Các nội dung chính
Ở Việt Nam, xây dựng và phát triển một nền kinh tế theo cơ chế phát triển thị trường, phát triển mạnh mẽ các nhu cầu đảm bảo bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm đã thực sự sôi động và được dự báo là sẽ phát triển vượt trội trong những năm tiếp theo. Bài viết đi sâu phân tích tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời đại công nghệ 4.0.
Các công ty bảo hiểm ở Việt Nam
Thị trường bảo hiểm nhân thọ
Cơ cấu số lượng hợp đồng khai thác các sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ trong năm 2016 như sau: hỗn hợp chiếm 39,3%; tử kỳ chiếm 35,4%; đầu tư chiếm 24,9%; sản phẩm trọn đời và sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ chiếm 0,4%. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng khôi phục cao vẫn 3 ông trùm của bảo hiểm là Prudential: 73.196 hợp đồng, Manulife 7.039 hợp đồng và Dai-ichi là 3.391 hợp đồng.
Hơn nữa, các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 122.694 người, Bảo Việt Nhân thọ 27.762 người và AIA 18.242 người. Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong năm 2016 là: 141.973 người tăng 6% so với năm ngoái, các doanh nghiệp có số lượng đại lý mới tuyển dụng trên thị trường bảo hiểm theo thứ tự là: Prudential (49.366 người), AIA (18.950 người) và Bảo Việt Nhân thọ (16.607 người). (Trích nguồn của Cafef.vn)
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm 2016, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 21.033 tỷ đồng, tăng 6,86% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 95.796 tỷ đồng.
Trên thị trường bảo hiểm có tổng số 58 DNBH, trong đó có 29 DNBH phi nhân thọ, 15 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Tổng doanh thu phí bảo hiểm (BH) 6 tháng toàn thị trường ước đạt 21.033 tỷ đồng, tăng 6,86% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, tổng doanh thu phí BH phi nhân thọ đạt 11.878 tỷ đồng; doanh thu phí BH nhân thọ đạt 9.155 tỷ đồng. (Trích nguồn của Cafef.vn)
Thị trường bảo hiểm đang ở bước đầu giai đoạn số hóa
Xem thêm:
Thị trường bảo hiểm ở Việt Nam còn có một số thách thức
Sự cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn và mức độ gay gắt. Đầu tiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam về sản phẩm bảo hiểm, chất lượng phục vụ, kể cả phát triển kênh phân phối sản phẩm. Ngoài ra, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài về cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Thứ ba là, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các công ty dịch vụ tài chính khác như tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán hay kinh doanh bất động sản.
Doanh nghiệp bảo hiểm còn có 1 số thách thức
Trình độ dân trí ngày càng tăng làm cho khách hàng lựa chọn các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng khắt khe, doanh nghiệp bảo hiểm có thương hiệu, uy tín thực hiện đúng cam kết về phương thức cũng như cách thức và thời hạn bồi thường. Điều trên nhằm đem lại nhiều giá trị dịch vụ cho khách hàng được lựa chọn thay cho cách hạ phí bảo hiểm và khuyến mại trước đây.
Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ngày càng gia tăng, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước được thành lập ngày càng nhiều, tăng thị phần bảo hiểm bằng nhiều hình thức trong đó có quảng cáo tiếp thị đã tạo ra một sự cạnh tranh không cân sức với các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại.
Internet ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm hiện nay ra sao?
Những thay đổi của cuộc Cách mạng 4.0 và xu thế hội nhập sâu rộng của kinh tế toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính để thích nghi và nâng cao vị trí ngành bảo hiểm trong nước.
Internet ảnh hưởng đến ngành bảo hiểm ra sao?
Xem thêm:
Tuy nhiên, thời gian đã chứng minh rằng trong một ngành có tính cạnh tranh quyết liệt, mô hình hợp tác với một doanh nghiệp trong nước hiểu biết về thị trường bảo hiểm sẽ là cách nhanh nhất để nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. Do cạnh tranh gay gắt sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới nên các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ còn khó khăn trong việc duy trì thương hiệu với khách hàng.
Thứ hai, thời gian tới cần sớm khắc phục những tồn tại như mảng chưa được quan tâm đúng mức như bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Còn nhiều đối tượng khách hàng chưa được quan tâm đúng mức, độ phủ đến khách hàng chưa rộng, vẫn chưa có nhiều dạng bảo hiểm phù hợp để người dân có thể hiểu và tham gia vì đây là một thị trường hấp dẫn mà chưa khai thác hết.
Kết luận
Thị trường bảo hiểm đang sôi động trong thời đại bùng nổ internet. Hiện nay có gần 10 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, sức khỏe; hơn 12 triệu học sinh được tham gia bảo hiểm sức khỏe, tai nạn. Các doanh nghiệp nên nắm bắt tình hình để phát triển thương hiệu mạnh mẽ trong những năm tới.