sao? Qua bài viết sau, Adsplus sẽ cung cấp câu trả lời cho thắc mắc trên.

thương hiệu và sản phẩm

Mối liên hệ giữa thương hiệu và sản phẩm là gì?

Thương hiệu và sản phẩm – cái nào có trước, cái nào có sau?

Vài quan điểm cho rằng trong giai đoạn khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp chỉ cần quan tâm đến sản phẩm. Nếu sản phẩm tốt thì người tiêu dùng sẽ tin tưởng và lựa chọn. Khi đó thì thương hiệu sẽ trở nên lớn mạnh. Ví dụ như các thương hiệu Việt như: Thái Tuấn, Đồng Tâm, hay Kinh Đô,… Trước đây các doanh nghiệp này tập trung hết cho sản phẩm rồi sau đó thương hiệu được xây dựng một cách tự nhiên. Song, quan điểm “hữu xạ tự nhiên hương” như vậy chỉ còn là quá khứ….

Thật ra, trong quá trình phát triển thương hiệu. Chủ thương hiệu Thái Tuấn hay Kinh Đô không chỉ quan tâm đến sản phẩm. Mà quan tâm đến hầu hết các yếu tố để làm nên bản sắc thương hiệu để thương hiệu sống tốt trong tâm trí khách hàng.

Khi làm thương hiệu, doanh nghiệp nên hiểu rằng cơ sở của thương hiệu là sản phẩm, nghĩa là cần đầu tư cho sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm không phải là tất cả. Người chủ doanh nghiệp nên nhận thức rõ thương hiệu là phạm trù rộng lớn hơn sản phẩm. Ví dụ, nếu nói P/S là chuyên gia chăm sóc răng miệng. Thì kem đánh răng, bàn chải, hay nước súc miệng là những sản phẩm cụ thể của P/S. Vậy nên, khi xây dựng thương hiệu, người dẫn đầu cần quan tâm đến tất cả các vấn đề của doanh nghiệp. Chứ không phải chỉ chăm chút cho sản phẩm, trong đó, phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố con người.

thương hiệu và sản phẩm 1

Cơ sở của thương hiệu là sản phẩm nhưng không phải có sản phẩm là có tất cả

Làm marketing cho thương hiệu hay sản phẩm?

Yếu tố cảm xúc là yếu tố bên ngoài sản phẩm do những người làm marketing tạo ra. Nó làm cho sản phẩm trở nên hoàn thiện và thuyết phục khách hàng mục tiêu. Đây là yếu tố quan trọng làm tăng giá trị sản phẩm và dễ dàng tạo niềm tin khách hàng. Thực tế, khi mua sản phẩm khách hàng không chỉ mua phần “thực” của sản phẩm. Mà còn mua cả phần cảm xúc nữa. Trước đây, nếu giá cả thúc đẩy bán hàng thì nay giá trị sẽ quyết định việc khách hàng có đến với thương hiệu hay không. Giá trị ở đây là tất cả những gì khách hàng có được khi đến với thương hiệu. Chứ không chỉ là phần chức năng sản phẩm.

thương hiệu và sản phẩm 2

Khách hàng không chỉ mua phần “thực” mà còn mua cả phần cảm xúc của sản phẩm

Tuỳ theo từng lĩnh vực, từng dạng sản phẩm khác nhau mà người làm quảng cáo sẽ sử dụng các công cụ marketing khác nhau để đem đến cho khách hàng thông điệp của sản phẩm. Để điều này xảy ra, người làm marketing các nhãn hàng chắc chắn sẽ phải đưa ra những thông điệp qua các phương tiện truyền thông nhằm để khách hàng hiểu rõ hơn từng chức năng của các loại sản phẩm. Những ngành như dược phẩm, công nghệ, hay móc móc công nghiệp… thì đặc tính sản phẩm khác biệt sẽ trở thành ưu thế vượt trội, đó thường gọi là marketing tập trung vào sản phẩm.

Tuy nhiên không phải người làm quảng cáo nào cũng gặp “may mắn” thấy được sự khác biệt có sẵn của sản phẩm

Và nếu không tìm được thì sẽ dễ dàng bị quên lãng bởi công chúng. Vậy, trong trường hợp đó, “sự khác biệt” sẽ do chính người làm marketing tự tạo ra. Tạo ra sự khác biệt là cả một quy trình sáng tạo của những người làm marketing để có định vị cho thương hiệu. Để tự tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm thì người làm marketing sẽ bắt đầu đi từ mong muốn của khách hàng để gắn kết cảm xúc của khách hàng với sản phẩm. Việc này nhằm để cảm xúc của thương hiệu được hình thành trong tâm trí khách hàng. Và khách hàng sẽ tự động chi tiền cho sản phẩm mà mình tin tưởng, yêu mến.

thương hiệu và sản phẩm 3

Marketing dựa trên cảm xúc của khách hàng về sản phẩm là lựa chọn tốt nhất

Tóm lại, làm marketing cho thương hiệu không chỉ đơn giản là quảng cáo sản phẩm hay những chương trình khuyến mãi, mà là tạo nên những điểm tiếp xúc của thương hiệu đối với khách hàng mục tiêu. Thực tế, nhiều cách làm marketing cho thương hiệu cố tạo nên cho sản phẩm mình một sự khác biệt đơn thuần về mặt chức năng, trong khi để xây dựng một thương hiệu lớn mạnh, nhất định có yếu tố cảm xúc cho đối với sản phẩm bằng. Cách làm marketing để tạo cảm xúc tốt đẹp trong tâm trí khách hàng được gọi là marketing cho cảm xúc thương hiệu. Đó cũng chính là thứ gắn kết thương hiệu và sản phẩm một cách chặt chẽ nhất.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your name here
Please enter your comment!

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ