4 lời khuyên cho doanh nghiệp SME và Startup trong thời Covid 19

Các nội dung chính

Đại dịch Covid 19 đã tạo ra một cơn khủng hoảng toàn cầu. Nó là nguyên nhân tạo ra suy thoái kinh tế và khiến hàng triệu người trên khắp thế giới mất việc làm. Đây không đơn thuần là một cuộc suy thoái thông thường nữa. Tình hình dịch kéo dài đã làm thay đổi những điều cơ bản nhất trong hành vi của người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng và kế hoạch tiếp cận thị trường khiến các doanh nghiệp phải chao đảo theo. Dưới đây chính là những lời khuyên cho doanh nghiệp SME và Starup trong khoảng thời gian đại dịch này.

lời khuyên cho doanh nghiệp SME và Starup

Để tìm ra phương hướng phát triển phù hợp với bối cảnh hiện tại và cả tương lai. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ những mối đe dọa mà mình đang phải đối mặt là gì.

Vấn đề trước mắt và ảnh hưởng lâu dài.

Tình hình dịch bệnh kéo dài đã làm các hội nghị bị hủy bỏ, các chuyến bay bị ngưng lại, thị trường chứng khoán lao dốc,… Nhưng đó mới chỉ là ảnh hưởng trước mắt, về lâu dài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sẽ phải đối mặt với mối đe dọa về tài chính.

Bất lợi hay lợi thế?

Từ khi đại dịch bắt đầu manh nha cho đến hiện tại, Việt Nam đã kiểm soát dịch rất tốt. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải sẵn sàng cho nguy cơ bùng phát dịch trở lại khi thế giới vẫn đang căng thẳng với Covid 19. Đa phần các doanh nghiệp và người dân đã dần quen “sống chung với lũ”. Sẵn sàng làm việc ở nhà theo lệnh chính phủ. Và nếu dịch tiếp tục bùng phát dù ở quy mô nào. Thì các doanh nghiệp SME và Starup cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên.

Thói quen chi tiêu của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng giảm mạnh. Nhiều SME có thể phải tuyên bố phá sản. Các sản phẩm, dịch vụ sẽ phải trì hoãn ra mắt cho đến khi chắc chắn tình hình đã ổn. Cắt giảm ngân sách tiếp thị, ngân sách cho hoạt động sản xuất nội dung, tối ưu SEO…Bất cứ dịch vụ nào không giúp tạo ra doanh thu trong thời gian ngắn, SME sẽ cắt giảm nó.

Một số biện pháp bảo vệ cho doanh nghiệp.

Khi hiểu rõ về những rủi ro và đe dọa của Covid 19 đối với doanh nghiệp. Chúng ta có thể xây dựng một số phương án để giúp doanh nghiệp thoát khỏi tầm ngắm của Covid. Và vượt qua cơn suy thoái kinh tế một cách an toàn.

1. Giảm chi phí xuống mức tối thiểu.

Các doanh nghiệp cần giảm hoặc cắt hoàn toàn những khoản chi phí không đóng góp tích cực cho dòng tiền của mình. Hãy xem xét lại việc tuyển dụng nhân viên mới, rà soát tinh giản các vị trí dư thừa, không cần thiết. Giảm một số công việc mà doanh nghiệp phải thuê ngoài và thu hồi lại một số nhiệm vụ thường outsourcing để tự thực hiện.

Nhìn chung, có rất nhiều mục có thể cắt giảm để bảo toàn chi phí vận hành cho doanh nghiệp, tuy nhiên, phải có sự tính toán kỹ lưỡng cho từng mục trước khi quyết định cắt giảm.

2. Bảo vệ dòng doanh thu cốt lõi và chăm sóc khách hàng từ bây giờ.

Tạo khả năng hiện diện cho sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ trong môi trường thay đổi nhanh. Thu thập và hiểu biết dữ liệu khách hàng. Địa phương hóa các nhu cầu và hành vi của khách hàng cũng là điều quan trọng. Hãy ưu tiên các dữ liệu về sức khỏe cộng đồng để tiên lượng trước các thay đổi của khách hàng trong mùa dịch.

Đổi mới dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Hãy ưu tiên cho nhóm khách hàng phù hợp và chuẩn bị kế hoạch cho chuyển đổi số. Điều chỉnh nhanh chóng các sản phẩm, dịch vụ hiện có để phù hợp với nhu cầu mới của người tiêu dùng là điều cần thiết để giữ chân họ trong thời buổi khó khăn về cả sức khỏe và kinh tế.

Tạo lập các mô hình kinh doanh linh hoạt phát triển theo nhu cầu và hành vi của người dùng trong thời gian thực.

3. Học các kỹ năng mới đang có nhu cầu trong thời gian này.

Doanh nghiệp nên bắt đầu đầu tư thời gian cho việc đào tạo các kỹ năng mới. Và mở rộng kiến thức cho đội ngũ nhân sự. Vì thời gian làm việc sẽ dư dả hơn trong mùa dịch. Do khối lượng công việc đã giảm đi đáng kể do cách lệnh giãn cách xã hội.

Một số kỹ năng cần thiết như SEO, Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, Viết content, Phân tích dữ liệu…nên được các doanh nghiệp đưa vào kế hoạch đào tạo cho nhân sự của mình.

4. Tìm các con đường tăng trưởng mới.

Hãy chú trọng vào việc mở rộng quan hệ hợp tác và khám phá cơ hội kinh doanh mới. Dành thời gian để xác định con đường tăng trưởng cho tương lai. Các công ty biết cân bằng giữa tăng trưởng và quản lý chi phí sẽ vượt trội hơn so với các đối thủ về lâu dài.

Để chuẩn bị sẵn sàng cho con đường phía trước, hãy tập trung vào hai điều quan trọng dưới đây:

  • Đánh giá lại doanh nghiệp qua cái nhìn của khách hàng: Xem xét ý kiến từ phía khách hàng. Để có thể xây dựng được lòng tin vững chắc từ họ. Hãy cẩn thận để không bị xem là đầu cơ trục lợi trong tình hình dịch bệnh phức tạp.
  • Xem xét lại các kênh và đối tác trong hệ sinh thái chung: Tính linh hoạt của mô hình kinh doanh là một yếu tố quan trọng. Hãy khéo léo sử dụng hệ sinh thái đối tác của mình để thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới.

Hy vọng là những lời khuyên cho doanh nghiệp SME và Starup này. Sẽ giúp được phần nào cho doanh nghiệp của bạn. Chúc các bạn sớm vượt qua khủng hoảng để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về kinh doanh. Và các Tips chạy Ads hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ