Các nội dung chính
YouTube là mảnh đất màu mỡ mang đến nhiều cơ hội tiếp cận và tương tác với khách hàng. Tuy nhiên, trong đó vẫn còn tồn tại những thử thách lớn. Xem bài viết sau để có một cái nhìn bao quát hơn về những thử thách Youtube marketing mà ta phải đối mặt.
YouTube đã trở thành một nguồn giải trí thú vị cho mọi người ở mọi lứa tuổi chỉ trong một thập kỷ. Một số thương hiệu lớn trên thế giới đã có kênh YouTube của riêng họ. Ví dụ như Google, BMW, Disney và Lego. Nhưng các thương hiệu lớn không phải là những người duy nhất tận dụng YouTube như một địa điểm quảng cáo. Các công ty thuộc mọi quy mô và loại hình đang áp dụng YouTube. Để từ đây có thể truyền tải thông điệp và quảng cáo các sản phẩm của họ. Đây cũng là một trong số những yếu tố để giảm các thử thách khi thiết lập chiến dịch YouTube Marketing.
Không thể phủ nhận rằng YouTube mang đến cơ hội rất lớn để tiếp cận và tương tác với nhiều đối tượng khán giả, nhưng chỉ khi thực hiện đúng. Dưới đây là một số thử thách lớn mà các nhà kinh doanh phải đối mặt trên nền tảng này.
1. Nhắm mục tiêu sai đối tượng
Nhiều nhà kinh doanh mắc sai lầm khi nhắm mục tiêu sai đối tượng. Từ đó dẫn đến việc khách truy cập bỏ đi bất kể chất lượng nội dung như thế nào. Nhiều người nhầm tưởng video của mình sẽ thu hút tất cả mọi người, từ đó dẫn đến chọn sai đối tượng.
Để tránh sai lầm này, điều quan trọng là phải chọn lọc đối tượng khách hàng mà bạn nhắm tới. Không phải ai cũng cần những gì bạn đang cung cấp. Bạn phải đặt ra hàng loạt các câu hỏi để thu hẹp đối tượng khách hàng như:
Mục tiêu của bạn là gì?
Khách hàng nào là mục tiêu bạn hướng tới?
Nam giới, nữ giới hay cả hai?
Ở độ tuổi nào?
Người đã kết hôn hay còn độc thân?
Xem thêm:
- Một số ý tưởng Email Marketing giáng sinh hiệu quả cho mọi ngành
- Những điều cơ bản mà bạn nên biết về Marketing Manager
Các yếu tố cần quan tâm khác là văn hóa, nghề nghiệp, trình độ học vấn và vị trí. Về cơ bản, đây là dữ liệu thống kê về danh tính khách hàng của bạn. Bạn cũng có thể tìm hiểu về lối sống, sở thích, thái độ, giá trị, và độ quan tâm. Tất cả đều cần có những thống kê chi tiết để phân tích khách hàng.
Bạn cũng nên xem xét các điểm tiếp xúc khác nhau của người tiêu dùng có thể giúp bạn xác định đối tượng của mình. Hỏi các đại diện bán hàng và nhóm dịch vụ tiêu dùng của bạn xem sở thích và yêu cầu của khách hàng của bạn là gì. Sử dụng các công cụ phân tích để tìm ra các chủ đề từ khóa và cụm từ tìm kiếm mà khách hàng quan tâm.
2. Không có mục tiêu
Điều cần thiết là xác định các mục tiêu để tạo ra những video có nội dung phù hợp. Ví dụ mục tiêu là tăng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng, giảm sự gián đoạn và tăng độ phổ biến thương hiệu. Bạn có thể thử các loại nội dung khác nhau dựa trên mục tiêu và đối tượng. Ví dụ như các buổi phỏng vấn, sự kiện, thông tin, hỏi đáp và những video hướng dẫn.
Hãy nghĩ đến những trải nghiệm và cảm xúc mà bạn muốn khách hàng cảm nhận được khi xem video. Bạn muốn họ cảm thấy như được truyền cảm hứng, cảm động hay phấn khích? Những cảm xúc tiêu cực như thất vọng, căng thẳng, không hài lòng là những thứ bạn nên tránh. Việc khơi gợi những cảm xúc tiêu cực dễ khiến khán hàng chán nản và bỏ qua video. Hãy tập trung vào những cảm xúc thúc đẩy giá trị của thương hiệu.
Hãy nghĩ về loại cảm xúc mà bạn muốn khách hàng tiềm năng của mình cảm nhận được. Bạn có muốn họ cảm thấy được truyền cảm hứng, phấn khích hay cảm động? Những cảm xúc mà bạn muốn tránh là cảm giác thất vọng, căng thẳng, không hài lòng và bị bỏ rơi. Việc khơi gợi những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn mất đi cơ hội và doanh thu. Tập trung vào những cảm xúc thúc đẩy giá trị cho một doanh nghiệp.
3. Chia sẻ video chất lượng kém
Đây là thời đại mà người ta thích xem các video dạng ngắn có nội dung súc tích. Một video kém chất lượng dễ dàng trở thành một trong những lí do khiến thương hiệu bị đánh giá thấp. Video hay và chuyên nghiệp sẽ khiến khán giả cảm nhận được toàn bộ những tư duy của người kinh doanh. Để làm cho video của bạn trông chuyên nghiệp, hãy chú ý đến các chi tiết như ánh sáng, âm thành và góc độ.
Ánh sáng là một trong những khía cạnh tạo nên sự khác biệt. Những gì bạn nên làm là dựng những phông nền theo concept, loại bỏ những chi tiết thừa và làm nổi bật sản phẩm. Âm thanh chất lượng cũng rất quan trọng đối với sự thành công của video và nỗ lực quảng cáo của bạn. Hầu hết người xem sẽ rời video của bạn và bỏ lỡ thông điệp mà bạn muốn truyền đạt nếu chất lượng âm thanh không đủ tốt.
Một video tốt cũng là một video cung cấp thông tin, thu hút, thú vị và giải trí cho khách hàng của bạn. Một video có liên quan và thú vị bao hàm chủ đề mà người xem của bạn quan tâm, cung cấp thông tin theo cách dễ hiểu và giải quyết vấn đề mà khán giả của bạn đang gặp phải. Ngoài ra, chất lượng khi đăng tải video cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Hãy chú ý đến từng chi tiết nhỏ kể cả độ phân giải.
4. Theo dõi sai các chỉ số
Các doanh nghiệp thường không đặt đúng số liệu cho các chiến dịch youtube marketing của họ sẽ gặp phải thử thách. Mặc dù nhận xét và lượt chia sẻ là quan trọng và cung cấp thông tin chi tiết có giá trị, nhưng các chỉ số khác sẽ giúp bạn biết rõ về hiệu suất. Các chỉ số mà bạn muốn theo dõi bao gồm nguồn lưu lượng truy cập, tỷ lệ lượt xem trên người đăng ký, thời lượng xem trung bình và tỷ lệ chuyển đổi. Các chỉ số khác quan trọng và sẽ giúp bạn đo lường thành công là tỷ lệ phần trăm đã xem trung bình, thời gian xem, lượt xem lại và người xem duy nhất.
5. Không kiểm duyệt nội dung
Khi người dùng xem video của bạn hoặc truy cập kênh YouTube của bạn. Họ sẽ xem toàn bộ trải nghiệm và điều này cũng bao gồm phần nhận xét của bạn. Bạn muốn giữ lại các nhận xét có khả năng gây hại và không phù hợp để xem xét. Từ đó loại bỏ các nhận xét spam và không mong muốn, tương tác với những nhận xét tích cực. Tuy nhiên, nếu bạn bị choáng ngợp hoặc có nhiều việc khác phải làm. Bạn có thể thêm người kiểm duyệt để giúp bạn quản lý nhận xét. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ có tính năng kiểm duyệt và quản lý cộng đồng để phê duyệt. Sau đó đăng và gắn cờ nhận xét hoặc ẩn nội dung chứa các từ cụ thể.
Mặc dù kênh YouTube của bạn có thể là một công cụ xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, những sai lầm có thể nhấn chìm toàn bộ thương hiệu nếu không cẩn trọng. YouTube là một nền tảng tuyệt vời để tương tác với nhiều khán giả khác nhau khi được thực hiện đúng cách. Vì vậy, nếu bạn muốn kết nối với khán giả mới và tương tác, hãy xây dựng độ nhận diện thương hiệu và uy tín. Hãy đảm bảo rằng bạn chia sẻ những video chứa nội dung thú vị và hữu ích. Tránh những sai lầm và thử thách ở trên để tiến đến thành công khi thực hiện chiến dịch Youtube marketing.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về YouTube. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn