định vị sản phẩm 01


Làm thế nào để định vị sản phẩm cho thương hiệu của mình

- 782 lượt xem 313 lượt tải

Những thương hiệu thành công là những thương hiệu có sản phẩm được định vị trong tâm trí người tiêu dùng. Định vị sản phẩm là làm cho sản phẩm chiếm một vị trí mong muốn trong tâm trí người tiêu dùng, sao cho mỗi khi nhắc đến tên sản phẩm, người tiêu dùng lập tức liên tưởng đến một thuộc tính của sản phẩm.

định vị sản phẩm 01

Làm thế nào để định vị sản phẩm cho thương hiệu của mình

Vậy định vị sản phẩm là gì? Định vị sản phẩm là nét đặc trưng của bạn trên thị trường; làm thế nào để thị trường và đối thủ cạnh tranh nhận biết sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Việc định vị sản phẩm của bạn sẽ có ảnh hưởng tới bất kỳ phần nào trong kế hoạch marketing của bạn.

Định vị sản phẩm nên dựa vào lợi ích của sản phẩm bạn đưa ra, khách hàng của bạn là ai, và đối thủ cạnh tranh định vị sản phẩm của họ như thế nào. Hãy đưa ra lời tuyên bố định vị sản phẩm tập trung và cô đọng.

Người tiêu dùng ngày nay thường bị quá tải thông tin do sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo, truyền thông bằng nhiều cách, với cường độ và thời lượng ngày càng cao, nên khó thể nhớ hết đặc tính của từng loại sản phẩm, dịch vụ. Họ chỉ có thể nhớ các đặc tính nổi trội của sản phẩm, dịch vụ nhận biết được qua quá trình trải nghiệm hoặc do tác động của truyền thông.

Nên, nhiệm vụ của chuyên gia marketing là làm thế nào để hướng sự liên tưởng của người tiêu dùng theo ý mình, tức chọn một vị trí phù hợp nhất cho sản phẩm mang tên thương hiệu của mình trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ, Volvo định vị sản phẩm cho mình là loại ô tô an toàn, trong khi Mercedes muốn người tiêu dùng liên tưởng tới sự sang trọng, đẳng cấp. Nescafé Café Việt được định vị là “mạnh”, trong khi G7 lại truyền thông là “mạnh chưa đủ, phải đúng gu”…

Các thuộc tính “an toàn”, “sang trọng”, “mạnh”, “đúng gu”…, về bản chất, là những điểm khác biệt nổi trội của sản phẩm mà nhà sản xuất hoặc phân phối muốn nhấn mạnh. Trong nhiều trường hợp, không phải sự trải nghiệm mà chính sức mạnh của truyền thông làm cho người tiêu dùng tin vào thuộc tính nổi trội này. Khi đó, cứ nhắc đến sản phẩm, người tiêu dùng liên tưởng ngay đến thuộc tính; ngược lại, khi nhắc đến thuộc tính, người tiêu dùng nhớ ngay đến sản phẩm.

Các chiến lược định vị sản phẩm/dịch vụ

Chiến lược “more for more”: Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ định vị (thiết kế) sản phẩm/dịch vụ với chất lượng vượt trội hơn đối thủ, đồng thời đẩy giá thành của sản phẩm/dịch vụ cao hơn nhằm tạo được vị thế cao cấp, sang trọng cũng như là trang trải các chi phí đã bỏ ra.

định vị sản phẩm 02

Làm thế nào để định vị sản phẩm cho thương hiệu của mình

Chiến lược “more for more” là một chiến lược rất hữu hiệu khi nó được đặt trong một nền kinh tế ổn định và thị trường với nhiều khách hàng tiềm năng giàu có.

Chiến lược “more for the same”: Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ định vị thương hiệu với chất lượng tốt hơn đối thủ nhưng định giá thành ngang với đối thủ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Chiến lược này thích hợp đối thị trường có mức độ cạnh tranh cao, khi mà doanh nghiệp bạn muốn hạ gục đối thủ cạnh tranh.

Xem thêm:

Đột phá doanh số

Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay

Tư vấn ngay

Chiến lược “the same for less”: Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ định vị sản phẩm/dịch vụ với chất lượng ngang bằng đối thủ nhưng định giá thành thấp hơn đối thủ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Cũng giống như chiến lược “more for the same”, chiến lược “the same for less” thích hợp đối với thị trường có mức độ cạnh tranh cao, khi mà doanh nghiệp bạn muốn hạ gục đối thủ cạnh tranh.

định vị sản phẩm 03

Làm thế nào để định vị sản phẩm cho thương hiệu của mình

Chiến lược “less for much less”: Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ định vị sản phẩm/dịch vụ với chất lượng thấp hơn đối thủ và định một mức giá thấp nhất có thể (dĩ nhiên là thấp hơn đối thủ). Chiến lược này thích hợp trong một nền kinh tế bất ổn, khi trong thị trường mà đa số các khách hàng tiềm năng là những người có thu nhập thấp.

Xem thêm:

Chiến lược “more for less”: Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ định vị sản phẩm/dịch vụ với chất lượng cao hơn đối thủ nhưng định giá thành thấp hơn đối thủ. Chiến lược này dùng để giành lấy thị phần nhưng lại chỉ thích hợp trong một thời gian ngắn bởi lợi nhuận trong quá trình áp dụng là rất thấp.

Xem thêm:

Hiểu được định vị sản phẩm là gì, và các chiến lược ra sao. Là một doanh nghiệp bạn cần phải nắm rõ những chiến lược này để đưa ra những quyết định đúng đắn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được bạn.

Xây dựng cho mình nền tảng Marketing đa dạng

Hãy để chúng tôi đồng hành cùng thành công của bạn

Quảng cáo Facebook

Quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội được cả thế giới tin dùng sẽ giúp doanh nghiệp bạn tăng khả năng nhận diện thương hiệu lên đáng kể

Đăng ký ngay

Quảng cáo Google

Trang web của bạn sẽ được hiển thị ở top 3 kết quả tìm kiếm của Google, một trong những trang tìm kiếm được mọi người trên thế giới sử dụng

Đăng ký ngay

Khóa học guru

Với bộ giáo trình và đội ngũ giảng viên đạt chuẩn chứng nhận của Google, học viện Guru sẽ giúp bạn nâng cấp kiến thức về quảng cáo lên tầm cao mới

Đăng ký ngay

Thiết kế Website

Webdoctor với hàng ngàn mẫu template có sẵn, hoặc bạn có thể tự thiết kế website theo phong cách riêng của mình, đảm bảo sẽ làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất

Đăng ký ngay

LIÊN HỆ ADSPLUS

KHỞI TẠO CÁC CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO THÀNH CÔNG NGAY HÔM NAY.
Gọi 1800.0098 Đăng ký ngay