COO là gì và các yếu tố tạo nên một COO giỏi cho doanh nghiệp

Các nội dung chính

Ở Việt Nam khái niệm CEO quen thuộc nhiều hơn với nhiều người, được hiểu là giám đốc điều hành, hay còn được gọi là tổng giám đốc. Tuy nhiên có thể bạn chưa biết, cả CEO và COO đề được gọi chung là giám đốc điều hành. Vậy COO là gì và sự khác biệt giữa CEO và COO.

coo là gì

COO là gì và các yếu tố tạo nên một COO giỏi cho doanh nghiệp

COO là gì?

COO là viết tắt của Chief Operating Officer, được hiểu là giám đốc phụ trách điều hành. Đây là chức vụ đảm nhận điều hành các hoạt động hàng của doanh nghiệp. Thông thường thì COO sẽ có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành CEO.

COO được gọi là chỉ huy thức hai sau CEO, nếu trong một tập đoàn lớn thì COO còn được gọi là phó chủ tịch điều hành hoặc giám đốc điều hành.

Xem thêm: CEO là viết tắt của từ gì và các thuật ngữ liên quan khác

Phân biệt giữa COO và các khái niệm chức vụ khác

Có khá nhiều khái niệm chức vụ trong một công ty, tập đoàn mà bạn cần phân biệt, cụ thể:

  • COO (Chief Operating Officer): Là giám đốc phụ trách điều hành; có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc điều hành trong công tác nội bộ.
  • CEO (Chief Executive Officer): Là giám đốc điều hành; đây là người đứng đầu của công ty, nắm quyền điều hành cao nhất và có thể đưa ra những chiến lược; quyết định mang tầm quan trọng của một công ty.
  • CFO (Chief Financial Officer): Là giám đốc tài chính; là người đứng đầu phụ trách quản lý tài chính cho doanh nghiệp.
  • CPO (Chief Product Officer): Là giám đốc sản xuất; người chịu trách nhiệm cho các hoạt động sản xuất diễn ra theo đúng quy trình.
  • CCO (Chief Customer Officer): Là giám đốc kinh doanh; chịu trách nhiệm điều hành cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của công ty.
  • CHRO (Chief Human Resources Officer): Là giám đốc nhân sự; người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động về nhân sự; tuyển dụng; đào tạo; phát triển đội ngũ nhân viên cho công ty.
  • CMO (Chief Marketing Officer): Là giám đốc marketing; người chịu trách nhiệm cho các hoạt động marketing của công ty.

coo là gì 02

COO là gì và các yếu tố tạo nên một COO giỏi cho doanh nghiệp

Vai trò của COO

COO thay đổi rất nhiều từ ngành này sang ngành khác và thậm chí có thể là từ công ty này sang công ty khác. Điều này gây ra không ít khó khăn trong việc gói gọn các nhiệm vụ cơ bản của một COO. Một số vai trò của một COO điển hình:

  • Giám sát các hoạt động hàng ngày và báo cáo kết quả cho CEO về các sự kiện và công việc quan trọng.
  • Tạo chiến lược và các chính sách hoạt động.
  • Thực hiện các chiến lược do CEO đề xuất.
  • Thúc đẩy sự liên kết của nhân viên với các mục tiêu của công ty.
  • Giám sát quản lý nguồn nhân lực.
  • COO cũng có thể chịu trách nhiệm sản xuất; nghiên cứu và phát triển; thậm chí là tiếp thị cho công ty.

Tiêu chuẩn để trở thành một COO 

Vì tính chất công việc có mối quan hệ mật thiết với CEO nên một trong những điều kiện bắt buộc tiên quyết để trở thành một COO giỏi đó là phải biết cách làm việc ăn ý với CEO – lãnh đạo cao nhất của công ty. Quan hệ mật thiết giữa CEO và COO ở đây đó là cần có những chiến lược; tầm nhìn phát triển tương tích nhằm mục đích hợp tác với nhau hiệu quả; tìm ra hướng đi phù hợp để có thể tìm được hướng đi phù hợp phát triển công ty.

Điều kiện khác cũng không kém phần quan trọng nhằm giúp bạn trở thành COO đó là cần nắm vững một số kiến thức tổng quát liên quan đến lĩnh vực mà mình đang phụ trách. Kinh nghiệm quản lý dày dặn được xem là một trong những yêu cầu đặc thù nếu bạn muốn dấn thân vào công việc COO. Ngoài ra thì COO cũng cần có những kỹ năng cần thiết khác để phát triển công việc như kỹ năng giao tiếp; giải quyết vấn đề; hoạch định; điều phối nguồn lực; truyền cảm hứng; động viên nhân viên của mình.

coo là gì 01

COO là gì và các yếu tố tạo nên một COO giỏi cho doanh nghiệp

Một người COO giỏi nhất định phải là người duy trì được thái độ cư xử đúng mực; biết cách giao tiếp và động viên cấp dưới của mình bằng lời khen; nắm bắt được nghệ thuật phê bình khéo léo khi họ phạm lỗi hoặc không hoàn thành công việc. Bởi nếu thực hiện được những điều này sẽ tăng lòng trung thành của nhân viên gắn bó với công ty của bạn.

Tính quyết đoán cũng là tố chất cần có của một COO giỏi, nhất là những lúc hoạt động công ty không được suôn sẻ và gặp một số trở ngại. COO nhất định phải có khả năng ứng phó kịp thời chứ không phải chỉ chờ ý kiến của CEO rồi mới hành động.

Ngoài ra COO không chỉ cần có một nền tảng kiến thức vững vàng mà còn phải có kinh nghiệm hợp lực. 

COO đóng vai trò hết sức quan trong trong doanh nghiệp; thậm chí là quyết định đến sự thành bại của một công ty. Do đó hãy hiểu bản chất thực sự của COO và tìm kiếm người lãnh đạo thực sự phù hợp với công ty bạn; hoặc nếu bạn đang muốn ứng tuyển vị trí COO tại một tập đoàn nào đó. Chúc bạn thành công!

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ