Các nội dung chính
Nếu là một dân marketing chuyên nghiệp, chắc chắn bạn đã biết về từ “Vendor”. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp quá trình đưa sản phẩm của bạn ra thị trường tốt hơn. Đồng thời việc tiếp cận với Vendor cũng sẽ khác với việc tiếp cận khách hàng thông thường. Trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp Vendor là gì? Phân biệt Vendor với các khái niệm khác, đồng thời sẽ định hướng doanh nghiệp cách tiếp cận Vendor một cách hiệu quả nhất!
Vendor là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để tiếp cận Vendor?
Vendor là gì?
Vendor đóng vai trò là nhà cung cấp, là cá nhân/tổ chức bán hàng hóa, dịch vụ cho cá nhân hoặc tổ chức trong chuỗi sản xuất kinh tế. Mục đích của sản phẩm; dịch vụ được Vendor cung cấp là để tiêu dùng. Vendor có thể bán hàng hóa theo hình thức B2B hoặc cũng có thể bán với hình thức B2C; thậm chí là B2G (doanh nghiệp cho chính phủ). Đây là thuật ngữ nằm trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng.
Xem thêm: Tuyệt chiêu người làm sale là gì – sale vs sell khác nhau không
Vendor là một cá nhân hoặc công ty bán sản phẩm; dịch vụ đến cho khách hàng. Do đó mà nó tương đương như một nhà cung cấp trong chuỗi hoạt động kinh doanh.
Ví dụ dành cho bạn như nhà sản xuất linh kiện; phụ tùng xe máy là Vendor cung cấp hàng hóa cho những nhà sản xuất, lắp ráp các bộ phận trở thành xe máy rồi bán cho nhà bán buôn hoặc bán lẻ. Các siêu thị cũng là một dạng của Vendor mua sản phẩm từ các nhà sản xuất và bán cho người tiêu dùng.
Ưu điểm của Vendor là không cần phải đi bán hàng trực tiếp mà chỉ cần có sản phẩm tốt, tìm được người quảng bá sản phẩm cho mình và chia phần trăm lợi nhuận cho họ. Tuy là ưu điểm nhưng chính nó cũng tạo không ít rào cản khi yêu cầu bạn cần phải có sản phẩm tốt; cần được người khác tin tưởng sản phẩm của bạn là tốt; mang lại giá trị thì họ mới quảng bá sản phẩm của bạn.
Vendor là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để tiếp cận Vendor?
Phân biệt Vendor với các khái niệm liên quan
- Vendor: Đối với Vendor, hay còn gọi là người bán; người này có thể là trực tiếp sản phẩm rồi bán hoặc là đối tác với một đơn vị nào đó để bán sản phẩm. Vendor có thể như một công ty bán sản phẩm.
- Seller: Là người bán; ý nghĩa của nó tương tự với Vendor. Tuy nhiên thì nghĩa của nó hơi hẹp hơn, thường hướng đến đối tượng cá nhân nhiều hơn.
- Supplier: Là nhà cung cấp, cung ứng với vai trò cung cấp sản phẩm ra thị trường; mang ý nghĩa là công ty nhiều hơn. Ví dụ công ty sẽ trực tiếp sản xuất và cung cấp sản phẩm cho Vendor hoặc seller; 2 đối tượng này sẽ bán sản phẩm được cung ứng của supplier trên quan hệ đối tác với nhau.
- Affiliate: Hình thức này khá mới và thường được các marketer dùng để bán hàng ăn hoa hồng thông qua link của nhà cung cấp như Vendor. Thay vì phải trả tiền cho chi phí quảng cáo mà không đảm bảo rằng nó hiệu quả; thì thông qua các marketer, họ sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn mà không tốn quá nhiều chi phí; họ chỉ phải trích chi phí đó để trả cho marketer.
Phương pháp Marketing đến Vendor hiệu quả
Tiếp thị đến một Vendor không giống như cách tiếp thị công chúng thông thường với hy vọng sẽ thu hút khách hàng ngay lúc đó. Các Vendor sẽ không quan tâm nhiều đến chất lượng hay bao bì của sản phẩm đó ra sao; điều quan trọng là bạn cần cần tạo ra một giao dịch hấp dẫn cho cả đôi bên cùng có lợi.
Vendor là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để tiếp cận Vendor?
Những cách tiếp cận đến Vendor như sau
- Tham dự tất cả các chương trình thương mại quốc gia; hội thảo quan trọng để mở rộng cơ hội gặp gỡ các Vendor trong lĩnh vực mình đang kinh doanh hoặc quan tâm. Với mục tiêu là tìm kiếm đối tác khi tham gia triển lãm thương mại; thì việc gây chú ý và thuyết phục các vender sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
- Có thể cung cấp các ưu đãi hấp dẫn cho các Vendor. Trong trường hợp bạn là một nhà cung ứng và muốn Vendor lấy nhiều hơn số lượng sản phẩm của bạn để bán thì việc tạo ra những ưu đãi nổi bật sẽ giúp Supplier giữ chân Vendor của mình không rơi vào tay các đối thủ. Các ưu đãi khi ký kết hợp tác lần đầu, sau đó là các ưu đãi cho số lượng nhất định… những ưu này thường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn để thúc đẩy Vendor bán nhiều hơn sản phẩm của bạn. Như vậy việc ưu đãi này sẽ tạo ra một mối quan hệ win win cho cả đôi bên.
- So sánh trực tiếp với các dòng sản phẩm hiện tại của Vendor đang bán. Hãy cho các Vendor nhận thấy hiệu quả kinh doanh; doanh thu và lợi nhuận của họ sẽ gia tăng hơn rất nhiều khi sử dụng sản phẩm của mình thay vì các Supplier hiện tại. Nếu bạn có thể cung cấp những sản phẩm tốt hơn; mang lại lợi nhuận cao hơn với cùng một mức giá thì chắc chắn rằng tác động mạnh tới đối tác của bạn.
Bên cạnh các cuộc chiến giành thị phần hiện nay thì câu chuyện về việc cạnh tranh trên gian hàng của các Vendor cũng là bài toán khó mà các doanh nghiệp cần giải. Nếu hiểu được Vendor là gì thì bạn sẽ biết được rằng điều quan trọng là phải tìm được Vendor phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của mình và giữ chân được Vendor lâu dài.