Các nội dung chính
Một trong những bước thực hiện quan trọng để lập nên chiến lược kinh doanh cho công ty chính là Phân tích mô hình SWOT. Việc phân tích SWOT thật sự đem lại những hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp. Vậy đó là gì?
Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của mô hình SWOT
Mô hình SWOT là gì?
Mô hình SWOT là một mô hình bao gồm 4 chữ viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ),
Mô hình này là công cụ giúp các nhà quản trị phân tích chiến lược cũng như nhận biết rủi ro và đánh giá chúng. Từ đó, mô hình SWOT được sử dụng nhiều trong việc xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ, xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như tiếp thị, phát triển các sản phẩm và dịch vụ.
Xây dựng Mô hình SWOT:
Mô hình SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Tương ứng với 4 thành phần của mô hình bao gồm Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Nguy cơ (Threats). Từ hình mô hình trên ta có:
Điểm mạnh (Strengths):
Là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu. Đó là lợi thế riêng, nổi bật và có thể so sánh với những đối thủ cạnh tranh khác. Chẳng hạn như những lợi thế về (Nguồn lực, Tài sản, Con người, Kinh nghiệm, Kiến thức, Dữ liệu,Tài chính, Giá cả, Chất lượng sản phẩm, Quy trình, Hệ thống kỹ thuật,…)
Điểm yếu (Weaknesses)
Là những tác nhân bên trong doanh nghiệp. Mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu. Đó có thể là những công việc còn làm chưa tốt. Những khía cạnh thiếu vắng đi điểm mạnh thì ở đó sẽ có những điểm yếu kém mà chúng ta cần khắc phục.
Cơ hội (Opportunities)
Là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp. Chẳng hạn như thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ, xu hướng toàn cầu, chính sách, luật pháp,… Mang tính tích cực, có lợi giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.
Nguy cơ (Threats)
Là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp. Như thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ… Mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Sau đó, việc cần làm là đề ra phương án. Để giải quyết để khắc phục, hạn chế những rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra.
Qua đây có thể thấy được rằng mục đích của việc phân tích SWOT. Chính là để xác định được điểm mạnh, cơ hội mà công ty đang nắm giữ. Đồng thời cần khắc phục được những hạn chế, rủi ro có thể gặp phải.
Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của mô hình SWOT
Mở rộng mô hình SWOT
Không chỉ dừng lại ở việc làm rõ 4 yếu tố nêu trên trong mô hình SWOT. Mà chúng ta còn có thể dựa trên 4 yếu tố này để đưa ra những chiến lược phù hợp, bao gồm:
- Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): Theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh đang có của công ty.
- Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): Khắc phục được điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.
- Chiến lược ST (Strengths – Threats): Sử dụng lợi thế, điểm mạnh đang có. Để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
- Chiến lược WT (Weaks – Threats): Thiết lập kế hoạch “phòng thủ”. Để tránh gặp phải những điểm yếu bị tác động từ môi trường bên ngoài.
Ví dụ: Dưới đây là bảng phân tích SWOT đối với ngành hàng không giá rẻ.
Mô hình SWOT ngày càng được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp, công ty, lớp học. Cho thấy được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của mỗi người. Do đó, việc hiểu rõ thêm về cách xây dựng cũng như ý nghĩa của mô hình này. Sẽ đem lại chúng ta nhiều lợi ích trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn