Chiến lược giúp bạn tối ưu hóa ngân sách Influencer Marketing

Các nội dung chính

Xu hướng Influencer Marketing đã bùng nổ mạnh mẽ trong vài năm qua. Các doanh nghiệp đã áp dụng Influencer Marketing để quảng bá cho thương hiệu của họ. Tuy nhiên, làm thế nào để khởi động chiến dịch Influencer Marketing với hiệu quả cao và chi phí thấp. Bài viết này sẽ giúp bạn tối ưu hóa ngân sách Influencer Marketing. Đồng thời sẽ chiến dịch của bạn có thể thu về ROI lớn hơn. 

influencer marketing

Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp có thể

  • Tăng độ nhận thương hiệu
  • Đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp
  • Thu hút được khách hàng tiềm năng
  • Tăng độ tin cậy và sự mong đợi đối với doanh nghiệp

1. Ngân sách để thực hiện Influencer Marketing 

Influencer Marketing là một cách tuyệt vời để mang lại kết quả cho thương hiệu của bạn. Mặc dù có một số cách khác nhau để làm việc với những Influencer và các hình thức Marketing trả phí khác. Nhưng chắc chắn bạn vẫn có thể nhận được kết quả tuyệt vời từ Influencer Marketing với bất kỳ mức ngân sách nào.

Chìa khóa của bạn là tìm ra giải pháp tốt nhất để hoàn thành mục tiêu của mình. Bạn có thể xây dựng chiến dịch theo hướng dữ liệu phù hợp với ngân sách. Bên cạnh đó bạn cũng phải theo dõi các chỉ số của bạn theo từng giai đoạn.

Tapfiliate là một giải pháp sẽ cho phép bạn theo dõi doanh số bán hàng dựa trên các Influencer. Cách thức mà bạn có thể biết áp dụng chính là sử dụng phiếu giảm giá hoặc liên kết giới thiệu.

2. Bốn cấp độ của những người có ảnh hưởng

Ngày nay, có hàng nghìn Influencer các tác động lớn trên mạng xã hội. Vậy bạn đã biết chọn được Influencer phù hợp cho chiến dịch của mình bằng cách nào chưa? 

Điều quan trọng là bắt đầu với việc biết 4 loại Influencer chính. Với mỗi loại sẽ khác nhau về cách họ làm việc với các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường của bạn.

Một số cấp độ của Influencer:

  • Mega Influencer; sở hữu hơn 1 triệu người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội của họ.
  • Macro Influencer: có lượng người theo dõi từ 40.000 đến 1 triệu.
  • Micro Influencer( những người nổi tiếng như ca sĩ, diễn viên,…): có từ 1.000 – 40.000 người theo dõi trên bất kỳ nền tảng truyền thông xã hội nào. Họ có khả năng có một thị trường ngách mạnh mẽ. 
  • Nano Influencer ( những chuyên gia, có ảnh hưởng trong ngành của họ). Đây là những người có lượng người theo dõi nhỏ hơn. Tuy nhiên họ được coi là những chuyên gia tuyệt đối trong các ngành của họ. Những Influencer này thường kén chọn hơn về các thương hiệu mà họ hợp tác.

 Macro, micro, và nano Influencer là những nhóm có chi phí hợp lý nhất. Bạn cũng nên nhớ rằng mỗi nhóm đều có thể mang lại hiệu quả nhất định.

3. Tìm kiếm đề cập đến thương hiệu và đối tượng phù hợp

Bước đầu tiên để kết nối với những Influencer là tìm kiếm thương hiệu tương đương đã liên kết với ai trên mạng xã hội i. Tìm kiếm nhanh lúc này sẽ giúp bạn biết được creator nào đã nói về thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn. Những cá nhân này đôi khi có thể được chuyển đổi thành các công cụ Marketing cho thương hiệu một cách tuyệt vời.

Tiếp theo, bạn hãy kiểm tra các thông tin đã đề cập về thương hiệu của bạn. Để từ đây bạn có thể khám phá macro, micro, nano Influencer đang nói về thương hiệu của mình. Lúc này bạn có thể liên hệ trực tiếp với họ để đề nghị một lời hợp tác. Những Creator nội dung tương tác này thường sẽ có xu hướng muốn làm việc với bạn hơn.

Để cho các chiến dịch của bạn có được kết quả tốt nhất. Hãy đảm bảo được đối tượng mục tiêu của bạn phải phù hợp với đối tượng của Influencer. 

4. Tạo mối quan hệ với những người có ảnh hưởng

Bạn hãy bắt đầu tạo những mối quan hệ với những Influencer phù hợp với mục tiêu của bạn. Đây cũng là một chiến lược hiệu quả của Influencer Marketing. Khi họ thân quen với thương hiệu thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong công việc cả hai. 

  • Bạn có thể tương tác với họ bằng cách là thích và tham gia comment vào bài đăng. 
  • Bạn có thể hỗ trợ họ qua việc quảng cáo chéo nội dung trên mạng xã hội. 
  • Sau khi đã có một số mối quan hệ với họ, bạn hãy bắt đầu để họ làm đối tác có trả tiền. 

5. Một số thuật ngữ liên quan đến chiến dịch Influencer Marketing

Độ phù hợp với thương hiệu là một cân nhắc quan trọng khi lựa chọn Influencer để quảng bá sản phẩm của bạn. Mỗi Influencer đi kèm với một số loại nội dung nhất định phù hợp nhất với khán giả của họ.

Khi bắt đầu làm việc với Influencer có trả phí, bạn có thể hiểu một số thuật ngữ liên quan đến chiến dịch Influencer Marketing.

Đây là một số thuật ngữ phổ biến :

  • Product seeding (Thông điệp sản phẩm) Một thương hiệu gửi điều gì đó đến Influencer với hy vọng rằng họ sẽ chia sẻ điều gì đó tích cực về điều đó trên mạng xã hội. Đây là lựa chọn rẻ nhất cho một thương hiệu với ngân sách tiết kiệm. Tuy nhiên, không phải Influencer nào cũng sẽ chia sẻ sản phẩm của bạn.
  • Shoutouts Đây là phương thức quảng cáo cho thương hiệu có trả phí trên mạng xã hội. Influencer đề cập đến thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn trên các trang mạng xã hội của họ. Chúng có thể bao gồm hình ảnh, video và lời kêu gọi hành động.
  • Competitions (Các cuộc thi) Một thương hiệu cung cấp cho  Influencer một sản phẩm để tặng cho khán giả của họ.
influencer marketing

Xem thêm:

  • Sponsored content (Tài trợ nội dung) Một thương hiệu trả tiền cho Influencer để chia sẻ nội dung. Điều này có thể do bạn hoặc Influencer tạo ra với sự hỗ trợ của bản tóm tắt dành cho Influencer. Nếu Influencer là người làm nội dung, bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn.
  • Takeovers (Người tiếp quản) Một Influencer nổi tiếng “tiếp quản” nguồn cấp dữ liệu của thương hiệu trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: trên Instagram, Influencer sẽ xuất hiện trong các câu chuyện, bài đăng của thương hiệu hoặc kết hợp cả hai. Tuy nhiên, điều này phải được nêu trong thỏa thuận của bạn.
  • Brand ambassadorships (Đại sứ thương hiệu) Đây là những Influencer đã có một mối quan hệ hợp tác lâu dài với thương hiệu. Họ thường quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho những người theo dõi họ trong nhiều bài đăng trong một khoảng thời gian dài.
marketing

Hãy cởi mở với từng loại nội dung tiềm năng và theo dõi kết quả để khám phá loại nội dung nào phù hợp nhất với thương hiệu của bạn.

6. Các mô hình thanh toán khác nhau

 Mỗi Influencer sẽ có tỷ lệ tiếp cận khác nhau. Do đó, mỗi Influencer sẽ có tỷ lệ trả phí khác nhau. Hiểu được các loại chi phí trông như thế nào sẽ giúp bạn làm việc với Influencer của mình. Để từ đây bạn sẽ khám phá những gì phù hợp nhất cho mục tiêu chiến dịch của bạn.

Dưới đây là tổng quan về một số mô hình thanh toán :

  • Chi phí mỗi lần tương tác (CPE): Bạn trả một tỷ lệ (hoặc chi phí) cho mỗi lần tương tác trên bài đăng.
  • Trả cho mỗi bài đăng: Một khoản phí cố định cho mỗi bài đăng. Có thể bao gồm cả chi phí tạo nội dung.
  • Tỷ giá cố định: Số tiền được tính cho toàn bộ chiến dịch, bất kể số lượng tương tác.
  • Chi phí cho mỗi lần nhấp (PPC): Bạn trả một số tiền đã định cho mỗi lần nhấp.
  • Chi phí cho mỗi chuyển đổi: Bạn trả số tiền theo tỷ lệ phần trăm của mỗi chuyển đổi được giới thiệu bởi Influencer. Tính năng này khá hiệu quả cho các thương hiệu, vì bạn chỉ trả tiền khi bán hàng.
  • Mô hình kết hợp: Sự kết hợp của bất kỳ mô hình nào trong số này. Mô hình này mang lại sự linh hoạt nhất cho cả doanh nghiệp của bạn. 
instagram

Dù bạn sử dụng mô hình thanh toán nào (ngay cả khi nó không bao gồm trả thưởng dựa trên chuyển đổi). Bạn cũng có thể theo dõi chuyển đổi, khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp của bạn có được. Con số này được thể hiện trên mỗi Influencer, mỗi chiến dịch hoặc thậm chí trên mỗi bài đăng.

7. Ước tính và theo dõi lợi tức đầu tư của bạn

Khi bạn bắt đầu thực hiện chiến dịch thì ước tính lợi tức đầu tư là rất quan trọng. Mặc dù không có gì đảm bảo được chiến dịch sẽ thành công, nhưng tốt hơn là không rõ phương hướng.

  • Số liệu thống kê bắt buộc: Số lượt xem trung bình của Influencer trên một phần nội dung. Bạn hãy truy cập vào trang của họ để xem lượt tương tác có cao hay không. 
  • Tỷ lệ nhấp của Influencer: Tìm hiểu tỷ lệ mọi người nhấp từ một bài đăng trên mạng xã hội đến một trang web. 
  • Tỷ lệ chuyển đổi của bạn: Đó là tỷ lệ phần trăm những người truy cập trang web của bạn và tiếp tục mua.
  • Giá trị đặt hàng trung bình của bạn: Trung bình khi ai đó truy cập vào trang web của bạn, họ chi tiêu những gì?

Một ví dụ:

  • Giả sử Influencer có trung bình 6.000 người xem mỗi bài đăng.
  • Influencer trong ví dụ này có tỷ lệ nhấp 10%. Điều đó có nghĩa là ước tính có khoảng 600 người sẽ truy cập trang web của bạn.
  • Tỷ lệ chuyển đổi của bạn là 5% – có nghĩa là 30 doanh số trong số 600 người.
  • Giá trị đơn đặt hàng trung bình của bạn là 100 đô la.
  • Doanh thu ước tính: $ 3,000.

Đảm bảo trừ chi phí của chiến dịch Influencer khỏi doanh thu ước tính để thấy ROI ước tính thực sự.

Hãy nhớ rằng, con số ban đầu này chỉ là ước tính và nó có thể tốt hơn hoặc tệ hơn những gì bạn mong đợi.

Theo dõi lợi tức đầu tư thực tế của bạn

Khi chiến dịch của bạn đã được lên kế hoạch, hãy đảm bảo thiết lập một nền tảng theo dõi như Tapfiliate. Để đo lường và đánh giá mức độ thành công của từng chiến dịch.

Nền tảng theo dõi giúp bạn đi sâu vào dữ liệu của mình. Để xem có bao nhiêu doanh số bán hàng được Influencer cụ thể giới thiệu đến trang web của bạn.

Sử dụng các nền tảng này có thể giúp bạn tính toán ROI của mình và theo dõi các chiến dịch để tối ưu hóa cho tương lai, đặc biệt khi bạn có ngân sách eo hẹp.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ