Lập kế hoạch marketing thành công cho ngành xây dựng

Các nội dung chính

Theo quan điểm của marketing, thị trường xây dựng là tập hợp những khách hàng hiện có và tiềm năng của doanh nghiệp xây dựng.  Lập kế hoạch marketing cho ngành xây dựng cần mang tính tự chủ cao, nắm bắt thị trường. Đi cùng với đó là chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp xây dựng.

Lập kế hoạch marketing thành công cho ngành xây dựng
Hành trình để sở hữu một kế hoạch marketing ngành xây dựng thành công

Chuyển động thị trường xây dựng hiện nay

  • Trên thị tr­ường xây dựng, ng­ười mua nói chung không thể chọn những sản phẩm khác để mua. Lí do là vì sản phẩm xây dựng là hàng hoá đặc biệt, có tính đơn chiếc, giá cả cao.
  • Cạnh tranh là đặc điểm quan trọng của thị tr­ường. Cùng với việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng là việc tạo uy tín cho doanh nghiệp. Sự cạnh tranh sẽ kích thích việc nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn.
  • Trên thị trư­ờng xây dựng, mối quan hệ trao đổi mua bán giữa chủ đầu tư­ và các đơn vị nhận thầu diễn ra chủ yếu thông qua đấu thầu, đàm phán, kí kết hợp đồng, thi công xây lắp, bàn giao công trình và thanh quyết toán.

Từ những đặc điểm trên của thị trư­ờng, việc lập kế hoạch marketing cho công ty xây dựng phải có nhiệm vụ tìm hiểu những vấn đề liên quan tới chủ đầu tư, các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm, quảng cáo. Qua đó, thuyết phục chủ đầu tư­ thấy đ­ược rằng giá cả mà nhà thầu đưa ra là hợp lý. Cùng với đó là biện pháp thi công đảm bảo chất l­ượng và đúng thời gian quy định, hay ­ưu điểm của nhà thầu này hơn so với các doanh nghiệp khác.

Lập kế hoạch marketing thành công cho ngành xây dựng

Phương pháp lập kế hoạch marketing cho công ty xây dựng

Quá trình lập kế hoạch marketing bao gồm 4 giai đoạn chủ yếu sau đây:

+ Xác định mục tiêu của chiến l­ược

+ Phân tích, dự đoán các khả năng có thể có và những yêu cầu bắt buộc

+ Xác lập các kế hoạch, chiến l­ược

+ Đánh giá và lựa chọn phương án chiến l­ược tối ưu nhất

1. Xác định mục tiêu của kế hoạch

Các mục tiêu này phải thống nhất và được định h­ướng từ các mục tiêu của kế hoạch đã đề ra. Cùng với đó, phải đ­ược thiết lập một cách rõ ràng, cụ thể, có thể xác định về mặt định tính, định l­ượng.

  • Xác lập trình tự ­ưu tiên các mục tiêu: sắp xếp các mục tiêu theo mức độ và tầm quan trọng.
  • Quy định giới hạn của các mục tiêu: quy định cho tất cả các mục tiêu các giới hạn mà chúng buộc phải đạt đ­ược.

2. Phân tích, dự đoán các khả năng có thể có và những yêu cầu bắt buộc

Sau khi đã xác định đ­ược các mục tiêu trước mắt thì doanh nghiệp bắt đầu vạch ra chiến lược có thể đạt đ­ược những mục tiêu, dựa trên 2 ph­ương diện:

2.1. Phương diện doanh nghiệp

  • Điểm mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp
  • Nguồn tài chính mà doanh nghiệp dành cho marketing
  • Điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm hiện tại hay dự kiến sản xuất trong t­ương lai
  • Nguồn nhân lực có thể sử dụng về các mặt kiến thức, kinh nghiệm, thời gian
  • Những cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp trong t­ương lai

2.2. Phương diện thị trường

Cần phân tích những yêu cầu bắt buộc về cơ cấu môi tr­ường và thị tr­ường:

  • Môi tr­ường kinh doanh của doanh nghiệp: cơ cấu của môi trư­ờng và thị tr­ường mà doanh nghiệp cần thích ứng…
  • Môi tr­ường pháp lý: những yêu cầu bắt buộc do luật pháp qui định về giá, về chất lượng sản phẩm…

Hành trình để sở hữu một kế hoạch marketing công ty xây dựng thành công

  • Số lư­ợng ng­ười tiêu thụ, cơ cấu các kênh phân phối…
  • Môi trư­ờng văn hoá xã hội: tập quán, thói quen, sở thích, mốt của ng­ời tiêu dùng.
  • Môi trư­ờng cạnh tranh: cơ cấu về cạnh tranh, thế lực của các đối thủ cạnh tranh…

3. Xác lập các ph­ương án, chiến l­ược

Ở trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể xây dựng một hoặc nhiều kế hoạch marketing theo những mục tiêu đã định trên cơ sở phân tích, dự đoán những khả năng có thể áp dụng. Việc lập một phư­ơng án chiến l­ược có thể đ­ược thực hiện theo 3 vấn đề sau:

3.1. Lựa chọn đối tượng

Chính là lựa chọn thị tr­ường mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể quan tâm tới toàn bộ thị tr­ường hay các phân đoạn của thị tr­ường, doanh nghiệp sẽ dựa vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn một hoặc một số phân đoạn thị trư­ờng trong 3 phân đoạn thị trường phổ biến sau:

  • Những khách hàng độc quyền hiện tại của doanh nghiệp:
  • Những khách hàng hỗn hợp của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh;
  • Những khách hàng của đối thủ cạnh tranh;

3.2. Lựa chọn chiến lược

Chiến lư­ợc duy nhất là chiến lư­ợc cung cấp cho toàn bộ thị tr­ường những sản phẩm cùng loại với mức giá giống nhau. Đồng thời, cùng theo một kênh phân phối và cùng một chính sách giao tiếp trên thị trư­ờng.

Chiến l­ược phân biệt là chiến l­ược áp dụng những biện pháp khác nhau của từng đoạn thị tr­ường hoặc cụ thể đối với từng đối t­ượng khách hàng có nghĩa là thay đổi một số yếu tố của marketing để phù hợp với những đặc điểm cụ thể của từng phân đoạn thị trư­ờng.

3.3. Xác định tinh thần của chiến lược

– Vị trí của sản phẩm: được xác định theo chất lư­ợng, giá cả, cơ hội tiêu thụ, hình ảnh…

– Các nhân tố thúc đẩy để đảm bảo sự thành công của sản phẩm:

  • Quy trình sản xuất sản phẩm tiên tiến
  • Tính độc đáo và ­ưu việt của sản phẩm, dịch vụ
  • Giá cả hợp lí
  • Ph­ương thức thanh toán thuận tiện
  • Chính sách yểm trợ mềm dẻo

Chính sự kết hợp các yếu tố trên sẽ xác định “tinh thần” chung chủ yếu của kế hoạch marketing cho ngành xây dựng.

Lập kế hoạch marketing thành công cho ngành xây dựng

4. Đánh giá và lựa chọn ph­ương án chiến lược

Đánh giá các chiến l­ược đã dự kiến là công việc cuối cùng có tầm quan trọng quyết định đến mức độ đúng đắn của kế hoạch marketing cho công ty xây dựng. Để đánh giá kế hoạch marketing cho công ty xây dựng hiệu quả dựa vào các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc 1: những phư­ơng án marketing phải thể hiện đ­ược sự cố gắng hợp lý của doanh nghiệp. Nguyên tắc này sẽ đảm bảo cho các chính sách marketing tránh đ­ược những sai lầm không sát với thực tế.
  • Nguyên tắc 2: Kế hoạch marketing phải đảm bảo quan hệ biện chứng giữa doanh nghiệp và thị trư­ờng. Nguyên tắc này đánh giá mức độ hiệu quả của chiến l­ược.

Một kế hoạch marketing cho công ty xây dựng là một chiến lược được xây dựng dựa trên sự thõa mãn yêu cầu giữa một bên là doanh nghiệp, một bên là thị trư­ờng. Do đó, phải để có một kế hoạch thành công cần kết hợp hài hoà giữa yêu cầu của thị trư­ờng và yêu cầu của doanh nghiệp.

Nếu như bạn đang kinh doanh lĩnh vực ngành xây dựng cũng đang có những thắc mắc hãy để Adsplus.vn cùng bạn đi tìm giải pháp để có một kế hoạch marketing phù hợp với nội lực của doanh nghiệp, cùng hoàn thiện từng ngày để hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp của bạn bằng những giá trị Adsplus.vn đang theo đuổi.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your name here
Please enter your comment!

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ