Chiến lược marketing của H&M – dẫn đầu xu hướng thời trang nhanh

Các nội dung chính

Chiến lược Marketing của các thương hiệu thời trang đã trở thành bài học đắt giá. Các thương hiệu như H&M, Zara hay Uniqlo sỡ hữu các chiến lược Marketing của họ rất đáng để học hỏi. Vậy bài học rút ra từ những thương hiệu này là gì?

chiến lược marketing của h&m

Thương hiệu H&M nổi tiếng toàn cầu với thời trang cho đủ độ tuổi từ trẻ đến lớn, cả nam và nữ. Phong cách trẻ trung, tiện lợi giá cả bình dân chính là định hướng của thương hiệu này. 

H&M có mặt trên thị trường và nhanh chóng trở thành đối thủ đáng gờm của Zara, Uniqlo, Asos,… Để có được vị trí như hiện tại, nổi tiếng khắp các châu lục, chứng tỏ rằng thương hiệu thời trang này đã có cho mình những tính toán về kinh doanh. Bên cạnh đó là sự phát triển bền vững thông qua các chiến lược marketing của H&M.  Cùng khai thác xem những bước dẫn đến thành công của thương hiệu qua bài viết sau đây.

Xem thêm:

Định nghĩa khái niệm thời trang nhanh

Trước khi đi vào tìm hiểu những thành công của H&M, trên hết chúng ta cần phải hiểu về khái niệm thời trang nhanh. Đây là một xu hướng có ảnh hưởng vô cùng lớn tới hành vi tiêu dùng và xu hướng thời trang toàn cầu. Không những thế các thương hiệu cũng gây ra rất nhiều tranh cãi không hồi kết. 

Thời trang nhanh (fast-fashion), hay còn gọi vui là Thời trang mì ăn liền. Đây là từ ngữ được dùng để miêu tả các dòng sản phẩm thời trang bình dân được các hãng bán lẻ sản xuất hàng loạt với giá tầm trung.

Chỉ với một mức giá rất phải chăng, người tiêu dùng đã có thể sở hữu những bộ trang phục trendy nhất mà ta vốn chỉ thấy từ các thương hiệu xa xỉ. Rẻ, đẹp, bắt trend có lẽ là ba từ ngữ mô tả chính xác nhất về thời trang nhanh. 

Được biết từ những năm 1960-1970 tại các quốc gia Phương Tây, những trang phục mốt nhất, theo xu hướng nhất thường rất đắt đỏ. Chúng thường chỉ xuất hiện ở các tuần lễ thời trang cao cấp. Do đó, những ai muốn sở hữu chúng thì phải chi trả một số tiền lớn. 

 Nhận thấy nhu cầu lớn như vậy, các hãng thời trang mới đã phát triển một hình thức thời trang mới. Đây là giai đoạn mở đầu cho kỷ nguyên fast-fashion. Trong những tên tuổi của thời trang nhanh, H&M – một thương hiệu được thành lập từ năm 1947 tại Thụy Điển là một gương mặt tiên phong. 

Tổng quan chiến lược marketing của H&M

Tầm nhìn của nhà sáng lập của thương hiệu H&M rất đáng để học hỏi. Ngay từ đầu khi định hướng phát triển thương hiệu, lựa chọn đánh vào tâm lý thời trang, khả năng chi trả của khách hàng. Quan trọng là ý thức được mình không thể so sánh với các thương hiệu lâu đời xa xỉ khác. Persson đã hướng H&M theo một hướng hoàn toàn mới và làm vừa lòng cả hai bên. H&M cho thấy nỗ lực trong việc ưu tiên về xu thế hợp thời trang trong khi giá vẫn phù hợp với khách hàng.

Mô hình thời trang trong chiến lược marketing của H&M rất khác biệt. Thương hiệu yêu cầu đội ngũ của mình có thể nhanh chóng xác định những mong muốn của khu vực nhân khẩu học mục tiêu và thực hiện những thay đổi cần thiết với chuỗi cung ứng. Thực tế đã chứng minh rằng H&M hay Zara vẫn luôn nổi tiếng về chất lượng và dễ sản xuất hàng loạt.

Thương hiệu này có mạng lưới các nhà sản xuất thuê ngoài với 900 nhà máy sản xuất. Bên cạnh đó là mạng lưới các nhà cung cấp độc lập trên toàn thế giới, tập trung chủ yếu ở châu Âu và châu Á. Những nhà sản xuất này được quản lý bởi 30 văn phòng giám sát. Những văn phòng này sở hữu vị trí chiến lược trong hoạt động kinh doanh của H&M.

Chiến lược marketing của H&M hợp thời

Hướng đến đối tượng khách hàng chủ yếu là giới trẻ. Chiến lược marketing của H&M chính là không ngần ngại sử dụng social media marketing như một quân bài trong chiến lược. Để từ đây có thể cập nhật các thông điệp và sản phẩm của mình đến những người trẻ tuổi với hình ảnh đẹp, nội dung bắt mắt. 

Từ Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest đến Google+, ở đâu cũng có sự hiện diện của H&M với mức độ tương tác với các khách hàng rất hiệu quả. Thương hiệu này có rất nhiều người theo dõi và quan tâm ở bất cứ mạng xã hội nào.

Chiến lược đưa ra mức giá cạnh tranh

So với các thương hiệu đối thủ như Zara, Mango có mức giá từ cao hơn mức trung bình. Lúc này H&M lại lựa chọn đưa ra mức giá ai cũng mua được. Bí quyết thành công trong chiến lược marketing của H&M nghe thì rất đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Những người với mức thu nhập trung bình có thể dễ dàng mua về, sử dụng được thoải mái và hài lòng về phương diện mốt và chất lượng.

Vị trí cửa hàng thu hút

Vị trí đặt cửa hàng cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho nhiều thương hiệu.

Đối với H&M, họ thường đặt các cửa hàng của mình ở các khu mua sắm sầm uất. Điều này giúp cho hãng có thể thu hút khách hàng thăm quan càng nhiều càng tốt. Đồng thời đây cũng là một hình thức quảng cáo hiệu quả. 

Ở quốc tế, các cửa hàng H&M hầu hết đều được đặt ở các trung tâm như Đại lộ số 5 tại New York, hay Ginza ở Tokyo và hay thậm chí phố Bond ở London. 

Ở Việt Nam, tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Đà Nẵng. Hay thậm chí các vị trí đắt địa nhất cũng thuộc về thương hiệu thời trang này. Các trung tâm thương mại nổi tiếng nhất như Vincom, Aeon Mall tại đều có sự xuất hiện của H&M.

Các chiến lược cá nhân hóa và bản địa hóa

Ý tưởng lớn trong các chiến dịch quảng cáo của H&M được quyết định bởi đội ngũ tại trụ sở chính ở Stockholm – thủ đô của Thụy Điển. 

Tuy nhiên, thực tế trong quá trình triển khai đã có nhiều khác biệt. H&M đã giao nhiệm vụ cho các bộ phận Marketing tại mỗi khu vực khác nhau. Để có thể điều chỉnh nội dung cho phù hợp nhất với từng thị trường ở từng khu vực . Thương hiệu này cũng sử dụng những gương mặt quảng cáo có ngoại hình, phong cách, sắc tộc và nền tảng văn hóa khác nhau. Sự đa dạng này sẽ giúp các khách hàng của H&M tìm thấy sự thân quen với khách hàng. Quan trọng là còn thể hiện mối liên hệ với các sản phẩm của hãng.

Những người mẫu ngoại cỡ, những cá nhân thuộc cộng đồng LGBTQ+ hay những nhóm nhân vật đặc biệt cũng được H&M mời hợp tác về mặt hình ảnh. Hành động này chính là một phương thức giúp H&M gây dựng tình cảm thương hiệu (brand love) với công chúng. Bên cạnh đó là đa dạng hóa nhóm khách hàng mục tiêu của mình. 

Bảo vệ môi trường cùng H&M

Chiến dịch “thời trang xanh” ở H&M được triển khai dài lâu. Thương hiệu đã kêu gọi khách hàng đổi quần áo cũ để được giảm giá 15%. H&M chấp nhận đổi quần áo cũ của mọi thương hiệu và mọi tình trạng. 

Ngoài ra, hãng còn tập trung sử dụng các chất liệu có nguồn gốc và sử dụng bền vững, thân thiện với môi trường. Ví dụ như: Polyester tái chế, len hay Econyl được làm từ nhựa tái chế. 

Gần đây, hãng cũng đi vào sử dụng hai chất liệu mới có tên: cashmere và nhung tái chế. 

Kết luận

Có thể nói rằng những chiến lược marketing của H&M rất đáng để nhận được sự học hỏi từ những ai đang nuôi dưỡng mong muốn làm thương hiệu. Từ một tiệm quần áo nhỏ tại Thụy Điển, H&M giờ đây đã vươn mình ra toàn thế giới. Không những thế mà còn sánh vai với những thương hiệu đình đám nhất tại thị trường kinh doanh khốc liệt hiện tại. Và dù đã có chỗ đứng nhất định là dẫn đầu xu hướng thời trang nhanh. Tuy nhiên, H&M vẫn luôn tiếp tục chuyển hóa, thay đổi để phù hợp với thời đại. 

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ