Marketing Mix là gì? Cách xây dựng chiến lược Marketing Mix hiệu quả

Các nội dung chính

Marketing mix (hay còn gọi là marketing) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden – chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp.

Năm 1960, một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đã đề nghị phân loại theo 4P – mà nay đã được sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing. Đồng thời, nó cũng được giảng dạy nhiều trong các lớp học.

Marketing Mix là gì? Cách xây dựng chiến lược Marketing Mix hiệu quả

Xem thêm:

4P Marketing

1. Product (Sản phẩm)

Một dịch vụ vô hình hoặc một đối tượng hữu hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị. Sản phẩm vô hình là dịch vụ như các ngành công nghiệp khách sạn và ngành du lịch hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng. Ví dụ điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạo dùng một lần. Một hệ thống điều hành máy tính là một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất.

2. Price (Giá cả)

Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để lấy sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn thách thức.

Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm. Để qua đó có lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm giá niêm yết, chiết khấu, điểm giá, thời kỳ thanh toán,

3. Place (Phân phối)

Đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua được gọi là kênh phân phối. Có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng ảo cũng như các cửa hàng vật lý trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào.

4. Promotion (Xúc tiến thương mại)

Hỗ trợ bán hàng là các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng. Qua đó, thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ. Cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng.

Nội dung xây dựng chiến lược Marketing mix

Xây dựng chiến lược Marketing mix là một quá trình cực kỳ phức tạp. Nó bao gồm nhiều công đoạn, công việc liên quan trong đó. Do đó, việc xây dựng chiến lược Marketing mix đòi hỏi những nhà Marketer có tính siêng năng, tỉ mỉ, và nhẫn nại.

1. Sản phẩm

Sản phẩm/dịch vụ, chữ P thứ nhất trong xây dựng chiến lược marketing mix, hay còn gọi là marketing offerings là những thứ mà nhà sản xuất, cung cấp đem ra thị trường để thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm/dịch vụ là một trong những yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Cũng như là trong hoạt động marketing. Mỗi doanh nghiệp đều phải có cho mình sản phẩm/dịch vụ riêng.

Sản phẩm (Product)

Theo quan điểm Marketing, một sản phẩm/dịch vụ sẽ bao gồm những yếu tố sau:

a. Chất lượng

Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất đối với một sản phẩm/dịch vụ bất kỳ. Sản phẩm nào khi tung ra thị trường đều phải có chất lượng tốt. Bởi trên thực tế, khách hàng không bao giờ lựa chọn sản phẩm chất lượng kém. Chất lượng tốt ở đây có nghĩa là có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đó có thể là về độ bền đạt yêu cầu, không có tính độc hại đối với người sử dụng cũng như là môi trường xung quanh.

Ví dụ như một chiếc màn hình LCD khi được bán trên thị trường phải có khả năng hiển thị tốt, thời hạn sử dụng ít nhất 5 năm. Đồng thời, không gây hại đến người sử dụng (cháy, nổ, thải khí độc hại…). Còn về mức độ chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh (chất lượng cao hơn, thấp hơn hay ngang ngửa đối thủ) khác sẽ do công việc định vị sản phẩm quyết định.

b. Thiết kế

Đối với các sản phẩm hữu hình, yếu tố thiết kế cũng không kém phần quan trọng. Nội dung, đặc điểm thiết kế bao gồm:

  • Hình dáng: gọn, tiện dụng, đẹp mắt,…
  • Màu sắc: xanh, đỏ, vàng tím…
  • Hình ảnh: Ca sĩ, diễn viên, nhân vật hoạt hình, họa tiết, logo, slogan…

Các sản phẩm tiêu dùng như bột giặt,… phần nội dung thiết kế được tập trung vào bao bì. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ chọn tông màu nổi bật như xanh, đỏ, vàng. Cùng với đi kèm các hình ảnh bắt mắt nhằm thu hút ánh nhìn của khách hàng.

Trong khi đó, đối với các sản phẩm thời trang như điện thoại, laptop, quần áo, giày dép, trang sức, xe máy… thì thiết kế là yếu tố quyết định, và nội dung cũng như đặc điểm thiết kế được tập trung vào chính sản phẩm đó. Công việc thiết kế các sản phẩm này không hề dễ dàng, do đó các nhà Marketer nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, người có kinh nghiệm về lĩnh vực thiết kế.

c. Nhãn hiệu

Nhãn hiệu là đặc điểm nhận dạng của một hoặc một nhóm sản phẩm trên thị trường. Nhãn hiệu của một sản phẩm bao gồm logo, tên gọi, hình ảnh, slogan. Việc lựa chọn tên gọi, logo, hình ảnh, slogan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc thù thị trường, đặc tính sản phẩm/dịch vụ, cạnh tranh và mục tiêu của doanh nghiệp… Nên chú ý rằng, slogan phải được đặt làm sao vừa để phân biệt với sản phẩm đối thủ, vừa thể hiện giá trị sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu một cách cụ thể.

d. Bao bì – đóng gói

Bao bì đóng gói đối với một sản phẩm cần phải có đầy đủ các tiêu chí: Đầy đủ thông tin (Chứa các thông tin liên quan đến sản phẩm và nhà sản xuất), thiết kế gọn, tiện lợi, dễ sử dụng và bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân gây hại: nhiệt độ, ẩm mốc, va đập…

2. Giá cả

Giá cả là chữ P duy nhất có ý nghĩa mang về doanh thu cho doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược marketing mix.

Các yếu tố liên quan đến giá cả bao gồm:

a. Định giá (Xác định mức giá cho sản phẩm/dịch vụ)

Nói về việc định giá thì có rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên các phương pháp ấy sẽ được chia thành 3 nhóm chính:

  • Phương pháp định giá dựa trên chi phí sản xuất:

Phương pháp định giá cộng chi phí (markup pricing hoặc cost-plus pricing): Giá sản phẩm/dịch vụ = chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm + 1 khoảng tiền lợi nhuận. Phương pháp này khá đơn giản, được hầu hết các tiểu thương ở các chợ sử dụng.

  • Phương pháp định giá dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm/dịch vụ:

Phương pháp định giá theo giá trị sản phẩm/dịch vụ: Theo phương pháp này, các nhà marketer sẽ xác định giá trị của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường (mức độ cạnh tranh, độ khan hiếm của sản phẩm, đánh giá của khách hàng, người tiêu dùng đối với sản phẩm…). Sau đó, chọn một mức giá hợp lý dựa trên những giá trị ấy.

  • Phương pháp định giá dựa trên sự cạnh tranh:

Phương pháp định giá theo sự cạnh tranh (Competition-based pricing): Xác định giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh rồi chọn cho sản phẩm của mình mức giá ngang bằng, cao hơn, hoặc thấp hơn.

b. Phương thức thanh toán

Một doanh nghiệp nếu có đủ khả năng về quản lý thì sẽ rất tốt nếu cung cấp nhiều phương thức thanh toán. Qua đó, nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng. Một số phương thức thanh toán phổ biến hiện nay:

  • Phương thức thanh toán trả ngay
  • Phương thức thanh toán trả chậm (trả góp)
  • Phương thức thanh toán bằng tiền mặt
  • Phương thức thanh toán chuyển khoản
  • Phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng (Mastercard, Visa…càng nhiều loại thẻ càng tốt)

3. Hệ thống phân phối

Place là chữ P thứ 3 trong xây dựng chiến lược marketing mix. Place có nghĩa là làm thế nào để khách hàng có thể tiếp cận đến sản phẩm/dịch vụ một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất.

Hệ thống phân phối (Place)


Các công việc xây dựng hệ thống phân phối bao gồm:

a. Lựa chọn, xây dựng kênh phân phối:

  • Xét theo tiêu chí thành phần tham gia, kênh phân phối được chia thành 2 loại: Kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối sử dụng trung gian (trung gian ở đây là nhà phân phối sỉ, lẻ, cò mối)

b. Dự tính độ bao phủ

  • Các nhà marketer cũng phải xác định được độ bao phủ của hệ thống phân phối như thế nào là thích hợp. Làm sao vừa tiết kiệm được chi phí. Đồng thời cũng tạo được sự thuận tiện cho khách hàng trong việc tiếp cận sản phẩm. Các khía cạnh trong độ bao phủ là: Độ rộng lớn và độ dày đặc

c. Xác định địa điểm phân phối

  • các nhà marketer cần phải tính toán thận trọng trong việc chọn địa điểm phân phối như thế nào cho hợp lý: Các địa điểm phân phối có gần với khu vực khách hàng mục tiêu hay không? Khoảng cách giữa các địa điểm phân phối có thích hợp (không gần nhau quá cũng không xa nhau quá) không?

d. Logistic

  • Một trong những việc quan trọng của việc xây dựng hệ thống phân phối là logistic. Cụ thể gồm: kho bãi, quản lý hàng tồn kho, vận tải, liên lạc với khách hàng và các thành phần tham gia trong kênh phân phối và thu thập thông tin từ khách hàng và các thành phần tham gia trong kênh phân phối

4. Promotion

Khi đã có sản phẩm/dịch vụ thích hợp để kinh doanh, giá cả đã được xác định, hệ thống phân phối đã được xây dựng, công đoạn còn lại là làm thế nào để truyền đạt được giá trị sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng, đó chính là chữ P cuối cùng trong xây dựng chiến lược Marketing mix, Promotion (một số sách gọi là chiêu thị).

Promotion

Promotion bao gồm 4 công cụ đó là:

a. Quảng cáo – Advertising: Quảng cáo là công việc truyền đạt thông tin về sản phẩm/dịch vụ (mô tả sản phẩm/dịch vụ, công dụng, lợi ích của sản phẩm/dịch vụ, cách thức mua sản phẩm/dịch vụ, nhà sản xuất…).

b. Bán hàng cá nhân – Personal selling: Bán hàng cá nhân là công cụ promotion có mặt sớm nhất trong lĩnh vực kinh doanh. Công cụ này sử dụng lực lượng nhân viên bán hàng để tiếp cận khách hàng. Qua đó, nhằm giới thiệu quảng bá và thuyết phục họ mua hàng.

c. Sales Promotion (Một số sách và nguồn trên Internet gọi là “xúc tiến bán hàng”): Sales promotion là công cụ dùng để thúc đẩy việc bán hàng, nâng cao doanh số

d. PR – Quan hệ cộng đồng/công chúng

PR nghĩa là xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và cộng đồng qua các bài viết trên báo, tạp chí, các câu chuyện, sự kiện, tin đồn liên quan đến sản phẩm/dịch vụ hoặc doanh nghiệp. Từ đó, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ.

Sự khác biệt giữa PR và 3 công cụ promotion trên là doanh nghiệp không phải chi trả tiền cho việc sử dụng công cụ này.

3. So sánh mô hình phân bổ và mô hình Mix Marketing

Mô hình phân bổ và mô hình Mix Marketing là hai cách tiếp cận riêng biệt được sử dụng trong phân tích tiếp thị để hiểu tác động của các hoạt động tiếp thị khác nhau đến kết quả kinh doanh. Mặc dù cả hai đều nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết sâu sắc về hiệu quả của các nỗ lực tiếp thị nhưng chúng khác nhau về phương pháp, phạm vi và ứng dụng.

a. Mô hình phân bổ

Một bộ quy tắc xác định cách chỉ định tín dụng cho các chuyển đổi. Những mô hình này sử dụng các điểm tiếp xúc kỹ thuật số trong đường dẫn chuyển đổi.

b. Mô hình Marketing tổng hợp

Một kỹ thuật phân tích giúp các nhà tiếp thị đo lường tác động của các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo của họ. Họ có thể thấy các biến số khác nhau đóng góp như thế nào cho mục tiêu của họ. Mục tiêu thường là doanh thu, chuyển đổi, điền vào biểu mẫu hoặc đăng ký.

4. Mô hình Mix Marketing giúp có được thông tin toàn diện

Mô hình hỗn hợp tiếp thị có thể là một phần thực sự có tác dụng trong danh mục phân tích của bạn. Khi thực hiện một dự án dữ liệu, việc chuẩn bị cho sự thành công là điều quan trọng. Thu thập và quản lý các yêu cầu là phần mà tất cả chúng ta đều muốn hoàn thành nhanh chóng, nhưng việc đi đường tắt ở đây là không đáng. Dành thời gian trả trước để lập kế hoạch; phân tích của bạn sẽ có giá trị và khả thi hơn nhiều.

Tạm kết

Để xây dựng được 1 chiến lược marketing mix hiệu quả, các nhà marketer cần phải nắm rõ lý thuyết về marketing mix. Đồng thời, hiểu rõ môi trường thực tế, ghi chép, trình bày cụ thể các công đoạn. Qua đó, nhằm tránh xảy ra sai sót.

Như vậy, chúng ta đã điểm qua tất cả 4 yếu tố trong việc xây dựng chiến lược marketing mix. Ngoài các thông tin nêu trên, các bạn có thể tham khảo những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing, các giáo trình về Marketing, hoặc các nguồn khác trên Internet. Chúc các bạn thành công!

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your name here
Please enter your comment!

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ