lạm phát

8,712 Lượt xem
Với sự phát triển của thời đại công nghệ, sở hữu website đã trở nên quen thuộc với mọi doanh nghiệp. Vậy muốn tăng doanh thu và lợi nhuận, cần phải tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi như thế nào? 

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là gì?

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO - Conversion Rate Optimization) là phương pháp giúp tăng tỷ lệ khách truy cập website chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Từ đó thực hiện các hành động nhất định mà doanh nghiệp sở hữu website mong muốn. Đơn giản hơn, đó là giải pháp nhằm biến người truy cập vào website thành khách hàng tiềm năng. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi cũng là việc các bạn đang tối ưu từng đồng lợi ích từ chính những nhấp chuột của người dùng vào trang thông qua quảng cáo. Từ đó hướng đến những hành động cụ thể mang đến lợi kinh doanh trên website.     Nhận ngay: [custom-button link="https://adsplus.vn/blog/hot-tai-lieu-huong-dan-toi-uu-ty-le-chuyen-doi-website-trong-60-ngay/#"]Tài liệu Hướng dẫn tối ưu tỷ lệ chuyển đổi Website trong 60 Ngày[/custom-button]

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi

Conversion Rate (CR) = (Conversion / Visit) * 100% Trong đó: - CR chính là tỷ lệ chuyển đổi được tính. - Conversions là số lượng chuyển đổi được thực hiện. - Visit là số lượng truy cập của người dùng vào trang. CR chỉ được tính khi các chỉ số liên quan được tính trên cùng một đơn vị thời gian. Tuy nhiên, công thức trên làm xuất hiện một khó khăn cho các nhà quản trị web. Đó là việc khi có nhiều mục tiêu khác nhau thì việc tính toán chuyển đổi cho từng trang sẽ có những khó khăn nhất định. [caption id="attachment_13243" align="alignnone" width="961"] Vai trò của tối ưu tỷ lệ chuyển đổi Google Ads[/caption] Trong Google Adwords và SEO, mục tiêu hướng đến sẽ luôn là một thứ hạng tìm kiếm tốt. Đi kèm với nó là một tỷ lệ chuyển đổi cao. Chỉ số tỷ lệ chuyển đổi là lý do để Google Adwords và SEO phát triển nhanh chóng. Tất cả các doanh nghiệp, cá nhân đều muốn website của mình có một thứ hạng tìm kiếm tốt. Vì mục tiêu chung là hướng đến CRO hơn, giúp phát triển kinh doanh, bán hàng tốt hơn trên website. Với nhiều người, CRO là những đơn hàng, những đăng ký sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác có thể xem là chuyển đổi như like, comment, follow...  8 thủ thuật Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.

Tạo Lời kêu gọi bằng text (CTA text-based) trong các bài đăng trên blog.

Tạo lời kêu gọi CTA (call-to-action) trong các blog là sự lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, nhiều khi chúng lại không thành công trong việc thúc đẩy cộng đồng hành động. CTA text-based chính là giải pháp cho bạn. Trang web HubSpot đã thử nghiệm CTA text-based để kiểm tra liệu nó có thể chuyển đổi traffic thành khách hàng tiềm năng nhiều hơn những CTA thông thường hay không. Kết quả cho thấy, các CTA thông thường ở cuối trang chỉ đóng góp khoảng 6% khách hàng tiềm năng. Trong khi đó, 93% số khách hàng tiềm năng đến từ CTA text-based.

Thêm các luồng dẫn trên blog.

Thêm các luồng dẫn trên blog cũng là một thủ thuật khác mà bạn nên cân nhắc. Về cơ bản, chúng được thiết kế với mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng và cung cấp giá trị. Tùy theo nhu cầu, bạn có thể lựa chọn slide-in box, banner drop-down hoặc pop-up box. Trang HubSpot đã thử nghiệm slide-in box và đạt được tỷ lệ nhấp (CR) cao hơn 192% so với các CTA thông thường ở cuối bài đăng.

4Chạy thử nghiệm trên landing page 

Landing page đóng vai trò quan trọng trong bộ công cụ của các marketer hiện đại. Landing page xuất hiện ra khi một người truy cập trang web trở thành khách hàng tiềm năng. Hoặc khi một khách hàng tiềm năng muốn tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu của bạn.  Đọc thêm: [custom-button link="https://adsplus.vn/toi-uu-landing-page-tang-ty-le-chuyen-doi-hieu-qua/"]Tối ưu Landing page là điều mà bất cứ doanh nghiệp hay đội ngũ marketer nào cũng cần thực hiện nếu muốn chiến dịch quảng cáo của mình mang lại hiệu quả như mong đợi.[/custom-button]

Giúp khách hàng tiềm năng ngay lập tức trở thành khách hàng tiềm năng

Đôi khi, người truy cập vào trang web chỉ muốn tìm hiểu ngay về doanh nghiệp của bạn và có nhu cầu nói chuyện trực tiếp với đại diện bán hàng. Bạn hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho họ thực hiện hành động bằng cách thiết kế một CTA thật chu đáo và thông minh.

Xây dựng luồng công việc tự động

Bạn có thể xây dựng các luồng công việc tự động để hỗ trợ đội ngũ bán hàng. Luồng công việc này có thể thay mặt nhân viên bán hàng gửi mail đến các khách hàng tiềm năng và giúp họ đặt lịch gặp mặt chỉ thông qua một lần click. Tất cả những quá trình này đều có thể được tự động hóa.

Thêm hộp nhắn tin vào những trang web có khả năng chuyển đổi cao

Với công cụ nhắn tin, bạn có thể trò chuyện trực tiếp với khách hàng ngay trên trang. Để tăng chuyển đổi, bạn nên thêm chức năng nhắn tin vào các trang web có hiệu suất cao, chẳng hạn như trang giá cả hoặc các trang sản phẩm, giúp các khách hàng tiềm năng chuyển đổi thay vì thoát ra khỏi trang.

Tối ưu những bài đăng có hiệu quả cao

Nếu bạn đã viết blog hơn 1 năm, chắc hẳn trên trang của bạn sẽ có những bài viết đạt hiệu quả cao hơn những bài viết khác. Để bắt đầu, bạn hãy tìm những bài đăng có lưu lượng truy cập cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp. Nguyên nhân có thể do nội dung của nó không phù hợp với những bài đăng khác trên blog hoặc CTA của bạn không rõ ràng.

Thúc đẩy tính năng thu hút khách hàng truy cập lại vào trang web

Bạn có biết trung bình một khách hàng cần truy cập đến 7 lần vào trang web của bạn trước khi quyết định mua hàng? Chính vì thế, remarketing (công nghệ đeo bám quảng cáo) là một chiến thuật không thể thiếu. Đọc thêm: Remarketing là gì? Lí do vì sao 90% doanh nghiệp hiện nay sử dụng Remarketing?    
8,712 Lượt xem
Maurice Flamant từng ví lạm phát như ‘một căn bệnh mãn tính, những lúc ngớt cơn chỉ là thời kỳ ủ bệnh và khi phát cơn thì như một ngọn lửa bùng’. Nhưng liệu rằng nó có luôn luôn đem lại bất lợi cho nền kinh tế? Và trong mối quan hệ với tăng trưởng, lạm phát đóng vai trò gì?
  1. Lạm phát, thước đo lạm phát

Theo các nhà kinh tế học, lạm phát là sự gia tăng của mức giá theo thời gian. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn trước. Vì vậy, lạm phát thể hiện sức mua giảm sút trên một đơn vị tiền tệ. Nếu đặt trong mối quan hệ toàn cầu, thì đó là sự giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia này so với quốc gia khác. Trong thực tế, có nhiều thước đo để đo lường lạm phát như: chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giảm phát GDP…

1.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường. CPI biểu hiện sự thay đổi giá cả sản phẩm theo thời gian. Nhưng sự biểu hiện này chỉ mang tính tương đối vì CPI được tính dựa trên một giỏ hàng hóa đại diện cho cả hệ thống hàng tiêu dùng. Mặc dù có nhiều thước đo nhưng CPI vẫn là thước đo được quan tâm nhất. Vì sự thay đổi CPI phản ánh thay đổi trong mức sống người tiêu dùng. Bởi vậy, khi nền kinh tế có lạm phát thì đồng nghĩa với việc có sự gia tăng liên tục và kéo dài của CPI.

1.2. Chỉ số giá bán buôn (PPI)

Khác với CPI, chỉ số giá bán buôn PPI biểu hiện biến động của giá cả đầu vào, mà bản chất là sự biến động giá cả sản xuất. Xu hướng biến động này đương nhiên tác động đến giá cả sản phẩm trên thị trường. Nhiều quốc gia như Ấn Độ trước kia và Philippines đã và đang dùng PPI làm thước đo lạm phát. [caption id="attachment_13323" align="alignnone" width="897"] Lạm phát và chỉ số đo lường lạm phát[/caption]
  1. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng

Không chỉ Việt Nam mà đa số các quốc gia đều theo đuổi bốn mục tiêu kinh tế cơ bản. Đó là tăng trưởng đạt mức cao, lạm phát ở con số thấp, tỷ lệ thất nghiệp ở mức ít, thặng dư cán cân thanh toán. Trong số này, tăng trưởng đạt mức cao và lạm phát ở con số thấp là hai mục tiêu quan trọng nhất, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó không chỉ là mối quan hệ một chiều mà là sự tương tác qua lại trong thời gian ngắn. Khi lạm phát ở con số thấp, nó và tăng trưởng sẽ có mối quan hệ cùng chiều. Điều đó đồng nghĩa với việc, Chính phủ muốn đạt mức tăng trưởng cao thì phải đánh đổi bằng mức lạm phát tăng. Nhưng mối quan hệ đó không kéo dài mãi. Đến một thời điểm nhất định, lạm phát tiếp tục leo thang sẽ khiến tỷ lệ tăng trưởng giảm sút. Trong thời gian dài, khi tăng trưởng chạm đến đỉnh thì yếu tố còn lại không còn sự tác động nữa. Lúc này, đó là kết quả của việc lượng tiền được “bơm” quá nhiều vào nền kinh tế. Bởi vậy, khi điều hành một quốc gia, Chính phủ thường không thể đồng thời đạt được cả hai mục tiêu trên. Mà phải chấp nhận đánh đổi một trong hai. [caption id="attachment_13325" align="alignnone" width="899"] Mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng[/caption]
  1. Liên hệ tới tình hình Việt Nam

Mức độ tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm 2019 của Việt Nam khá cao. Đồng thời CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2019 tăng 2,64% so cùng kỳ năm 2018. Vẫn còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực nếu lạm phát xảy ra trong thời gian tới. Nếu lạm phát tăng cao hơn, nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ của nước ta có thể bị tàn phá rất nhiều. Một hệ lụy khủng khiếp nhất mà loài người từng chứng kiến chính là thời kỳ siêu lạm phát trầm trọng của nước Đức năm 1923. Lúc bấy giờ, tỷ lệ lạm phát lên tới 29.500%. Sự kiện tồi tệ này đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. Thậm chí người ta còn đốt tiền thay củi và than. Lạm phát ở Việt Nam trong thời gian ngắn sắp tới có thể không khủng khiếp như nước Đức năm 1923. Nhưng hãy nhớ rằng trong thực tế, bất cứ nền kinh tế của quốc gia nào đều cũng đã trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tăng với những quy mô khác nhau. Bởi vậy, những hệ lụy của lạm phát tác động đến kinh tế nước ta vẫn rất đáng quan ngại. Đọc thêm: Bật mí khởi nghiệp tinh gọn và các nguyên lý hoạt động cơ bản  

Bạn muốn thiết lập, quản lí và phát triển kế hoạch quảng cáo trực tuyến hiệu quả? Một chiến dịch marketing online hoàn hảo là tất cả những gì bạn cần ngay lúc này!

Hãy để Adsplus.vn đồng hành cùng bạn xây dựng những chiến dịch quảng cáo trực tuyến tối ưu nhất