Đánh giá các chỉ số khi chạy quảng cáo thiết bị chiếu sáng

Các nội dung chính

Mức độ hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo thiết bị chiếu sáng của bạn đang ra sao? Nếu đang chạy quảng cáo bạn không thể không quan tâm đến vấn đề này. Các chỉ số ADSPLUS cung cấp dưới đây sẽ là cơ sở quan trọng để nắm bắt tình hình và có những điều chỉnh hợp lý.

CTR – Click Through Rate (Tỷ lệ nhấp vào quảng cáo)

CTR – Click Through Rate là một chỉ số thông dụng trong mọi công cụ quảng cáo online, cơ bản mà nhà quảng cáo phải nắm được. Nó thể hiện hai yếu tố là lượt hiển thị (impression) và số lượt nhấp (click) vào quảng cáo.

CTR = Tổng lượt click / Tổng impression (%)

Hành động đầu tiên của các đối tượng mục tiêu của quảng cáo thiết bị chiếu sáng là nhấp vào xem thêm. Chỉ số CTR cho biết độ hấp dẫn của quảng cáo đó.

Chỉ số CTR cho biết độ hấp dẫn của quảng cáo

Tuy nhiên, chỉ nhìn vào CTR chưa thể đánh giá toàn diện hiệu quả thực tế của chiến dịch dù từ đó các chỉ số về sau có chịu ảnh hưởng. Ngoại trừ mục tiêu quan tâm hàng đầu của bạn là gia tăng số lượt truy cập.

Chỉ số đánh giá chất lượng chạy quảng cáo thiết bị chiếu sáng

Xem thêm

CPM – Cost Per Mile (Chi phí trên 1000 lượt hiển thị)

Khi gặp phải vấn đề quảng cáo không hiệu quả, câu hỏi đặt ra là: Bạn đã tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu chưa? Hình ảnh, nội dung quảng cáo liệu đã phù hợp chưa? Trong trường hợp này điều đầu tiên để tìm hiểu nguyên nhân là rà soát lại chỉ số CPM (chi phí trên 1000 lượt hiển thị).

CPM giúp bạn hiểu được 2 vấn đề trong chiến dịch:

  • Phương án tối ưu để tiếp cận đối tượng mục tiêu. Đối tượng bạn nhắm đến càng chi tiết bao nhiêu, chỉ số CPM càng cao bấy nhiêu.
  • Số lượng đối thủ đang thực hiện quảng cáo đến cùng tập đối tượng. Khi có quá nhiều đối thủ đang cùng nhắm vào đối tượng tiềm năng, giá thầu/người để hiển thị quảng cáo sẽ bị đẩy lên cao. Điều này khiến toàn bộ CPM cũng tăng cao.
  • CPM = (Tổng chi phí cho quảng cáo / Tổng Impressions) x 1000

CPM giúp nhìn nhận lại đối tượng mục tiêu và hiệu quả của nội dung, hình ảnh quảng cáo

Sự hấp dẫn của quảng cáo và tỷ lệ chuyển đổi là quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề chi phí vẫn cần phải tính toán và cân nhắc hợp lý để tối ưu hiệu quả.

CPC – Cost Per Click (Giá trên 1 lần nhấp vào quảng cáo)

Đây là chỉ số tuyệt vời bởi nó thể hiện rõ ràng hai yếu tố: Mức độ hấp dẫn và hiệu quả trên tổng ngân sách quảng cáo. Ngay từ tên gọi đã giúp ta hiểu được cách thức tính chỉ số này:

CPC = Tổng chi phí quảng cáo / Tổng click

Trong thực tế, 3 chỉ số CPC, CPM và CTR có mối quan hệ với nhau. Bạn chỉ cần nhớ công thức: CPM / CPC = CTR x 1000. Lưu ý khi một trong ba yếu tố duy trì, thì hai yếu tố còn lại sẽ thể hiện mối quan hệ rõ ràng.

Chỉ số CPC cho biết mức độ hấp dẫn và hiệu quả của quảng cáo trên tổng chi phí

Chỉ số CPC ra đời để bổ sung thêm thông tin cho CTR trong quan hệ với chi phí của toàn bộ chiến dịch quảng cáo. Sẽ rất lý tưởng nếu xây dựng được một quảng cáo có CPM thấp và ít biến động. Khi CTR tăng thì chắc chắn CPC sẽ giảm. Tức là, với ngân sách bỏ ra sẽ nhận được nhiều tương tác hơn của đối tượng mục tiêu.

Chỉ số đánh giá

Impression – Chỉ số lượt hiển thị (Đánh giá mức độ tin cậy của tập đối tượng tiếp cận)

Sau khi chiến dịch thực hiện, Impression chính là con số thực tế thể hiện sự phân phối quảng cáo của bạn đến người tiêu dùng tiềm năng từ cách xác định đối tượng mục tiêu. Tránh nhầm lẫn giữa hai chỉ số Impression và Impression per person (lượt hiển thị duy nhất tính trên đơn vị người).

Impression giúp đánh giá sự phân phối thực tế của quảng cáo đến đối tượng mục tiêu

Trong phân tích chiến lược quảng cáo, chỉ số Impression hữu ích cho việc định hướng tối ưu quảng cáo. Cụ thể trong giai đoạn thử nghiệm để tìm ra khách hàng mục tiêu, quảng cáo nào là hiệu quả và phù hợp.

Xem thêm

So sánh CTR với CR (Conversion Rate) đánh giá hiệu suất cuối cùng của chiến dịch

CTR cao cho thấy quảng cáo của bạn có nhiều người quan tâm. Tuy nhiên cuối cùng, CR (tỉ lệ chuyển đổi) thấp tức khách mua hàng lại không có. Lý do tại sao khi so sánh CTR và CR bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngay.

CTR = Tổng số click / Tổng số hiển thị

CR = Tổng số mua hàng / Tổng số click

Kết hợp so sánh CTR và CR để đánh giá hiệu quả quảng cáo cuối cùng của chiến dịch

CR sẽ thể hiện sâu xa hơn việc quan tâm của đối tượng sau khi nhấp. Khách hàng có thực sự cảm thấy quảng cáo hấp dẫn và suy nghĩ thực hiện hành động tiếp theo không? CR phụ thuộc, chịu ảnh hưởng của nội dung, hình ảnh và lời kêu gọi hành động đến khách hàng. Nhắc tới CR không thể không nói đến chỉ số CPA (Cost Per Action) – chi phí trên mỗi lượt hành động thực hiện mục tiêu. CR luôn tỉ lệ nghịch với CPA, tức CR tăng, số lượng hành động tăng thì chi phí cho mỗi hành động sẽ càng giảm.

Với quảng cáo Facebook, CPA chính là giá trên 1 bình luận. Đó là lý do vì sao nhà quảng cáo luôn đưa ra giá bình luận rẻ.

Kết hợp CR và CPA để đo lường ROI (Tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng chi phí)

Căn cứ cuối cùng của chiến dịch cần đưa vào đồng thời 2 yếu tố CR và CPA để có thể xác định, đánh giá hiệu quả tốt nhất. Thông thường đặt phép tính để đánh giá hiệu quả chiến dịch, các nhà quảng cáo tập trung nhiều vào tỷ lệ CR. Quả thật đa số trường hợp CR càng cao thì hiệu quả càng nhiều nhưng như vậy là chưa đủ. Do vậy, chỉ số CPA mới sinh ra để có được đánh giá thực tế hơn. Ngược lại, nếu chỉ căn cứ vào mỗi CPA cũng không nói lên được bao quát hiệu quả quảng cáo.

Mức kỳ vọng nhất đem lại thhttp://www.facebook.comhttps//www.facebook.com/AdsplusVietnamành công của chiến dịch vẫn là CPA giảm và CR tăng mạnh.

Đo lường mức kỳ vọng bằng cả CR và CPA sẽ giúp đánh giá hiệu quả nhất

Các công cụ đo lường hiệu quả quảng cáo thiết bị chiếu sáng luôn được bổ sung và nâng cấp, với nhiều chỉ số phân tích mới và hoàn thiện hơn. Chính bởi vì có quá nhiều sự lựa chọn nghiên cứu và nhiều tiêu chí đánh giá nên khó tránh khỏi tình trạng bỏ sót và nhầm lẫn trong phân tích. ADSPLUS luôn cung cấp cho khách hàng bảng phân tích kết quả chạy quảng cáo chi tiết. Tham gia ngay cùng chúng tôi!

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ