Vốn cố định là gì? Các nguồn hình thành nên vốn cố định

Các nội dung chính

Trong hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lí doanh nghiệp, câu hỏi vốn cố định là gì? thường được nhiều nhiều nhà quản lí đặt ra khi mới bước chân vào việc đầu tư sản xuất kinh doanh. Bởi nguồn vốn này là loại tài sản không thay đổi của doanh nghiệp và có nhiều lợi ích thiết thực phục vụ vào các mục đích về sau. Hãy tìm hiểu những thông tin về vốn cố định trong bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm về nguồn vốn.

vốn cố định là gì 02

Vốn cố định là gì? Các nguồn hình thành nên vốn cố định

Vốn cố định là gì?

Trong điều kiện nền kinh tế nền kinh tế của thị trường, việc mua sắm thiết bị, xây dựng cơ sở hay lắp đặt các tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp đều phải đầu tư và cần thanh toán, chi trả bằng tiền. Vốn cố định của doanh nghiệp là sô số vốn mà doanh nghiệp cần đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần theo từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành 1 vòng tuần hoàn của chu kì khi TSCĐ hết hạn sử dụng.

Vốn cố định đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng một cách có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được nguồn vốn này sau khi tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của mình.

Quy mô đầu tư của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của TSCĐ của doanh nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến các trang bị kỹ thuật và công nghệ, quy mô năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ta có hiểu về vốn cố định là gì như thế này, “vốn cố định” của doanh nghiệp là 1 bộ phận của vốn đầu tư cần được ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của dòng vốn này là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ của sản xuất và hoàn thành 1 vòng tuần hoàn của nó khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.”

vốn cố định là gì 01

Vốn cố định là gì? Các nguồn hình thành nên vốn cố định

Nguồn hình thành vốn cố định là gì?

Việc đầu tư vào nguồn vốn cố định được xem là bài toán cho dự án dài hạn nhằm bổ sung và hình thành khoản tiền cho nguồn vốn để đầu tư lâu dài vào hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định các khoản đầu tư cũng như nhận nguồn tài trợ từ bên ngoài là yếu tố rất quan trọng quyết định đến việc chi tiêu vốn cố định về sau. Về tổng quan thì nguồn vốn cố định từ tài trợ chính được chia thành 2 loại là bên ngoài và trong

  • Nguồn tài trợ vốn từ bên ngoài: Là nguồn thu mà chủ đầu tư doanh nghiệp có thể huy động được từ nhiều nơi để đầu tư cho các trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển dổi, vay vốn, thuê mua hoạt động.
  • Nguồn tài trợ nội bộ: Là nguồn doanh thu nhận từ chính bản thân các doanh nghiệp được được sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như lợi nhuận, vốn ban đầu hay nói cách khác thì đây là những nguồn tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để nâng cao hình thức chất lượng quản lý cũng như hiệu quả kinh doanh thì cần phải làm rõ tính chất cốt lõi của vốn cố định. Ngoài ra còn một số nguồn như sau: Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp ( Nhà nước cấp cho, bản thân tự có sẵn và vốn từ cổ phần) và nguồn vốn bên ngoài ( do liên doanh, vay mượn có được).

Bảo toàn vốn cố định

Bảo toàn các nguồn vốn sản xuất nói chung và bảo toàn vốn cố định là gì nói riêng là nghĩa vụ của của mỗi DN, để bảo vệ lợi ích của Nhà nước về nguồn vốn đã đầu tư, là điều kiện tiên quyết để DN tồn tại và phát triển, tăng thêm thu nhập cho người lao động và làm các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Thời điểm bảo toàn nguồn vốn cố định trong các DN thường được tiến hành vào cuối của kỳ kế hoạch. Căn cứ vào các khoản để tính toán bảo toàn vốn là thông báo của Nhà nước ở thời điểm đó để tính toán về tỉ lệ % trượt giá của đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái của các đồng ngoại tệ. Nội dung của bảo toàn nguồn vốn cố định bao gồm 2 mặt hiện vật và giá trị.

Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật của doanh nghiệp là phải duy trì thường xuyên năng lực sản xuất kinh doanh ban đầu của TSCĐ. Điều đó có nghĩa là trong quá trình hoạt động và sử dụng DN phải luôn luôn theo dõi quản lý chặt chẽ không để mất mát, không để hư hỏng trước thời hạn quy định của TSCĐ.

Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị điều đó nghĩa là phải duy trì được sức mua của vốn cố định ở mọi thời điểm kinh doanh, so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu kể cả những biến động về giá cả trên thị trường, tỷ giá hối đoái. 

vốn cố định là gì

Vốn cố định là gì? Các nguồn hình thành nên vốn cố định

Kết luận

Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn cố định các DN còn có trách nhiệm phát triển vốn cố định trên cơ sở quỹ đầu tư phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận để đầu tư xây dựng mua sắm, đổi mới nâng cấp TSCĐ. Những thông tin về bài viết cung cấp ở trên hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vốn cố định là gì và các nguồn hình thành loại nguồn vốn này. Các doanh nghiệp dù là mới hay cũ muốn thành công và vững mạnh thì nhất thiết phải nắm rõ, có cho mình khoản tài sản riêng này.

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ