Các nội dung chính
Trong công cuộc chuyển đổi số, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Những thay đổi chóng mặt của thị trường tiêu dùng và hành vi mua sắm của khách hàng. Khiến các doanh nghiệp phải đưa ra được chiến lược marketing cơ bản nhằm giữ vững vị thế của mình. Để hiểu rõ về các khía cạnh khác nhau trong marketing, bạn cần phải nắm được 9 nguyên tắc căn bản sau đây.
1. Needs – nhu cầu cơ bản
Nhu cầu cơ bản, cấp thiết của con người là những thành phần tạo ra bản tính con người. Nó bao gồm cả nhu cầu sinh lý, nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình. Nhu cầu cấp thiết không được tạo ra bởi xã hội hay những người làm marketing. Khi những nhu cầu này không được thỏa mãn, nó sẽ khiến con người khó chịu, thậm chí là cảm thấy bất hạnh, người ta sẽ cố gắng kìm chế những nhu cầu này hoặc tìm kiếm đối tượng có thể giúp họ giải quyết vấn đề. Dó đó, nguyên tắc đầu tiên khi tư duy chiến lược marketing là thấu hiểu các nhu cầu cơ bản của con người.
2. Wants – mong muốn
Mong muốn là một dạng nhu cầu đặc thù tương ứng với trình độ văn hóa và nhân cách của mỗi con người. Xã hội phát triển kéo theo nhu cầu của các thành phần trong xã hội tăng lên, những mong muốn có thể hiện thực hóa bằng những thứ cụ thể mà phù hợp với nếp sống có khả năng thỏa mãn. Vì thế, các nhãn hàng thường cố gắng kích thích tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. Đồng thời thiết lập sự tương thích giữa sản phẩm với các nhu cầu thiết yếu.
3. Demands – nhu cầu
Nhu cầu trong marketing căn bản là mong muốn với điều kiện nằm trong khả năng thanh toán. Trong các hoạt động marketing, doanh nghiệp phải đo lường được số lượng người mua sản phẩm, đặc biệt là số người đủ khả năng và vui lòng mua sản phẩm đó. Người làm marketing cần tận dụng các yếu tố xã hội để tạo ra sản phẩm thỏa mãn cả điều kiện cần và đủ. Sản phẩm càng phù hợp nhu cầu và túi tiền người mua thì càng thành công.
4. Product – sản phẩm
Trong Marketing căn bản, sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa ra thị trường và được tiêu thụ. Để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn của con người. Tầm quan trọng của sản phẩm nằm ở việc. Chúng ta sử dụng chúng thế nào để thỏa được mong muốn của bản thân. Nói cách khác, thứ được mua không hẳn là sản phẩm mà là giá trị và lợi ích sản phẩm có thể mang tới. Do đó, doanh nghiệp cần xác định đúng đối tượng tiêu thụ và cung cấp các sản phẩm. Để thỏa mãn được càng nhiều mong muốn của khách hàng càng tốt.
5. Benefit – lợi ích
Tổng lợi ích của khách hàng là toàn bộ các lợi ích mà khách hàng mong muốn có được ở mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ bỏ tiền để sử dụng. Nó bao gồm lợi ích cốt lõi, dịch vụ kèm theo, chất lượng và sự uy tín của doanh nghiệp. Để đánh giá đúng sự chọn mua của khách hàng, các doanh nghiệp không chỉ xem xét các yếu tố thỏa mãn người mua mà còn phải cân nhắc chi phí sản xuất để người tiêu dùng có thể hài lòng về cả giá thành và chất lượng.
6. Cost – chi phí
Tổng chi phí của khách hàng là toàn bộ chi phí người tiêu dùng bỏ ra. Để sở hữu sản phẩm, các chi phí này bao gồm cả chi phí về thời gian, sức lực và tinh thần. Người mua sẽ đánh giá các tiêu chí này cùng với tiêu chí giá thành để tính tổng quan chi phí. Trong giai đoạn tiêu dùng, nhà cung cấp cần biết được. Khách hàng của mình có hài lòng với sản phẩm như những gì họ mong đợi không.
7. Customers’s satisfaction – Sự thỏa mãn của khách hàng
Sự thỏa mãn của khách hàng là trạng thái cảm nhận về trải nghiệm sản phẩm. Mức độ lợi ích mà sản phẩm mang lại có đạt mức mong đợi của họ hay không. Kỳ vọng của khách hàng thường được hình thành từ kinh nghiệm mua hàng, ý kiến của người xung quanh, thông tin được cung cấp,… Người bán có thể sử dụng marketing để tác động tới mong muốn của người mua.
Có hai xu hướng cần lưu ý và tránh là: người bán khiến cho người mua kỳ vọng quá mức vào sản phẩm. Trên thực tế lại khiến họ thất vọng và người bán làm người mua thiếu sự trông đợi vào sản phẩm. Dẫn đến việc không thu hút được khách hàng. Để giải quyết vấn đề, phương án hợp lý mà các doanh nghiệp thành công thường dùng. Chính là gia tăng sự kỳ vọng của khách hàng. Đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm tương xứng với sự trông đợi từ họ.
3 lý do làm gia tăng độ khó cho doanh nghiệp khi cố gắng thỏa mãn nhu cầu khách hàng:
- Nếu dùng cách giảm giá sản phẩm hoặc tăng thêm dịch vụ đi kèm có thể làm giảm lợi nhuận.
- Doanh nghiệp còn có thể tăng khả năng sinh lợi. Bằng cách khác như cải tiến sản xuất, tăng đầu tư cho nghiên cứu.
- Doanh nghiệp còn có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu của nhóm lợi ích khác. Như nhân viên doanh nghiệp, đại lý, những người cung ứng và các cổ đông.
8. Exchange and transaction – trao đổi và giao dịch
Trao đổi là điều cốt lõi của marketing căn bản. Các hoạt động marketing chỉ diễn ra khi người ta quyết định thỏa mãn nhu cầu của mình. Thông qua các hành vi trao đổi.
5 điều kiện cần thỏa mãn để một cuộc trao đổi diễn ra một cách tự nguyện:
- Có ít nhất hai bên cần trao đổi.
- Hai bên đều có một thứ có khả năng giá trị với đối phương.
- Hai bên có khả năng truyền thông, phân phối.
- Hai bên tự do cấp nhận hoặc từ chối sản phẩm được đề nghị từ bên kia.
- Hai bên đều tin trao đổi là cần thiết và có lợi trong mối quan hệ giữa hai bên.
9. Giao dịch
Nguyên tắc cuối cùng trong marketing căn bản, giao dịch, là đơn vị cơ bản của trao đổi. Một giao dịch kinh doanh có liên quan đến ít nhất hai vật có giá trị. Các điều kiện được thỏa thuận tại cót hời điểm thích hợp và địa điểm phù hợp. Sẽ có một hệ thống pháp lý phát sinh để hỗ trợ và ràng buộc các bên giao dịch. Phải làm đúng theo những gì đã cam kết.
Giao dịch và chuyển giao là hai đối tượng nghiên cứu khác nhau. Đối tượng nghiên cứu của marketing căn bản chỉ chú tâm vào các khái niệm trao đổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hành vi chuyển giao vẫn có thể được hiểu trên quan điểm trao đổi.
Lời kết
Bài viết trên đã làm rõ về các nguyên tắc cơ bản trong marketing căn bản. Việc nắm rõ các nguyên tắc này sẽ giúp bạn biết về cách tư duy và xây dựng chiến lược marketing sao cho phù hợp với nu cầu và tâm lý của khách hàng. Từ đó, hiểu được sự phát triển của doanh nghiệp để hoạch định các hoạt động marketing trong tương lai.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn